Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Maria
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Đức
1 tháng 12 2018 lúc 21:35

Khi bố nấu ăn

undefined

Trần Lê Khánh Linh
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 9 2023 lúc 19:29

Ban đầu, bạn nhỏ sẽ thấy tò mò, hào hứng vì được tới thăm người thầy của bố. Sau đó, cậu rất xúc động, biết ơn và rút ra cho mình một bài học về lòng biết ơn.

Kiều Trang
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
8 tháng 12 2019 lúc 10:23

Chiều nay cơn mưa rào chợt đến, thì thào rót vào tai những điệu buồn thôn dã, khiến lòng tôi nhớ về người cha nơi quê nghèo, đã một thời cùng tôi rong ruổi trên những bước đường xa lặng lẽ, mênh mông.

Dòng sông, bao giờ cũng âm thầm cuộn chảy và mạch đời vẫn sống mãi giữa tháng năm, những gì đã qua đi thì không bao giờ trở lại và nét chữ cũng phai mờ theo dấu vết thời gian. Nhưng đối với tôi, những kỷ niệm đó, nó hầu như sống mãi, cứ ngỡ như mới hôm qua. Những hình bóng thân thương, những kỷ niệm vui buồn bên cha, luôn hiện hữu mãi trong lòng tôi.

Cha! Là duy nhất, là tất cả. Vâng, cha là tất cả. Hầu như mọi người trong chúng ta, khi nói về công ơn dưỡng dục, phần lớn thường nghĩ về mẹ. Có mấy ai nhớ rằng, trong từng nhịp thở của ta là có cả một vùng trời bao la mà cha dành tặng. Tuy âm thầm lặng lẽ, nhưng chan chứa vạn tình thương. Càng nghĩ đến cha, tôi thấy mình dâng lên niềm thổn thức. Bóng chiều chóng qua, màn đêm buông xuống, đất trời đang tràn ngập dưới ánh trăng vàng lung linh,lặng lẽ. Giờ này, có lẽ cha vẫn còn thức!… Cha ơi!

Nói đến cha, hình bóng thân thương ngày nào trong tôi bỗng sống lại, tôi bâng khuâng nghĩ về ngày ấy. Vâng, có lẽ đó là những chuỗi ngày đối với tôi vừa là êm đềm, vừa là phong ba bão táp.

Ngày đó, gia đình tôi nghèo khổ lắm, tôi phải xa mẹ trong hạn cuộc biệt ly của thế thái nhân tình, như bèo hợp để mà tan. Đêm đến, trong ngôi nhà nhỏ, chỉ hai bóng hình cha và con in trên tường vách. Càng nghĩ, càng thấy thương cha, thương nhiều lắm. Đối với tôi lúc này mà nói, thì tôi chẳng thấy buồn gì cả, nhưng sao trong tận đáy lòng bỗng nghe trống vắng, không có sự nuông chiều, không có người nhõng nhẽo, mà ngược lại hầu như thường xuyên đón nhận những lời răn đe và ánh mắt nghiêm nghị của cha.

Thế nhưng, dù nghiêm khắc, ít nói nhưng tình thương cha dành cho, tôi cảm nhận được. Đêm đến, cha thay mẹ ôm ấp tôi vào lòng, sưởi ấm cho tôi ngon giấc. Những lúc mưa to, gió lớn sợ tôi giật mình tỉnh giấc, cha lo lắng không yên. Những đêm hè đến, cha cùng tôi ngắm trăng, ngắm những vì sao lấp lánh, cùng bát ngát nương rẫy ngô khoai. Lẳng lặng trong đêm,những điệu nhạc buồn của những chú ễnh ương khi trời vừa tạnh, trên những vũng nước,cùng những điệu nhạc buồn của những chú dế rên rỉ đâu đây. Ôi thật tuyệt! Nghe như một khúc nhạc ly kỳ được hòa tấu bằng một dàn âm thanh tổng hợp. Những giây phúc ấy, chính là niềm hạnh phúc vô biên mà mấy ai diễm phúc có được. Bên cha, tôi thấy ấm áp và an toàn làm sao! Cái cảm giác đó khó mà dùng ngôn từ để diễn tả hết được. Vì con, cha hi sinh tất cả, những năm tháng thanh xuân của thời trai trẻ,bao nhiêu tình thương, cha dành hết cho con, nuôi con khôn lớn.

Thương cha lam lũ một đời
Tìm trong xa vắng những lời xa xưa
Bồng bềnh gió đẩy mây đưa
Bơ vơ con đứng bóng mưa ngập lòng.​

Nhiều lúc ngồi suy ngẫm lại, tôi thấy thương cha vô ngần. Thật đúng với câu “tấm lòng của người cha là một tuyệt tác của tạo hóa”, sự hiện diện của cha là sự có mặt của lòng dũng mãnh trong hành động và lặng lẽ trong tình thương.

