sự ra đời 20/11 ngày Nhà giáo Việt Nam
ai giỏi văn vào trl hộ em vs ạ =((
Lịch sử ra đời, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Thứ ba, ngày 17/11/2020 11:51 AM (GMT+7)
Năm 2020, kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Sự ra đời ngày 20/11 là một dấu mốc quan trọng trong giáo dục và giờ đây ngày này trở thành ngày hội của các thế hệ học sinh tri ân các thầy cô giáo.
Lịch sử ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thế nào?
Từ tháng 7/1946, tại Paris, tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), FISE đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, để tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE.
Từ ngày 26 – 30/8/1957, Hội nghị FISE diễn ra tại Thủ đô Warszawa.
Hội nghị có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
.
Sau khi đất nước thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20/11, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định sẽ lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ý nghĩa lịch sử của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo. Từ xa xưa, ông cha đã khuyên răn đời sau về đạo lý này: "Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy – Nửa chữ cũng là thầy), "Muốn sang thì bắc cầu Kiều - Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"….
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính thức được công nhận thêm một lần khẳng định về truyền thống đó.
Từ đó, ngày 20/11 trở thành ngày lễ để các thế hệ học sinh bày tỏ lòng biết ơn của mình tới các thầy cô giáo. Cũng vào ngày này, toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
(theo Bảo Linh, Danviet.vn)
Câu 1. Nêu thể loại của văn bản.
Câu 2. Chọn câu đúng nhất:
1. Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin chính nào?
A. Lịch sử ra đời của Ngày Nhà giáo Việt Nam
B. Ý nghĩa của Ngày nhà giáo Việt Nam
C. Ý nghĩa của nghề giáo
D. Lịch sử ra đời và ý nghĩa của Ngày Nhà giáo Việt Nam
2. Thông tin chính được nêu ở phần nào của văn bản?
A. Tên văn bản.
B. Sa pô.
C. Hình ảnh
D. Các đoạn trong văn bản.
3. Ngày 20/11 được chính thức chọn làm Ngày Nhà giáo Việt Nam từ năm nào?
A. 1946
B. 1957
C. 1982
D. 2020
4. Con số “38 năm” được nhắc đến trong sa pô của bài báo đề cập đến khoảng thời gian nào?
A. 1946 – 1984
B. 1949 - 1987
B. 1957 – 1995
C. 1982 - 2020
5. Thông tin trong văn bản chủ yếu được triển khai theo trình tự nào?
A. Thời gian.
B. Nguyên nhân - kết quả.
C. So sánh.
D. Vấn đề - giải pháp.
Câu 3. Nêu tác dụng của việc sử dụng các đề mục in đậm và hình ảnh minh hoạ trong văn bản.
Câu 1 : Văn bản thông tin.
Câu 2 :
D
D
C
C - 1982 - 2020
A
Câu 3 :
Tác dụng của việc sử dụng các đề mục in đậm : muốn khẳng định, rõ hơn về sự ra đời ngày 20/11
Hình ảnh minh họa trong văn bản cũng để người đọc, người nghe hiểu được vấn đề khi chèn thêm hình ảnh minh họa.
sự ra đời 20/11 ngày Nhà giáo Việt Nam
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa (hội nghị có 57 nước tham dự), lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "'Hiến chương các nhà giáo".
*Lịch sử ra đời :
Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
*Ý nghĩa :
Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.
Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy cô giáo. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
#Trang
Đề bài: Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng.
1. Trao đổi với bạn:
a. Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường em được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?
b. Buổi lễ gồm có những sự việc nào?
c. Em có ấn tượng với sự việc nào nhất?
2. Nhớ lại nội dung sự việc em thích và lập dàn ý cho bài viết dựa vào gợi ý:
1.
Học sinh có thể dựa vào những gợi ý sau:
a. Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường em được tổ chức tại trường, vào ngày 20/11 hàng năm.
b. Buổi lễ kỉ niệm sẽ có các sự kiện như: văn nghệ chào mừng, tri ân thầy cô, giao lưu và chụp ảnh kỷ niệm.
c. Em ấn tượng với sự kiện tri ân thầy cô giáo nhất, vì đây là dịp để các em học sinh có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn, tri ân đến các thầy cô đã dành cả tuổi thanh xuân để dạy dỗ và giúp đỡ mình.
2.
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về ngày Nhà giáo Việt Nam
Gợi ý: Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20 tháng 11 là một dịp lễ lớn thầy cô giáo. Và em vẫn còn nhớ mãi về buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.
