Cảm nhận tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ Đồng chí
Nêu tên một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm chiến tranh mà em đã học, đã đọc.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Tây tiến
Tham khảo
Một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm chiến tranh: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Tây tiến…
Qua hai bài thơ là 'Đồng Chí' và ' Bài thơ về tiểu đội xe không kính' thì e hãy nêu hình ảnh người lính xuất hiện trong hoàn cảnh nào ?
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một tượng đài tráng lệ, cao cả và thiêng liêng về chiến sĩ trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp”. Hãy viết ý nghĩa cho nhận định trên
“Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một tượng đài tráng lệ, cao cả và thiêng liêng về chiến sĩ trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp”. Bởi, bài thơ đã khép lại nhưng hình ảnh người lính với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc nhưng tinh thần chiến đấu kiên cường trong điều kiện vật chất thiếu thốn, gian khổ đã trở thành bức tượng đài về lòng quả cảm, bài thơ đã làm sống lại một thời khổ cực của cha anh ta, làm sống lại chiến tranh ác liệt, khơi gợi lại những kỉ niệm đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu thương mà chỉ có những người đã từng là lính mới có thể hiểu và cảm nhận hết được. Đó là những năm đau thương chứng kiến những con người cao cả kiên cường, những người lính dũng cảm bất khuất. Họ không khô khan mà bầu nhiệt huyết nung nấu, tràn đầy lòng hy sinh, với tình đồng đội trong sáng, thân ái.
Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ nào là từ láy? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ Đồng chí.
Tham khảo
Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ lung lay là từ láy.
=> Tác dụng của việc sử dụng từ láy lung lay: thể hiện sự trống trải và khó khăn của một gia đình thiếu vắng đi trụ cột.
Tham khảo!
Từ lung lay
Tác dụng của việc sử dụng từ lung lay trong bài thơ Đồng chi ý nói đến tấm lòng và ý chí không bị ngả nghiêng snag bên này bên kia mà giữ nguyên một tư thế đứng hiên ngang.
Vẽ sơ đồ tư duy trình bày đặc điểm nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Đồng chí và Lá đỏ.
Cảm nhận của em về bài ca dao sau:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lua đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng bam mai.
+Cảm nhận thành một bài văn nha!!!
Tham khảo:
Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Một không gian rộng lớn hiện ra trước mặt người đọc, thật êm đêm và mát mẻ, những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi dải đất Miền Trung, hai câu như giống nhau hoàn toàn nhưng kì thực không phải như vậy, việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông, trải dài đó được đẩy lên cao hơn, bên canh đó nếu chỉ đọc thoáng qua hai câu đầu người đọc sẽ tưởng chừng nội chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn đó, nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái cũng đã hiện ra, đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng, cảnh gặp người con gái rất vô tình, hai người cùng ra thăm đồng, cùng nhìn về nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu tiếp đến hai câu sau hình ảnh cô gái hiện ra rõ nét hơn, hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra.
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha, cô gái được ví von với chén lùa đòng, hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng cũng giống như cô gái lứa tuổi đuôi mươi, trẻ trung xinh xắn, hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội thời đó, một người con gái hồng nhan bạc phận, người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng, từ “Thân em” luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca, hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh người con gái.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
…
Mà em vẫn giữa tấm lòng son”.
“Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”.
Tất cả những hình ảnh đó đều ví von người con gái với những hình ảnh mượt mà, đẹp đẽ thiết tha nhưng không mấy em đềm, cũng giống như cô thôn nữ trong câu ca dao, cuộc đời phất phơ như bông lúa giữa đồng.
Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một tượng đài tráng lệ, cao cả và thiêng liêng về chiến sĩ trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp”. Hãy viết ý nghĩa cho nhận định trên
Quê hương anh nước mặt đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
(Chính Hữu, Đồng chí)
a. Tìm nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai câu thơ trên.
b. Nét chung về nghĩa của các cụm từ đó có giá trị gì đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ?
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải nghĩa thành ngữ đó.
Tham khảo
a. Nét chung về nghĩa của 2 cụm từ in đậm nước mặt đồng chua và đất cày lên sỏi đá: cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, đất đai nghèo nàn gây khó khăn cho hoạt động canh tác và sản xuất.
b. Nét chung về nghĩa đó góp phần thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí là chung cảnh ngộ và xuất thân nghèo khó. Qua đó hình thành sự sẻ chia, đồng cảm giữa những người lính xa lạ khi gặp nhau tại chiến trường.
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ Chó ăn đá, gà ăn sỏi, ý chỉ vùng đất trung du khô cằn, khó canh tác.
Tham khảo!
a.Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành tình đồng chí:
“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.
“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.
b.Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:
Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ
Bàn tay ta làm nên tất cả.... Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
"bàn tay" biểu tượng cho sức lao động; "sỏi đá" biểu tượng cho đất đai hoang hóa khô cằn; "cơm" biểu tượng cho thành quả lao động. Ý thơ bật ra: có sức lao động là có tất cả.
Tóm tắt nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài đồng chí, đoàn thuyền đánh cá,bếp lửa, viếng lăng Bắc (không chép mạng!!)
-Bài Đồng chí:
+Tóm tắt nội dung:vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc,cảm động
+Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết,hình ảnh tự nhiên,bình dị, cô đọng, gợi cảm.
-Bài Đoàn thuyền đánh cá:
+Tóm tắt nội dung:Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên,vũ trụ và con người lao động mới.
+Từ ngữ giàu hình ảnh,sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa.
-Bài Bếp lửa:
+Tóm tắt nội dung: Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh
+Đặc sắc nghệ thuật: Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc, tự sự,bình luận.
-Bài Viếng lăng Bác:
+Tóm tắt nội dung:Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc đối với Bác khi vào thăm lăng Bác.
+Đặc sắc nghệ thuật:Giai điệu, trang trọng,thiết tha, sử dụng nhiều ẩn dụ gợi cảm.