Giờ đây, tôi còn nhớ rất rõ, có một lần về thăm nhà, sau bao nhiêu năm xa cách, cảm giác vui mừng lúc đó không thể nào diễn tả hết được. Lúc ấy, tôi chỉ mới 15 tuổi, là một bé con lâu ngày mới được về thăm nhà. Cha thấy tôi, ông mừng lắm, thay vì ôm chằm lấy tôi như người mẹ, nhưng không, ông chỉ nở một nụ cười đầy hoan hỷ. Nhưng rồi chẳng được bao ngày thì “bèo hợp để tan, người gần để ly biệt”, tôi phải ra đi khi sương khuya còn đang lung linh trên đầu cây ngọn cỏ, khi màn đêm cô tịnh đang chuyển dần cho bình minh ló dạng, cánh đồng cỏ mênh mông đang xào xạc vẫy chào để tiễn bước chân tôi. Cha vội vã dúi vào tay tôi một ít tiền rồi đứng lặng yên nhìn chiếc xe từ từ lăn bánh đưa tôi khuất bóng và mất hút trong rừng cây. Trong cái tờ mờ ấy, tôi chợt nhận ra đôi mắt cha đang buồn bã nhìn theo, như cố níu lại những giọt lệ sắp lăn dài trong vùng trời thương nhớ. Cha nhìn theo tôi, tuy không nói một lời nhưng chính là nói tất cả. Tôi hiểu và tôi rất hiểu về cha, tôi mỉm cười, một nụ cười như được giải tỏa một điều gì đó. Tôi ngẩn mặt lên nhìn theo những hàng cây, cố tìm hình bóng cha giữa hàng cây sâu thẳm, nhưng tất cả chợt hiện ra rồi tan theo sương mờ.

Mãi cho đến hôm nay, dù trên vạn nẻo đường sương gió, tôi luôn có cảm giác cha vẫn đâu đó âm thầm theo mỗi bước chân tôi. Dẫu giờ đây, tôi không còn bé nữa, cũng như cha ngày một cằn cỗi với năm tháng, như bóng xế chiều tà, tôi vẫn thấy cha hiên ngang sừng sững như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ, lúc nào cũng che chắn cho con giữa ngàn cơn bão tố. Bởi lẽ, “cha là duy nhất, một trái tim cho con được thở, cha là ánh sáng một bầu trời bao la rộng mở…Cha! Là cánh gió, nâng con lên vút tận trời cao”.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
8 tháng 12 2019 lúc 10:29

Tham khảo:

Trong gia đình em, ai em cũng yêu cũng thương như nhau, mỗi người trong gia đình lại chiếm một vị trí đặc biệt khác nhau, không ai có thể thay thế được ai cả, nhưng người em kính trọng nhất là bố em. Vì bố là niềm tự hào và mong ước trong lòng em.

Bố em là bộ đội, thời gian ở nhà rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, từ bé có khi em chẳng mấy khi được gặp, chẳng mấy khi đươc ôm bố, không được như bọn bạn em được gọi bố hàng ngày, được bố lai đi học, được nũng nịu. Đôi lúc em còn không tưởng tượng ra được bố mình như thế nào nữa, vì khoàng cách với bố quá xa vời, muốn gặp đâu phải thích là được, bố còn bận rất nhiều công việc khác, nên khó ở bên cạnh em xuốt được.

Bố em có khuôn mặt tròn, mà đặc biệt nhất là chiếc trán hói, nhìn rất là đáng yêu. Đôi mắt bố trong và rất đẹp, bố không có bị cận nên lúc nào bố cũng nhắc nhở em phải cẩn thận giữ đôi mắt của mình. Bố sống rất bình dị, mọi thứ bố đều rất tiết kiệm. Tuổi thơ của bố không được chơi nhiều như em bây giờ, từ bé bố đã phải lo công việc trong nhà, nên rất vất vả, vừa cố gắng học vừa làm giúp cha mẹ.

Bố kính yêu của em khá là nghiêm khắc, chắc bị lây từ bố, nên tính cách của em khá là khó tính và hơi để ý như bà cụ non, việc cần cẩn thận thì không bao giờ cẩn thận, nhưng những việc không cần thì lại làm tốt hơn người khác. Chẳng hiểu sao mỗi lần thấy bố mặc gì cũng đẹp cũng xinh.

Em hay lôi ảnh của bố lúc trẻ ra ngắm, rồi hỏi mẹ linh tinh những câu chuyện về bố. Bé mỗi lần nhớ bố quá, lại cố gắng viết một lá thư thật dài cho bố, nói là “con nhớ bố”, “bố về mua bánh socola cho con”. Nhưng khi bố về, bố dang đôi tay ra để ôm thì lại chạy thật xa khỏi đấy vì quá sợ hãi không biết phải làm như thế nào.

