Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn(ta thường tơí.....ta cx vui lòng)
Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên ( từ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ... cháo hoa )
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công trong đoạn trích là: " so sánh " - Đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.
- Tác dụng:
+ Biện pháp so sánh gây ấn tượng, tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật, tăng sức thuyết phục,...
+ Biện pháp so sánh nhấn mạnh vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao qua cách ăn mặc của Người.
+ Biện pháp so sánh đã thể hiện rõ tình cảm, thái độ kính yêu, tự hào, cảm phục đối với phong cách Hồ Chí Minh.
- Biện pháp nghệ thuật liệt kê - Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
+ Nhấn mạnh sự giản dị, đảm bạc, qua từng bữa ăn, tư trang, trang phục của Bác, đó là sự kết hợp giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
Liệt kê những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản theo sơ đồ sau và nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản theo sơ đồ sau và nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó trong việc biểu đạt tình ̣cảm của con người với mùa xuân
Biện pháp nghệ thuật
Từ ngữ bộc lộ tình cảm trực tiếp
Hình ảnh liên tưởng sóng đôi
Điệp ngư
Thái Thùy Linh:Bạn vào link này nha: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/137244.html
Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.
Tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”:
- Tái hiện khung cảnh tự do, hào hùng của dân tộc khi giành thắng lợi.
- Thể hiện tinh thần phấn khởi, sung sướng của nhà thơ tràn ngập trên mọi nẻo đường của đất nước.
- Làm tăng sức biểu cảm cho bài thơ.
Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:
a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
(Hồ Chí Minh, Lòng yêu nước của nhân dân ta)
b. Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám.
a. Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước” => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
b. Đảo ngữ: cả hai câu thơ => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
a: Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước”.
Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
b: Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.
Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
Help mình với nha! :(
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về lòng yêu thương - chia sẻ, trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hoá. Gạch dưới câu so sánh và nhân hoá đó
Bài làm tham khảo :
Vào một buổi chiều nọ , bọn em đang tung tăng cắp sách tới trường , vừa đi vừa trò chuyện . Lũ chim hót líu lo , các bông hoa thì đua nhau nở . Cảnh tượng của một buổi chiều đẹp đẽ vô cùng . Bỗng có một đứa trẻ tầm 4,5 tuổi đang giơ cái nón ra để xin tiền , quần áo rách rưới . Mong mọi người đi qua sẽ bố thí cho em vài nghìn đồng . Thấy bà , chúng em vội chạy lại gần . Sau một hồi trò chuyện cùng , bọn em biết được rằng bố của em ấy đã mất sớm , ở nhà chỉ có mẹ và em . Mẹ em thì đang ốm nặng , không có tiền chữa trị nên em mới phải đi ăn xin tiền để lấy số tiền đó chữa cho mẹ . Thương cảm cho số phận , hoàn cảnh của gia đình em nhỏ nên bọn em đã động viên , an ủi cho em , cùng nhau góp tiền để mua thuốc cho mẹ của em đó . Đứa thì 5 nghìn , 10 nghìn ,.... Tuy đồng tiền không đáng là bao nhưng nó chứa trong đó tình cảm yêu thương . Rồi một hồi sau , bọn em đến quầy bán thuốc , mua cho em ấy thuốc trị ốm . Bỗng nhìn lên đồng hồ , bọn em chợt nhớ ra giờ đi học nên tạm biệt em nhỏ rồi vội vã ôm cặp sách tới trường . Trên đường đi , hai hàng cây như đang vẫy chào chúng em . Chim họa mi hát một bài ca vui tươi , rộn rã để khen ngợi cho hành động của chúng em . Lúc vào lớp học , tiếng đọc bài của cô giáo to hơn , hay và truyền cảm hơn . Trên bảng nét viết chữ nắn nót bài học : " LÒNG YÊU THƯƠNG - CHIA SẺ "
So sánh : Hàng cây như vẫy chào chúng em
Nhân hóa : Chim họa mi hát một bài ca vui tươi
Chúc bạn học tốt !
Ngoài biện pháp liệt kê, văn bản "Sống chết mặc bay" còn có biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
Tham Khảo !
Phép tương phản, tăng cấp:
Tác dụng: Nghệ thuật tương phản, tăng cấp nhằm tô đậm sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu thế của thế đê và thế nước; nó còn có tác dụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách xấu xa của nhân vật. Qua đó, tác giả bày tỏ thái độ phê phán tên quan phủ "lòng lang dạ thú", "vô trách nhiệm đến phi nhân tính" và bày tỏ niềm cảm thông, thương xót
Tham khảo
- Biện pháp liệt kê:
+ Cảnh người dân hộ đê với các hoạt động: người cuốc, người thuổng, đào đất, vác tre, đắp, cừ.
--> Tác dụng: miêu tả sinh động và chân thực tình cảnh khổ sở của người dân hộ đê trong đêm mưa lũ.
+ Sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu trái ngược với nhân dân hộ đê: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng,
... --> Tác dụng: miêu tả sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu. Từ đó, vạch trần bộ mặt thật và lòng lang dạ sói của quan phụ mẫu, thản nhiên ăn chơi trái nghịch hoàn toàn với tình cảnh của người dân
+ Tình cảnh của nhân dân: nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chốn -
-> Tác dụng: miêu tả sự thảm thương và khổ sở đến tột cùng của nhân dân lao động khi thiên tai về và sự vô trách nhiệm, độc ác tận cùng của quan cha mẹ.
- Biện pháp so sánh:
+ ướt lướt thướt như chuột lột, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê
--> Tác dụng: miêu tả chân thực, sinh động tình cảnh khổ sở, thảm thương của người dân hộ đê +
như thần như thánh, xứng đáng là vì phúc tinh
--> Tác dụng: mỉa mai, phê phán và lên án sự ăn chơi và độc ác của quan phụ mẫu thờ ơ trước tình cảnh của con dân
Tham khảo:
Biện pháp so sánh:
+ ướt lướt thướt như chuột lột, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê. Tác dụng: miêu tả chân thực, sinh động tình cảnh khổ sở, thảm thương của người dân hộ đê
+ như thần như thánh, xứng đáng là vì phúc tinh. Tác dụng: mỉa mai, phê phán và lên án sự ăn chơi và độc ác của quan phụ mẫu thờ ơ trước tình cảnh của con dân
Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào và tác dụng của chúng là gì?
Tham khảo!
Bài thơ có những từ ngữ đặc sắc như: Câu gần với giời - Mẹ thì gần đất, một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ, Mây bay về xa...
Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ là: So sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ.
Tác dụng của chúng là: Nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng với người đọc về cảm xúc, hình ảnh trong tác phẩm.
CÂU HỎI SOẠN BÀI “CHIẾN THẮNG MTAO M XÂY”
(Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)
5. Câu 5. Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích . Tác dụng ?
giúp em vs ah em cần gấp
CÂU HỎI SOẠN BÀI “CHIẾN THẮNG MTAO M XÂY”
(Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)
5. Câu 5. Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích . Tác dụng ?
giúp em vs ah em cần gấp