Văn học thời Trần gồm bao nhiêu thể loại và gồm nội dung gì
Câu 1:Trong thể dục chung lớp 7, có bao nhiêu đọng tác.
Câu2: Nội dung thể dục lớp 7 có bao nhiêu nội dung, Bao gồm những nội dung gì?
nếu bạn muốn hỏi vậy thì phải nói rõ ra là trươgf nào, vì mỗi trường có những động tác riêng, tự nhiên hỏi thế thì ai biết đc
Thế thì bạn lấy trường nào cũng được. Vậy thử hỏi nhé, cậu có phải học hết tất cả các trường khác rồi đâu mà cậu nhất thiết phải biết tên trường đó cơ chứ. Cậu biết được nội dung học của những trường đó à, cá là lên goolge cũng không biết đâu. Nên là hãy suy nghĩ trước khi đem ra bình luận nhé.
Trấn thương, nguyên nhân, cách phòng tránh. Mk mới hok đén đó thoi
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh gồm bao nhiêu đoạn. Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào ở Việt Nam.
Mình đang cần gấp!
Gồm có 3 đoạn :
Đoạn 1 : từ đầu đến mỗi thứ một đôi
Ý nghĩa : Vua Hùng kén rể
Đoạn 2 : Tiếp theo đến Thần Nước đành rút quân
Ý nghĩa : Cuộc giao tranh giữa hai vị thần
Đoạn 3 : Đoạn còn lại
Ý nghĩa : Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh
Thời đại Hùng Vương thứ 18
gồm 3 trăm đoạn ai thấy mình sai thì bấm đúng nhé
còn ai thấy mình đúng thì........ cứ bấm đúng thôi
a) Một đội văn nghệ chuẩn bị được 3 nội dung gồm 2 vở kịch, 3 điệu múa và 4 bài hát. Hỏi đội văn
nghệ trên có bao nhiêu cách chọn 3 tiết mục có đủ 3 nội dung trên để biểu diễn.
b) Có 6 học sinh và 3 thầy giáo A ,B ,C . Hỏi có bao nhiêu cách xếp chỗ cho 9 người đó ngồi trên một hàng ngang có 9 ghế sao cho mỗi thầy giáo ngồi giữa hai học sinh?
a. Có \(C_2^1.C_3^1.C_4^1=24\) cách
b. Xếp 6 học sinh, có 6! cách
6 học sinh này tạo ra 5 khe trống sao cho các khe trống đều nằm giữa 2 học sinh. Xếp 3 thầy giáo vào 5 khe trống, có \(A_5^3\) cách
\(\Rightarrow6!.A_5^3\) cách
Ôn tập HK2:
Nêu khái niệm, đặc điểm, cấu tạo:
1.So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh?
2.Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
3.Tác giả, tác phẩm, nội dung, ghi nhớ, ý nghĩa, thể loại của văn bản: Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi
Mọi người ai biết làm giúp với,em cần gấp !!!!!!
1. so sánh là so vật này với vật khác, ng này với ng khác.....
2.Câu trần thuật là câu ko có đặc điểm của các câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến...
1. So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có: ... “Trẻ em” là vế A, từ ngữ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.
2. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ "là":
- Trong câu trần thuật đơn có từ là:
+ Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là và động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ), ... cũng có thể làm vị ngữ.
+ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
Các kiểu câu trần thuật đơn có từ "là":
- Có một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là đáng chú ý như sau:
+ Câu định nghĩa;
+ Câu giới thiệu;
+ Câu miêu tả;
+ Câu đánh giá.
3.Văn bản Bài học đường đời đầu tiên
Tác giả: Tô Hoài
Tên thật là Nguyễn Sen
Tác phẩm: Văn bản trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" xuất bản lần đầu năm 1941.
Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình
Thể loại: Truyện ngắn
Ý nghĩa: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.
Ghi nhớ: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình. Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình
Văn bản Bức tranh của em gái tôi
Tác giả: Tạ Duy Anh
Tác phẩm: In trong tập truyện “Con dế ma” (1999)
Nội dung: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình.
Ý nghĩa: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành.Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người tự vượt lên bản thân mình.
Thể loại: Truyện ngắn
Ghi nhớ: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
1. - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc kia và giữa chúng có nét tương đồng với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Cấu tạo của phép so sánh: Vế A + Phương diện so sánh + Từ so sánh + Vế B
2. - Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ "là":
+ Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
+ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.