Bố rất quan tâm mọi người, mỗi lần đi đâu xa bố đều mua quà cho từng người, coi em học bài dù trời đã muộn, thấy bố vẫn xem phim xong học xong thấy bố ngủ khì ở ghế uống nước. Bố chẳng mấy khi nói ra thương con như thế nào nhưng bố luôn âm thầm từ phía sau.

Bố rất hay mắng và bắt em học bài, nhiều lúc ghét bố lắm, nhưng mỗi lần được điểm cao là hạnh phúc vô cùng. Người làm cha làm mẹ chỉ muốn tốt cho con cái thôi.

Bố em rất tâm lí, vào ngày lễ hay dịp gì cũng đều mua bao nhiêu là hoa hồng thơm nức, thích gì đòi bố một tí là được mua.

Em chỉ nhớ có một lần rất lâu về trước, ngày mà bố đi công tác về em không nhận ra bố mình, một đứa trẻ con không nhận ra bố có phải rất đáng thương không. Đó là lần duy nhất trong cuộc đời em không nhận ra bố mình. Giờ thì bố em cũng về nhiều hơn trước một chút rồi, nhưng nó không đủ cho em.

Bố em rất thích làm vườn và trồng cây cảnh, bố em trồng bao nhiêu cây xanh quanh nhà, cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu, mỗi lần về là bố lại bón phân rồi tỉa lá, bắt sâu. Bố rất yêu công việc, lúc nào cũng làm lụng trồng rau cho mẹ, bố em dạy em cách tận hưởng thiên nhiên, dạy em cách sống là chính mình. Có đôi lúc em thấy mình thật may mắn, có lẽ vì em xa bố em lâu quá, nên em không có những trận đánh đòn, không có những ngày bị bố la mắng, nhưng bị bố mắng khóc những lúc làm sai thì tất nhiên là có.

Em rất thương bố, rất muốn lớn thật nhanh để làm giúp bố tất cả mọi việc. Cuộc sống bên ngoài toàn cạm bẫy và những sự đố kị, đôi lúc muốn mình nhỏ bé bên vòng tay cha mẹ để tránh tất cả những nguy hiểm của cuộc sống. nhưng phải lớn thôi vì cuộc sống là không chờ đợi, bố mẹ cũng đang đợi mình tự tin vững bước vào tương lai.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Maria
Xem chi tiết
Luffy
1 tháng 12 2018 lúc 21:38
Chuyến xe rời khỏi thành phố biển Nha trang vào lúc mười giờ sáng ngày 2/7/2012, trời gió thoảng, nắng nhẹ, sóng biển từng đợt vỗ vào bờ như nếu kéo chúng tôi ở lại. Bốn ngày với các hoạt động hội thao bóng đá, văn nghệ , lễ hội kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty thương mại Khatoco trôi qua thật mau, đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp, khó quên. Dù rất muốn ở lại vui đùa với những ngọn sóng mời gọi, nhưng nơi đó, đất Biên hòa – Đồng Nai đang chờ đón chúng tôi với bao nhiêu công việc và thử thách mới.

Đêm hội diễn văn nghệ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 của Công ty thương mại Khatoco đã đọng lại trong tôi nhiều ấn tượng, cảm xúc và ngạc nhiên nhất, sân khấu với ánh sáng và âm thanh hiện đại như đưa người xem đang thưởng thức một show diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp. Bất ngờ nhất là đây, các nghệ sỹ, ca sỹ, các diễn viên không chuyên của chúng ta, đã cống hiến một đêm diễn văn nghệ đầy lắng đọng và cảm xúc.

Hội diễn văn nghệ lần này thật sự gây nhiều hình ảnh mới lạ, người xem cảm nhận được đặc trưng của văn hóa vùng miền, sự cần mẫn, mộc mạc của cô thôn nữ miền tây, cái rắng rỏi, kiên trung đối đầu với những ngọn sóng dữ của người lính trường sa. Và đây, lễ hội với những câu giao duyên quan họ, trong tiếng khèn thánh thót vùng tây bắc đến miền đất phù sa đặc sản trái cây miền sông nước Nam Bộ. Nơi đất Quảng với những điệu múa chăm huyền bí đã gây ấn tượng mạnh với tinh thần tập luyện miệt mài của các bạn chi nhánh Đà nẵng. Rực sáng ngọn lửa, âm thanh cồng chiên vang dội của đội Đồng Nai đã khơi lại hào khí hùng hồn của chiến trường chiến khu Đ năm nào.