2. Thân bài:
a. Trước buổi lễ
- Thời gian, địa điểm: Buổi lễ mít tinh thường được tổ chức vào buổi sáng tại khu vực sân trường.
- Em thức dậy thật sớm, ăn mặc gọn gàng và đến trường dự lễ mít tinh kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Khung cảnh ngôi trường:
+ Sân trường rất sạch sẽ.
+ Những hàng ghế được xếp ngay ngắn.
+ Ở phía trên khu vực sân khấu treo một tấm băng rôn màu xanh có dòng chữ: “LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11”.
- Thầy, cô giáo ăn mặc trang trọng, lịch sự:
+ Các thầy mặc quần âu, áo sơ mi.
+ Còn các cô giáo thì mặc áo dài.
b. Trong buổi lễ
Mở đầu là những tiết mục văn nghệ như “Bụi phấn”, “Người thầy”...
- Sự việc gây cho em nhiều ấn tượng nhất: Trong buổi biểu diễn văn nghệ có rất nhiều tiết mục đặc sắc, trong đó em thích nhất là tiết mục Thầy bói xem voi. Tiết mục minh họa lại truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" do các bạn học sinh lớp 3A biểu diễn. Cả sân trường được một phen cười no bụng.
- Lễ chào cờ diễn ra trang nghiêm.
- Thầy hiệu trưởng đã gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo.
- Đại diện cho học sinh toàn trường phát biểu lời tri ân.
c. Kết thúc buổi lễ
- Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của thầy và trò.
- Nhiều học sinh cũ về thăm lại thầy cô - những người có công ơn dạy dỗ họ nên người.
- Sau buổi lễ, chúng em đã đến gặp và gửi tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị của ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11).
Gợi ý: Một ngày lễ thật ý nghĩa để tôn vinh thầy cô - những người lái đò thầm lặng đã đưa biết bao chuyến đò đến bờ của thành công.
Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình?
- Chăm chỉ học bài, làm bài tập để dành nhiều điểm 9, 10 tặng thầy giáo, cô giáo.
- Cùng các bạn đi thăm và tặng hoa cho thầy giáo, cô giáo đã dạy và đang dạy mình.
Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình?
Em sẽ tặng hoa cho thầy cô giáo và thăm hỏi thầy cô giáo cũ của mình; cố gắng học tập để làm thầy cô vui lòng.
Ⓔⓜ Ⓢẽ ⓉặⓃⒼ ⒸⒽⓄ Ⓒô ⒼⒾáⓄ ⓉⒽầⓎ ⒼⒾáⓄ ⓃⒽữⓃⒼ đⒾểⓜ ⓜườⒾ ⓋⒶ Ⓛàⓜ ⒸⒽⓄ Ⓒô ⒼⒾáⓄ ⓉⒽầⓎ ⒼⒾáⓄ ⓋⓊⒾ ⓁòⓃⒼ
Em sẽ:
- Chăm chỉ học bài, làm bài tập để dành nhiều điểm 9, 10 để tặng thầy cô giáo .
- Cùng các bạn đi thăm và tặng hoa cho thầy giáo cô giáo đã và đang dạy mình...
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Hoc24 kính chúc các thầy cô giáo trên cộng đồng chúng ta nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục!
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam đầy ý nghĩa này, em xin gửi những lời tri ân đến các giáo viên olm & HOC24 nói chung, và toàn thể giáo viên khắp đất nước nói riêng. Kính chúc các thầy, cô luôn vui vẻ, hạnh phúc, mãi tươi trẻ, luôn tràn ngập tiếng cười và thành công trên con đường giảng dạy của mình. <333
❤️ Happy Teacher's Day ❤️
Nhân ngày 20/11 em chúc các thầy cô trên hoc24, olm một lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các quý thầy cô luôn vui vẻ, mạnh khỏe, hạnh phúc thành công trong con đường sự nghiệp của mình ạ ❤️❤️❤️.
Ý nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
Em vào đây xem nhé:
Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Vào ngày 20/11 em thường đến nhà cô giáo chúc mừng cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Việc làm đó thể hiện?
A. biết ơn thầy cô
B. chia sẻ với thầy cô
C. hòa đồng với thầy cô
D. Cả 3 đáp án trên
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
tặng các thầy cô những bông hoa điểm 10 rực rỡ nhất