Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
KARRY IU
Xem chi tiết
ONLINE SWORD ART
13 tháng 5 2022 lúc 20:23

Hoàng Hoa Thám là người lãnh đạo, đưa ra đường lối tác chiến, đưa ra hướng đi, mục tiêu cụ thể để cuộc khởi nghĩa thành công thì người thủ lĩnh có vai trò quan trọng

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:57

loading...

ʍ๏ɲ ȼhąɲ
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
31 tháng 1 2019 lúc 2:20

Đáp án C

Hoàng Hoa Thám là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp xâm lược

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 4 2019 lúc 10:21

Đáp án C

Phạm Tuấn
Xem chi tiết
Lê Phương Thúy
15 tháng 4 2021 lúc 18:29

Lê Phương Thúy
15 tháng 4 2021 lúc 18:41

Hoàng Hoa Thám, tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1858, quê ở làng Dị Chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp, là cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt và kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Vượt lên trên tất cả ký ức hào hùng cuộc khởi nghĩa là hình ảnh của người thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám – Hùm Thiêng Yên Thế.

Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Ninh tháng 3/1884, Hoàng Hoa Thám ra nhập nghĩa binh của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm. Tháng 4/1892, Đề Nắm bị Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế.

Qua 10 năm chiến đấu với nghĩa quân Yên Thế từ năm 1884 – 1894, quân Pháp xâm lược phải gánh nhiều thiệt hại nặng nề. Tiêu biểu là các trận đánh ở Thung Lũng, Hố Chuối năm 1890 và Đồng Hom năm 1892.

Ngày 29/1/1909, Thống sứ Bắc Kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và khố xanh, 400 lính dõng là lực lượng lớn nhất lúc đó, do đại tá Ba Tay và đại thần Lê Hoan mở cuộc tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Cuộc chiến đấu không cân sức này đã làm cho nghĩa quân tổn thất nặng nề.

Đến ngày 10/2/1913, Hoàng Hoa Thám bị giặc sát hại. Cuộc khởi nghĩa tuy bị dập tắt song đã để lại một trang sử hào hùng về truyền thống, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Đặc biệt là những nét độc đáo về chiến tranh du kích về xây dựng lực lượng, căn cứ làng xã chiến đấu liên hoàn trên một địa bàn rộng khắp.

Trên quê hương của người anh hùng áo vải, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, năm 2004, Hưng Yên đầu tư xây dựng nhà tưởng niệm Hoàng Hoa Thám. Nhà tưởng niệm nằm ngay cạnh tỉnh lộ 200 và ở trung tâm xã. Trông nom cho nhà tưởng niệm là thế hệ các cháu của cụ Hoàng Hoa Thám.

Những người thân của Hoàng Hoa Thám ở đây đều mang họ Đoàn và họ Trương để tránh bị thực dân Pháp truy sát. Dẫu vậy truyền thống yêu nước của cha ông mà điển hình là của Hoàng Hoa Thám vẫn được lớp lớp cháu con trong dòng họ gìn giữ và phát huy.

TICK CHO MIK NHÉ

Puo.Mii (Pú)
15 tháng 4 2021 lúc 18:59

Tại sao nói Hoàng Hoa Thám là vị thủ lĩnh tối cao mưu trí,dũng cảm của phong trào nhân dân Yên Thế ?
→ Sự nghiệp và những cống hiến của ông góp phần to lớn trong công cuộc bảo vệ và giải phóng đắt nước.
→ Là một vị tướng tài năng, một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa Yên Thế - cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt, lớn nhất, kéo dài nhất và ảnh hưởng sâu sắc nhất tới xã hội Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
→ Trong gần 30 năm lãnh đạo, ông đã tổ chức đánh nhiều trận và trực tiếp đương đầu với nhiều sĩ quan cấp cao của Pháp.
→ Là bậc thầy về chiến tranh du kích, có tài dung binh, thu phục được nhiều tướng giỏi mưu lược.

Minh Đẹp zai 8/1
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
13 tháng 3 2022 lúc 19:24

Tham khảo:

 

Mục 1

1. Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.

Lược đồ căn cứ Yên Thế

Mục 2

2. Diễn biến:

- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913)

Mục 3

3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa:

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

 

NGUYỄN♥️LINH.._.
13 tháng 3 2022 lúc 19:24

thế nào nữa bn

tth
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
27 tháng 7 2018 lúc 11:31

Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế 1884 - 1913

- Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm.

- Giai đoạn 1893 - 1908, nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- Giai đoạn 1909 - 1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn................. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Thảo Phương
27 tháng 7 2018 lúc 11:53

- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Cát Tường Lương Ngọc
Xem chi tiết