Tuy còn có những tiết mục chưa gây được ấn tượng lắm, nhưng nhìn chung hội diễn văn nghệ lần này đã đạt được yêu cầu về chất lượng và nội dung mà Ban Lãnh đạo công ty đã đề ra.

Tinh thần luyện tập, tham gia hội diền văn nghệ của các chi nhánh, các tổ thị trường lần này thật đáng được trân trọng. Các bạn, các nhân viên thị trường đã thực sự cháy hết mình cho đêm diễn của mình.

Đợt công diễn này đã thể hiện trách nhiệm đầy quyết tâm của các chi nhánh, không vì sân chơi này mà các đội tham gia cho có mặt hoặc thể hiện một cách qua loa mà ngược lại họ đã làm, đã diễn rất hay và đầy nhiệt huyết, tôi đã xúc động thực sự khi xem các nghệ sỹ không chuyên của nhân viên thương mại Khatoco diễn xuất đêm ấy – Cám ơn các bạn nhiều lắm!

Giải thưởng đã được trao cho các đội xứng đáng nhất. Trên hết là Ban lãnh đạo công ty đã tạo ra một sân chơi có ý nghĩa tinh thần to lớn, tạo cơ hội gặp mặt, giao lưu giữa các nhân viên thị trường, các chi nhánh trên toàn quốc. Và tất cả đã tập trung về đây, mái nhà Khatoco, cùng góp tay xây dựng mái nhà chung luôn vững vàng và vươn xa mãi.

Luffy
1 tháng 12 2018 lúc 21:38
Chuyến xe rời khỏi thành phố biển Nha trang vào lúc mười giờ sáng ngày 2/7/2012, trời gió thoảng, nắng nhẹ, sóng biển từng đợt vỗ vào bờ như nếu kéo chúng tôi ở lại. Bốn ngày với các hoạt động hội thao bóng đá, văn nghệ , lễ hội kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty thương mại Khatoco trôi qua thật mau, đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp, khó quên. Dù rất muốn ở lại vui đùa với những ngọn sóng mời gọi, nhưng nơi đó, đất Biên hòa – Đồng Nai đang chờ đón chúng tôi với bao nhiêu công việc và thử thách mới.

Đêm hội diễn văn nghệ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 của Công ty thương mại Khatoco đã đọng lại trong tôi nhiều ấn tượng, cảm xúc và ngạc nhiên nhất, sân khấu với ánh sáng và âm thanh hiện đại như đưa người xem đang thưởng thức một show diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp. Bất ngờ nhất là đây, các nghệ sỹ, ca sỹ, các diễn viên không chuyên của chúng ta, đã cống hiến một đêm diễn văn nghệ đầy lắng đọng và cảm xúc.

Hội diễn văn nghệ lần này thật sự gây nhiều hình ảnh mới lạ, người xem cảm nhận được đặc trưng của văn hóa vùng miền, sự cần mẫn, mộc mạc của cô thôn nữ miền tây, cái rắng rỏi, kiên trung đối đầu với những ngọn sóng dữ của người lính trường sa. Và đây, lễ hội với những câu giao duyên quan họ, trong tiếng khèn thánh thót vùng tây bắc đến miền đất phù sa đặc sản trái cây miền sông nước Nam Bộ. Nơi đất Quảng với những điệu múa chăm huyền bí đã gây ấn tượng mạnh với tinh thần tập luyện miệt mài của các bạn chi nhánh Đà nẵng. Rực sáng ngọn lửa, âm thanh cồng chiên vang dội của đội Đồng Nai đã khơi lại hào khí hùng hồn của chiến trường chiến khu Đ năm nào.

Tuy còn có những tiết mục chưa gây được ấn tượng lắm, nhưng nhìn chung hội diễn văn nghệ lần này đã đạt được yêu cầu về chất lượng và nội dung mà Ban Lãnh đạo công ty đã đề ra.

Tinh thần luyện tập, tham gia hội diền văn nghệ của các chi nhánh, các tổ thị trường lần này thật đáng được trân trọng. Các bạn, các nhân viên thị trường đã thực sự cháy hết mình cho đêm diễn của mình.

Đợt công diễn này đã thể hiện trách nhiệm đầy quyết tâm của các chi nhánh, không vì sân chơi này mà các đội tham gia cho có mặt hoặc thể hiện một cách qua loa mà ngược lại họ đã làm, đã diễn rất hay và đầy nhiệt huyết, tôi đã xúc động thực sự khi xem các nghệ sỹ không chuyên của nhân viên thương mại Khatoco diễn xuất đêm ấy – Cám ơn các bạn nhiều lắm!

