đưa một vật lên cao theo phương thẳng đứng , khi ở độ cao so với mặt đất tăng dần thì gia tốc trọng trưởng thay đổi như thế nào ????
Một vật nặng được ném thẳng đứng với phương thẳng đứng lên cao với vận tốc 20m/s, từ độ cao 10m so với mặt đất, bỏ qua sức cản không khí lấy g=10m/s^2?
a. Ở độ cao nào thì động năng bằng 3 lần thế năng. Tìm vận tốc của vật khi đó.
b. Tìm vận tốc của vật khi chạm đất.
Chọn mặt đất làm gốc thế năng. Gọi A là vị trí vật được ném lên.
Cơ năng của vật tại A là \(w_A=w_{t_A}+w_{đ_A}=mgh_A+\dfrac{1}{2}mv_A^2\) \(=10.10.m+\dfrac{1}{2}.20^2.m\) \(=300m\left(J\right)\)
a) Gọi B là vị trí mà động năng bằng 3 lần thế năng. Ta có \(w_{đ_B}=3w_{t_B}\Rightarrow4w_{t_B}=w_B=300m\) \(\Rightarrow4mgh_B=300m\) \(\Rightarrow h_B=7,5\left(m\right)\)
Vậy tại vị trí vật cao 7,5m so với mặt đất thì động năng bằng 3 lần thế năng. Đồng thời \(w_{đ_B}=3w_{t_B}\Rightarrow w_{t_B}=\dfrac{1}{3}w_{đ_B}\)\(\Rightarrow\dfrac{4}{3}w_{đ_B}=w_B=300m\) \(\Rightarrow\dfrac{4}{3}.\dfrac{1}{2}mv_B^2=300m\) \(\Rightarrow v_B=15\sqrt{2}\approx21,213\left(m/s\right)\)
Vậy vận tốc của vật khi đó xấp xỉ \(21,213m/s\).
b) Gọi C là vị trí vật chạm đất, khi đó \(w_{t_C}=0\) nên \(w_{đ_C}=w_C=300m\) \(\Rightarrow\dfrac{1}{2}mv_C^2=300m\) \(\Rightarrow v_C=10\sqrt{6}\approx24,495\left(m/s\right)\)
Vậy vận tốc của vật khi chạm đất xấp xỉ \(24,495m/s\).
Chọn mốc thế năng ở mặt đất :
Cơ năng sau khi ném vật : \(W=\dfrac{1}{2}mv^2+mgh=\dfrac{1}{2}m.\left(20\right)^2+m.10.10=300m\) (J)
lại có \(W_đ=3W_t\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}W=4W_t\left(1\right)\\W=\dfrac{4}{3}W_đ\left(2\right)\end{matrix}\right.\)
Theo (1) ta có 300m = 4mgh1
<=> h1 = \(\dfrac{300m}{4mg}=75\left(m\right)\)
Theo (2) ta có : \(300m=\dfrac{4}{3}.\dfrac{1}{2}mv_1^2\)
\(\Leftrightarrow v_1=\sqrt{\dfrac{300m}{\dfrac{4}{3}.\dfrac{1}{2}m}}=15\sqrt{2}\left(m/s\right)\)
Vật chạm đất thì \(W=W_đ\)
\(\Rightarrow300m=\dfrac{1}{2}m.v_{max}^2\)
\(\Rightarrow v_{max}=10\sqrt{6}\) (m/s)
Cho vật có khối lượng 50kg.Em hãy tính trọng lượng của vật? Để đưa vật này lên cao theo phương thẳng đứng thì cần dùng một lực như thế nào? Nếu đưa vật lên bằng mặt phẳng nghiên thì cần dùng một lực như thế nào?
Trọng lượng của vật:
P = 10 m = 10.50 = 500 ( N )
Để đưa vật nặng lên cao theo phương thẳng đứng thì cần dùng lực kéo F sao cho F lớn hơn hoặc bằng P
tức là F lớn hơn hoặc bằng 500N.
Nếu đưa vật lên bằng mặt phẳng nghiêng thì cần dùng lực ít hơn 500N.