- Các kiểu của câu trần thuật đơn có từ "là":
+ Câu miêu tả
VD: Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa (Chủ ngữ đứng trước vị ngữ thì câu trần thuật đơn có từ "là" đó là câu miêu tả)
+ Câu tồn tại
VD: Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng (Chủ ngữ mà đứng sao vị ngữ - câu tồn tại)
3. - Bài học đường đời đầu tiên:
+ Tác giả:
* Tô Hoài (1920-2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.
* Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
* Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại
* Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật
+ Tác phẩm:
* “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”
* “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi
+ Thể loại: Truyện
+ Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình
+ Ý nghĩa: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.
Chúc bạn học tốt!! ^^
Truyện Sơn Tinh tHuỷ Tinh gồm mấy doạn ? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì . Truyện dc gắn vào thời đại nào
Sơn Tinh - Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng của Việt Nam. Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18, kể lại cuộc kén rể đặc biệt của vua Hùng cho người con gái tên Mỵ Nương của mình. Hai nhân vật trung tâm của truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh - hai người đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho ai, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ bao gồm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì ông sẽ gả con gái cho. Vì ở dưới biển nên Thủy Tinh đã chậm chân hơn nên mất Mị Nương. Khi Sơn Tinh trở thành con rể vua Hùng, một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. Câu chuyện về cuộc chiến ngàn năm của Sơn Tinh và Thủy Tinh là một cách lý giải của dân gian về những đợt lũ lụt xảy ra hàng năm tại đất nước Văn Lang, nay thuộc Việt Nam.
+ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: (từ đầu cho đến “mỗi thứ một đôi”): Điều kiện kén rể của vua Hùng.
- Đoạn 2: (tiếp theo cho đến “thần nước đành rút quân”): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Đoạn 3: (phần còn lại): Sự thất bại của Thủy Tinh và sự báo thù hàng năm.
+ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương thứ 18, thời đại mở đầu của lịch sử dân tộc.
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ
- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh
b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam
Câu1: Định dạng văn bản là gì? Có mấy loại định dạng văn bản, hãy kể tên và nêu nội dung các văn bản?
Câu2: Trình bày trang văn bản là gì? Gồm có những thao tắc nào?
Câu3: Hãy nêu các bước cơ bản để chèn hình ảnh vào văn bản?
Câu4: Nêu các bước cơ bản để thay đổi kích thước hình ảnh?
Câu5: Nêu các bước cơ bản để thay đổi bố trí hình ảnh?
Helpppppp me! Giúp mik với mai mik thi rồi!!!!
- Các bước tạo văn bản mới : Chọn File → New.
1)- Các bước mở văn bản đã lưu trên máy :
+ Bước 1 : Chọn File → Open
+ Bước 2 : Chọn văn bản cần mở
+ Bước 3 : Nháy Open
- Các bước lưu văn bản :
+ Bước 1 : Chọn File → Save
+ Bước 2 : Chọn tên văn bản
+ Bước 3 : Nháy chuột vào Save để lưu.
2).Kí tự, Từ, Dòng, Đoạn văn bản, Trang văn bản
3)- Khi soạn thảo, các dấu ngắt câu: (.) (,) (:) (;) (!) (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, sau đó là một dấu cách nếu đoạn văn bản đó vẫn còn nội dung.
- Các dấu mở ngoặc (, [, {, <, ‘, “được đặt cách từ đứng trước nó và đặt sát vào từ đứng sau nó
- Các dấu đóng ngoặc ), ], }, >, ’, ” được đặt sát vào từ đứng trước nó và đặt cách ký tự sau nó.
- Giữa các từ chỉ dùng 1 phím cách để phân cách.
- Nhấn phím Enter một lần để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới.
4)B1: Chọn biểu tượng Insert Table trên thanh công cụ chuẩn
B2: Nhấn giữ trái chuột và di chuyển chuột để chọn số hàng, số cột cho bảng rồi thả nút trái chuột. Khi đó ta được bảng với số dòng và số cột mà chúng ta đã chọn
bài của mk thuộc dạng cực khó nhìn nên cố dich nha
Câu 1:
Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản theo những thuộc tính của văn bản nhằm mục đích cho văn bản đợc rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp nguời đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản.
Câu 1:
Có 3 loại định dạng văn bản:
-Định dạng kí tự
-Định dạng đoạn văn bản
-Định dạng trang
Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...