Giải thưởng đã được trao cho các đội xứng đáng nhất. Trên hết là Ban lãnh đạo công ty đã tạo ra một sân chơi có ý nghĩa tinh thần to lớn, tạo cơ hội gặp mặt, giao lưu giữa các nhân viên thị trường, các chi nhánh trên toàn quốc. Và tất cả đã tập trung về đây, mái nhà Khatoco, cùng góp tay xây dựng mái nhà chung luôn vững vàng và vươn xa mãi.

Thảo Phương
1 tháng 12 2018 lúc 23:36

Hằng năm, cứ vào dịp Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là chúng em lại được thưởng thức những tiết mục văn nghệ, nghệ thuật đặc sắc và hấp dẫn của các bạn học sinh và các thầy cô giáo trong trường. Năm nay cũng vậy, buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày tôn vinh quý thầy cô của trường em làm em thật sự ấn tượng.

Mở đầu là những tiết mục văn nghệ của các chi đội 2A và 4C. Các bạn ấy hát thật hay, múa thật đều và dẻo. Sau khi cô Hiệu trưởng đọc diễn văn là lời phát biểu của Trưởng ban đại diện học sinh. Chương trình văn nghệ chào mừng bắt đầu. Đồng ca lớp 4A đã khiến cho tất cả các khán giả trong hội trường trật tự và theo dõi. Các bạn nữ lớp 1B với tiết mục hát múa Đi học. Các bạn ấy rất chăm chút về phần trang phục diễn.

Em rất thích cách các bạn ấy điều khiển những chiếc ô đủ màu sắc. Trông chúng thật bắt mắt làm sao! Nhìn lên sân khấu, ai ai cũng thấy yêu những cô bươm bướm nhỏ 1B. Tiếp đến là tiết mục nhảy aerobic của nhóm lớp 3A và lớp 3B. Những động tác khỏe mạnh và nhanh gọn được các bạn thể hiện đều tăm tắp. Cô Tổng phụ trách còn tiết lộ rằng các bạn ấy chỉ tập bài này trước buổi diễn có 2 tuần. Thật là cảm phục các bạn ấy! Đến tiết mục của cô Hải dạy nhạc, ai ai cũng hào hứng vỗ tay. Cô thật đẹp trong chiếc áo dài màu hồng phấn, tiếng hát cô ngân vang với bài Khúc ca người giáo viên.

Một tiết mục đơn ca đặc sắc nữa đến từ chi đoàn 5B, bạn Tú Linh hát bài Bụi phấn khiến mọi người đều xúc động. Khép lại buổi biểu diễn văn nghệ là tiết mục hài kịch của chi đoàn em, chi đoàn 3C, khiến mọi người đều cảm thấy vui nhộn, sôi nổi. Chúng em lần lượt mang những bó hoa tươi thắm lên tặng các thầy cô và chụp ảnh lưu niệm. Buổi mít tinh kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam kết thúc trong tiếng vỗ tay và reo hò của học sinh toàn trường.

Bằng lời ca tiếng hát của mình, các bạn học sinh đã tri ân và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô của mình. Em rất vui và thích thú với những buổi biểu diễn văn nghệ như vậy tại trường. Hi vọng rằng các dịp kỉ niệm tiếp theo trường em cũng sẽ có những tiết mục văn nghệ đặc sắc như năm nay.

Mori Ran
Xem chi tiết
mai  love N
2 tháng 12 2018 lúc 20:48

mẹ làm giấy vụn. tại vì điểm cao hay điểm thấp đem về khoa mẹ xong được gì đâu. Đóng khung treo tường ak

Nguyễn Hạnh Linh
2 tháng 12 2018 lúc 20:49

Mặt lạnh tanh à. Mẹ tui có quan tâm đâu.

☞Cʉ★Miɳɧ
2 tháng 12 2018 lúc 20:49

Bài văn xúc động về mẹ của nữ sinh Đà Nẵng

07:17 10/10/2012    145

Đọc qua bài viết tôi thật sự ngỡ ngàng về suy nghĩ của con gái tôi đối với những người thân yêu của mình - trong đó người mẹ là biểu tượng làm bài viết của con", chị Trần Thị

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già".

Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ.

Và thật xúc động khi cô học trò nhỏ con gái của chị Trần Thị Sương, đang theo học lớp 10 chuyên Hóa trường chuyên Lê Quí Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình.

Dưới đây là bài văn của cô bé"

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.

 
 

Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mảnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...

“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào.

Một sớm mai trong bài giảng của thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi”.

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với ba, con lại nghe ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! Mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

 “Công cha như núi Thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành. Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc. Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán.

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

 
Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người.

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con.

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng.

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.

Theo Giáo Dục Việt Nam

Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
28 tháng 12 2018 lúc 21:10

" Tri kỉ... Để ta đặt hết niềm tin không hoài nghi..."

