đặc điểm lãnh thổ việt nam
Trình bày đặc điểm lãnh thổ Việt Nam ?
* Phần đất liền:
- Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc-Nam (1650 km), bề ngang phần đất liền hẹp (chưa đầy 50km).
- Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260km.
- Đường biên giới trên đất liền dài trên 4600 km.
* Phần biển:
- Biển nước ta mở rộng về phía Đông có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển.
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế.
trình bài đặc điểm vị trí địa lí , hình dạng lãnh thổ việt nam?
Vị trí địa lí :
`-` Việt nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương
`-` Tiếp giáp :
`+,` Phía bắc : giáp Trung Quốc
`+,` Phía tây : giáp Lào và Campuchia
`+,` Phía đông và đông nam : giáp biển Đông
Hình dạng lãnh thổ việt nam
Bạn Tham Khảo nha
- Phần đất liền nước ta kéo dài theo chiều Bắc - Nam (1650 km, tương đương 15^o vĩ tuyến), đường bờ biển hình chữ S dài 3260 km, đường biên giới trên đất liền dài hơn 4600 km.
- Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có nhiều đảo và quần dáo.
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế.
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đặc điểm tự nhiên của một lãnh thổ. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã khiến cho thiên nhiên Việt Nam mang những đặc điểm chung của thiên nhiên vùng nhiệt đới, đồng thời cũng có những sắc thái riêng, khác với các nước, các khu vực có cùng vĩ độ.
Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
Tham khảo
- Vị trí địa lí:
+ Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và có chung Biển Đông với nhiều nước.
+ Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẽ, bao gồm: vùng đất, vùng trời và vùng biển.
Câu 1. Vùng biển Việt Nam có tiềm năng để phát triển những ngành kinh tế nào?
Câu 2. Trình bày đặc điểm lãnh thổ Việt Nam?
Link:-https://loigiaihay.com/cau-1-trang-139-sgk-dia-li-9-c92a14098.html#:~:text=%2D%20V%C3%B9ng%20bi%E1%BB%83n%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ta%20gi%C3%A0u,giao%20th%C3%B4ng%20v%E1%BA%ADn%20t%E1%BA%A3i%20bi%E1%BB%83n.
-https://hoc247.net/hoi-dap/dia-ly-8/trinh-bay-dac-diem-lanh-tho-viet-nam-faq84697.html
Tham Khảo
1 Giao thông vận tải biển; khai thác và chế biến khoáng sản; khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển
2 * Phần đất liền:
- Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc-Nam (1650 km), bề ngang phần đất liền hẹp (chưa đầy 50km).
- Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260km.
- Đường biên giới trên đất liền dài trên 4600 km.
* Phần biển:
- Biển nước ta mở rộng về phía Đông có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển.
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế.
Câu 1: Có tiềm năng để phát triển du lịch, thuỷ hải sản, đánh bắt cá, ..
Câu 2: Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam:
- Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc - Nam
- Bề ngang đất liền hẹp vì chưa đầy 50 km
- đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km
- đường biên giới đất liền dài trên 4600km
Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tới đặc điểm tự nhiên Việt Nam.
Dựa vào hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết những đặc điểm nổi bật về phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Tham khảo
- Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và vẹn toàn bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời
- Vùng đất liền:
+ Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, diện tích 331.212 km² (2006).
+ Biên giới trên đất liền dài hơn 4600 km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi: Phía Bắc giáp Trung Quốc (dài hơn 14 00km); phía Tây giáp Lào (gần 2100 km); phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100 km).
+ Đường bờ biển dài 3260 km chạy theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Tính đến năm 2021, Việt Nam có 28/63 tỉnh và thành phố giáp với biển.
- Vùng biển:
+ Vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2.
+ Vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Trong vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta:
+ Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới.
+ Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian trên các đảo.
Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam
a) Đặc điểm :
- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam (diễn ra trong khoảng 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm).
- Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay (chủ yếu tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ).
- Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu (cùng với sự xuất hiện thạch quyển, lớp khí còn rất mỏng, thuỷ quyển mới hình thành và sự sống ra đời, nhưng còn sơ khai nguyên thuỷ).
b) Ý nghĩa : Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam.
. Đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri:
- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam
+ Diễn ra trong 2 đại Thái cổ và Nguyên sinh
+ Thời gian diễn ra khoảng 2 tỷ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.
- Diễn ra trong 1 phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay, tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ
- Các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu (mới có sự xuất hiện của thạch quyển, khí quyển, thủy quyển; các sinh vật còn rất sơ khai, nguyên thủy: tảo, động vật thân mềm)
Ý nghĩa:
- Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam
- Phần lãnh thổ được hình thành là các đơn vị nền móng cổ: Khối Vòm song Chảy, Hoàng Liên Sơn, địa khối sông Mã, Kon Tum.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm thiên nhiên của phần lãnh thổ phía nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào).
HƯỚNG DẪN
- Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận Xích đạo gió mùa.
- Khí hậu:
+ Nền nhiệt độ thiên về cận Xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C.
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14°B trở vào.
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận Xích đạo gió mùa.
- Thành phần thực vật, động vặt phần lớn thuộc vùng Xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam lên hoặc từ phía tây di cư sang.
- Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô (cây họ dầu), có nơi hình thành rừng thưa nhiệt đới khô (nhiều nhất ở Tây Nguyên). Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn nhiệt đới và Xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng... Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu...
Trình bày đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phí Nam nước ta.
Phần lãnh thổ phía Bắc ( từ dãy Bạch Mã trở ra)
Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 20 ° C. Khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình < 18 ° C, thể hiện rõ nhất ở trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.
+ Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây á nhiệt đới ( dẻ, re,…), các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu), các loài thú long dày (gấu, chồn…).
+ Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.
Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)
Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25 ° C và không tháng nào dưới 20 ° C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14 ° B trở vào.
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
+ Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai – In-đô-nê-xi-a) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mi-an-ma) di cư sang.
+ Trong rừng xuất hiện nhiều loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo, bò rừng…). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,…
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm thiên nhiên của phần lãnh thổ phía bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra).
HƯỚNG DẪN
- Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.
+ Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
- Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa.
- Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế; ngoài ra còn có cây cận nhiệt đới, các loài thú có lông dày. Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.