Đưa 1 vật có trọng lượng 600n lên cao theo phương thẳng đứng cần dùng 1 lực bằng bao nhiêu/ Nếu dùng mặt phẳng nghiêng để đưa vật lên thì có thể dùng lực kéo như thế nào so với tronhgj lượng của vật
cần phải lớn hơn 600N. nếu dùng mặt phẳng nghiêng thì cần ít nhất trên 300N
Một vật được ném từ mặt đất theo phương thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s ở nơi có gia tốc trọng trường g= 10 m/s\(^2\). Bỏ qua sức cản không khí.
a. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được.
b. Xác định vị trí tại đó vật có động năng bằng 3 thế năng.
c. Tính cơ năng của vật tại vị trí cao nhất. Biết khối lượng vật là 1.5 kg
a) Chọn trục Ox hướng thẳng đứng lên trên, gốc O tại điểm ném, gốc thời gian t=0
tại thời điểm ném thì:\(\left\{{}\begin{matrix}v=v_0-gt\\x=v_0t-\dfrac{1}{2}gt^2\left(1\right)\end{matrix}\right.\)
Tại điểm cao nhất của vật thì v=0\(\Rightarrow v_0-gt=0\Rightarrow t=\dfrac{v_0}{g}\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow x=v_0.\dfrac{v_0}{g}-\dfrac{1}{2}g\left(\dfrac{v_0}{g}\right)^2=\dfrac{v_0^2}{g}=h_{max}\) ( Học thuộc luôn càng tốt :D không phải nhớ cách chứng minh làm gì này viết cho bn hiểu thôi. )
\(\Rightarrow h_{max}=\dfrac{v_0^2}{2g}=5\left(m\right)\)
b) Hình như mình đã chứng minh tổng quát 1 câu hỏi của bạn :D xin phép không chứng minh lại ^^
Bảo toàn cơ năng:
\(W_O=W_A\) \(\Leftrightarrow\dfrac{1}{2}mv^2=4mgh'\) ( lý do tại sao bạn xem lại cách chứng minh :D )
\(\Leftrightarrow h'=1,25\left(m\right)\)
c) \(W=W_đ+W_t=mgz=75\left(J\right)\) ( Tại điểm cao nhất v=0 )
Một con lắc đơn gồm một sợi dây nhẹ không dãn và một vật nhỏ có khối lượng 100 g, mang điện tích q. Ban đầu, con lắc dao động điều hòa với chu kỳ T 0 tại một nơi rất gần mặt đất trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống và độ lớn là 5000 V/m. Bây giờ, đưa con lắc lên độ cao 1km so với mặt đất và ra khỏi điện trường thì thấy chu kỳ của con lắc vẫn là T 0 . Lấy bán kính Trái đất là 6400 km, gia tốc trọng trường tại mặt đất là 9,8 m / s 2 và coi nhiệt độ không thay đổi khi lên cao. Giá trị của q bằng
A. 61 μ C
B. - 61 n C
C. - 61 μ C
D. 61 n C
Một con lắc đơn gồm một sợi dây nhẹ không dãn và một vật nhỏ có khối lượng 100 g, mang điện tích q. Ban đầu, con lắc dao động điều hòa với chu kỳ T0 tại một nơi rất gần mặt đất trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống và độ lớn là 5000 V/m. Bây giờ, đưa con lắc lên độ cao 1km so với mặt đất và ra khỏi điện trường thì thấy chu kỳ của con lắc vẫn là T0. Lấy bán kính Trái đất là 6400 km, gia tốc trọng trường tại mặt đất là 9 , 8 m / s 2 và coi nhiệt độ không thay đổi khi lên cao. Giá trị của q bằng
A. 61 μ C
B. -61 nC
C. -61 μ C
D. 61 nC
Đáp án B
Gia tốc trọng trường tại đất g = G M R 2 với G là hằng số hấp dẫn, M là khối lượng trái đất, R là bán kính Trái Đất
Gia tốc trọng trường tại độ cao h:
Khi con lắc chịu tác dụng của lực điện g h d → = g 0 → + a →
mà điện trường có phương thẳng đứng suy ra g h d = g 0 ± a
Để chu kì con lắc không đổi thì g h d = g h mà Vì
độ lớn bằng 0.003062 và a có chiều ngược với g → , suy ra F → ngược chiều với E → suy ra q < 0
Giải ra ta được q = -61 nC
Một vật m được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc rơi tự do là g, bỏ qua sức cản không khí. Khi vật có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là?
A. \(\dfrac{v^2}{4g}\)
B. \(\dfrac{v^2}{2g}\)
C. \(\dfrac{v^2}{g}\)
D. \(\dfrac{2v^2}{g}\)
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:
\(W=W_t+W_đ=2W_t\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{1}{2}mv^2=2mgh\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{1}{2}v^2=2gh\)
\(\Leftrightarrow h=\dfrac{\dfrac{1}{2}v^2}{2g}\)
\(\Leftrightarrow h=\dfrac{v^2}{4g}\)
⇒ Chọn A
Từ độ cao 5m so với mặt đất ném lên một vật có khối lượng 0.5 kg lên theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 20m/s. Biết khi chuyển động trong không khí, vật luôn chịu F cản không khí có độ lớn không đổi = 2N.a) Tính độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.b) Tính vận tốc của vật ngay khi vừa chạm đất.