Mỗi khi câu hát ấy vang lên, lòng tôi lại xốn xang nghĩ đến Linh - người bạn thân duy nhất của tôi. Linh đã sát cánh cùng tôi dẫu lúc vui, buồn hay vào những lúc khó khăn nhất. Đối với tôi, Linh là một người bạn không thể nào quên.

Tôi và Linh học cùng với nhau ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Chúng tôi chơi với nhau cũng từ những ngày đó, nhưng để trở thành bạn thân thì tôi cũng không nhớ rõ từ khi nào nữa. Tôi chỉ biết rằng hàng ngày chúng tôi luôn cùng nhau đạp xe đi trên con đường làng thân thuộc. Mỗi khi có tâm sự hay buồn phiền trong lòng thì người đầu tiên tôi tìm đến là Linh. Trong mắt tôi, Linh là một cô bạn rất dễ thương và đáng mến. Bạn có đôi mắt to, khuôn mặt thanh tú với điểm nhấn là cái mũi dọc dừa xinh xinh.

Nhưng có lẽ trong muôn vàn thứ đáng chú ý ấy thì gây ấn tượng với tôi hơn cả là vầng trán cao, rộng biểu lộ sự thông minh, hoạt bát của bạn. Linh học rất giỏi. Năm nào đi thi bạn cũng đứng nhất, nhì của huyện, tỉnh. Những điểm 9, điểm 10 của bạn làm cho cả lớp phải nể phục. Linh hát cũng rất hay. Tôi và các bạn trong lớp đều rất thích nghe Linh hát. Mỗi khi tới lượt bạn biểu diễn thì trong lớp dường như không có lấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng hát như chim sơn ca của bạn. Tiếng hát ấy như xua hết mọi mệt nhọc sau mỗi giờ Văm, giờ Toán căng thẳng. Không những học giỏi, hát hay mà bạn còn là cây văn nghệ của lớp, của trường. Có lần bạn tham gia cuộc thi " Giai điệu tuổi hồng" đã giành được giải quán quân khiến cho mọi người phải trầm trồ, phục bạn. Tôi quý Linh lắm, may mắn nhất trong cuộc đời của tôi có lẽ là được làm bạn thân của bạn. Tôi còn tự hào vì có một người bạn thân luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác. Trong lớp, dù chỉ chơi thân với tôi nhưng không có nghĩa là Linh không hòa đồng với mọi người. Nhắc đến Linh, không ai có thể quên được cái hình ảnh cô lớp phó học tập gương mẫu. Nhìn khuôn mặt bạn lấm tấm mồ hôi mà vẫn say sưa giảng bài cho các bạn học kém, tôi càng thêm khâm phục và yêu quý bạn hơn. Nhiều lúc chúng tôi cứ ngỡ Linh chính là cô giáo nhỏ của mình.

Dáng người nhanh nhẹn với nụ cười luôn thường trực trên môi cũng không che lấp được hoàn cảnh khó khăn của bạn. Nhà Linh không khá giả lắm, lại là chị lớn trong gia đình nên hàng ngày bạn phải giúp bố mẹ trông nom quán ăn nhỏ. thời gian dành cho việc học dường như không có mà bạn vẫn học rất giỏi. Việc đó khiến tôi hiểu được bạn đã khéo léo biết bao trong việc sắp xếp một thời gian biểu phù hợp. Thương biết bao nhiêu cái dáng hình nhỏ bé mà vẫn nhanh nhẹn bưng đồ ăn cho khách của bạn. Những lúc chúng tôi tới quán, dù mệt nhọc, Linh vẫn rất hồ hởi. Khi đó tôi cảm thấy xót xa biết bao cô bạn thuở nhỏ của tôi. Tôi nhớ có lần, hôm đó trời mưa rất to. Những ngả đường vào khu nhà tôi đều bị ngập hết nên tôi không thể đến lớp. Tôi cứ đi đi lại lại, trong lòng bồn chồn không yên. Khi mẹ con tôi chuẩn bị ăn cơm tối thì Linh xuất hiện, quần xắn cao quá gối, đầu tóc ướt rượi, tay cầm một bọc ni-lông. Mẹ tôi đưa cho Linh cái khăn. Bạn vừa lau mặt vừa nói với tôi :

- Nước ngập cao ghê! Biết bạn sốt ruột nên nước vừa rút là mình sang ngay, đem theo cả vở nữa đây. Bạn chép bài đi, chỗ nào không hiểu mình giải thích cho!

Tôi xúc động vô cùng. Linh tận tình và quan tâm tôi quá! Sau sự việc đó, tôi càng thấm thía hơn câu nói:

" Bạn thì có rất nhiều, nhưng bạn thân thì chỉ có một ".

Người bạn thân của tôi là như thế đấy. Đã là bạn suốt đời là bạn, phải sống trước như sau, không quan tâm giàu hay nghèo và vẫn bền lâu tình bạn. Dù sau này có phải xa nhau, tôi vẫn hi vọng rằng chúng tôi sẽ là bạn thân mãi mãi và lại có thể chia ngọt sẻ bùi cùng nhau:

" Bạn là đại dương còn tôi là sóng biển
Đại dương buồn sóng biển cũng mênh mông."

 
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết

Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.

Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.

Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.

Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.

Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.

Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.

Bạn đừng cười khi trông thấy mẹ tôi

Ngày với tháng cứ mang đôi sọt rách

Chiếc xe đạp lâu năm ốc vít kêu cành cạch…

Tấm áo cũ nhàu mòn rách cả hai vai.

Bạn đừng cười khi mỗi buổi sớm mai

Mẹ thức giấc từ canh hai mờ mịt

Lọ mọ nồi xoong, thái rau gà, rau vịt

Rồi lại vội vàng, rối rít đạp xe.

Bạn đừng cười khi thấy mẹ dừng xe

Và nhặt nhạnh từng thanh tre, thanh gỗ

Mẹ bảo "Mấy thứ này không có dùng thì khổ

Tiền chẳng có nhiều, nhặt cho đỡ phải mua."

Bạn đừng cười khi thấy mẹ già nua

Vẫn còng lưng vượt qua từng con dốc

Những thứ mẹ mang nào vỏ chai, giấy lốc

Sắt vụn, nhôm, đồng… một lũ nhóc lớn khôn.

Bạn đừng cười khi gió rét mùa đông

Sương lạnh ngắt, từng cơn giông ập tới

Vẫn có một người khom lưng đạp xe rất vội

Sóng gió cuộc đời không ngăn nổi vòng lăn.

Bạn đừng cười, cười trên những gian nan

Những lo toan mà mẹ tôi chịu đựng

Cả cuộc đời mẹ vẫn đang gồng sức

Để gia đình có những khúc ca vui.

Tôi tự hào vì có mẹ của tôi

Một người mẹ luôn lôi thôi, lem luốc

Nhưng trái tim có ai so bì được

Cả tấm lòng, là ngọn đuốc sáng soi.

Cầu mong Người sẽ ở mãi bên tôi!

Trong chương trình Đôrèmi có một chú bé hát bài tựa đề “Cả thế giới ở trong túi bố”, nói về tình cha con của hai chú chuột túi. Chú bé đó còn tâm sự rằng ba của bạn ấy ở tận Trường Sa, không có ti vi để xem con mình biểu diễn. Thật là tội nghiệp cho chú bé! Em bỗng thấy mình thật hạnh phúc khi có ba luôn quan tâm, thương yêu, theo dõi theo mỗi bước em đi trên đường đời. Bạn bè thường nói ba em có khuôn mặt nghiêm khắc. Cũng đúng thôi vì ba em đã bỏ ra cả cuộc đời để làm việc, kiếm tiền và giáo dục cho mấy chị em nên người. Nhìn kĩ vào gương mặt khắc khổ đầy vẻ cực nhọc vì phải tần tảo làm việc ngày đêm, em bỗng nhận ra đôi mắt sáng đầy vẻ tinh anh của ba trước kia đâu mất rồi? Mà thay vào đó là đôi mắt đầy vẻ suy tư ẩn sau đôi kính lão. Biết bao giờ ba mới có thể nghỉ ngơi, không phải lo lắng cho mấy chị em chúng tôi nữa? Khi nào ba mới có thể thảnh thơi, không phải vất vả kiếm tiền nữa? Ba thường nói rằng trước đây ba không có được điều kiện để đi học nliiểu nên mong muốn con mình có thể học hành đến nơi đến chốn. Vì thế khi có cơ hội để chị em chúng tôi học được điều mới, ba sẽ ủng hộ ngay. Mỗi lần em học được cái mới, em muốn thực hành ngay để đền đáp lại kì vọng của ba. Thế rồi củng có dịp để cho em trổ tài. Đó là dịp kỉ niệm 20 năm ngày cưới của ba mẹ tôi. Tôi đã dựng một đoạn phim về những hình ảnh đám cưới của ba mẹ tôi ngày xưa, rồi tới hình ảnh của chị em tôi từ bé đến lớn. Kết thúc đoạn phim là những lời chúc tụng đấng sinh thành... Xem xong, tuy không nói lời nào nhưng em biết ba tự hào về các con của mình lắm! Đêm đó thật là một đêm khó quên dối với gia đình em. Tuy nhiên cũng có lúc em làm cho ba buồn lòng. Em nhớ như in vào ngày sinh nhật năm trước của em. Ba đã muốn tạo một dịp bất ngờ cho em. Nhưng đáng tiếc là em lại không có mặt ở nhà để đón nhận điều bất ngờ đó do đi chơi quá giờ với bạn bè. Lúc về, thấy bữa ăn đã dọn sẵn, thấy món quà mà ba đã chuẩn bị, sao em thấy hối hận quá! Em muốn thời gian quay trở lại để sủa chữa khuyết điểm của mình. Nhưng đã quá muộn rồi! Cả nhà đều buồn mà người buồn nhất là ba, người đã đặt cả niềm hi vọng, yêu thương qua món quà sinh nhật dành tặng cho em... “Cả thế giới ở trong túi bố. “Ba em đúng là một người như vậy. Ba đã dạy cho em rất nhiều điều hay, lẽ phải, nhưng còn hơn thế nữa, điều mà em học được lớn nhất chính là tấm gương cao đẹp của ba. Và nếu có ba, em sẽ có được cả thế giới này.
anh ha
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
12 tháng 4 2022 lúc 16:35

Câu 10 :

Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

A.

Dưới 12 tuổi

B.

Dưới 14 tuổi

C.

Dưới 16 tuổi

D.

Dưới 18 tuổi

Câu 11 :

Vào lúc rảnh rỗi, Vân đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà Vân thường nấu sơm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. Vân là người như thế nào?

A.

Vân là người tự tin

B.

Vân là người làm việc khoa học

C.

Vân là người khiêm tốn

D.

Vân là người tiết kiệm

Câu 12 :

Trong trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo vào con đường phạm tội em sẽ:

A.

 im lặng, bỏ qua

 

B.

biết sai nhưng sợ bị trả thù nên làm theo.

C.

nói với bố mẹ hoặc thầy cô để nhờ sự giúp đỡ.

D.

bỏ học ở nhà không dám ra đường vì sợ trả thù.

Câu 13 :

Trong các hành vi sau, hành vi nào phá hoại di sản văn hóa?

A.

Vứt rác bừa bãi quanh khu di tích.

B.

Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa

C.

Giúp các cơ quan sưu tầm cổ vật.

D.

Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử

Câu 14 :

Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa?

A.

A. Đập phá các di sản văn hóa

B.

Lấy cắp cổ vật về nhà.

C.

Buôn bán cổ vật không có giấy phép.

D.

Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm..

Câu 15 :

Trong các hành vi sau đây, hành vi nào gây ô nhiễm hủy hoại môi trường?

A.

Khai thác thủy, hải sản bằng chất nổ.

B.

Khai thác gỗ theo chu kỳ, kết hợp cải tạo rừng.

C.

Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc

D.

Không săn bắn thú rừng, động vật quý hiếm.

Câu 16 :

Chiếc áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam, thuộc loại di sản văn hóa:

A.

vật thể

B.

truyền thống

C.

phi vật thể

D.

nét đẹp

chuche
12 tháng 4 2022 lúc 16:36

Câu 10 :

Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

A.

Dưới 12 tuổi

B.

Dưới 14 tuổi

C.

Dưới 16 tuổi

D.

Dưới 18 tuổi

 

Câu 11 :

Vào lúc rảnh rỗi, Vân đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà Vân thường nấu sơm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. Vân là người như thế nào?

A.

Vân là người tự tin

B.

Vân là người làm việc khoa học

C.

Vân là người khiêm tốn

D.

Vân là người tiết kiệm

 

 

Câu 12 :

Trong trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo vào con đường phạm tội em sẽ:

A.

 im lặng, bỏ qua

 

B.

biết sai nhưng sợ bị trả thù nên làm theo.

C.

nói với bố mẹ hoặc thầy cô để nhờ sự giúp đỡ.

D.

bỏ học ở nhà không dám ra đường vì sợ trả thù.

 

Câu 13 :

Trong các hành vi sau, hành vi nào phá hoại di sản văn hóa?

A.

Vứt rác bừa bãi quanh khu di tích.

B.

Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa

C.

Giúp các cơ quan sưu tầm cổ vật.

D.

Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử

Câu 14 :

Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa?

A.

A. Đập phá các di sản văn hóa

B.

Lấy cắp cổ vật về nhà.

C.

Buôn bán cổ vật không có giấy phép.

D.

Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm..

Câu 15 :

Trong các hành vi sau đây, hành vi nào gây ô nhiễm hủy hoại môi trường?

A.

Khai thác thủy, hải sản bằng chất nổ.

B.

Khai thác gỗ theo chu kỳ, kết hợp cải tạo rừng.

C.

Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc

D.

Không săn bắn thú rừng, động vật quý hiếm.

Câu 16 :

Chiếc áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam, thuộc loại di sản văn hóa:

A.

vật thể

B.

truyền thống

C.

phi vật thể

D.

nét đẹp