Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
HwangJungeum
Xem chi tiết
Đỗ Mai Linh
17 tháng 2 2019 lúc 20:50

nữ xát nhân dạch mồm

Khánh Linh (Lumy )
17 tháng 2 2019 lúc 20:51

1. Người hàng xóm khát máu

Trước khi làm lạnh thì các gia đình phải sấy khô thịt bằng cách treo nó ở sân sau. Câu chuyện này bắt nguồn từ một gia đình ở làng quê Việt Nam, khi một cặp vợ chồng phát hiện họ bị mất thịt treo ngoài sân. Vì muốn tìm ra nguyên nhân, cả 2 vợ chồng đã trốn vào trong góc để quan sát. Thật bất ngờ! Bà cụ vẫn thường bị ốm nhà bên cạnh lại đang ăn sống tảng thịt còn đỏ tươi kia khiến họ không tin vào mắt mình. Vài ngày sau đó, cả hai vợ chồng phải đi ra ngoài vào ban đêm, để lại con nhỏ với một người trông trẻ. Họ trở về nhà đúng lúc nghe thấy tiếng hét từ phòng con mình. Chạy vào đến nơi, thấy bà cụ kia đang ăn cánh tay đứa trẻ, trên mặt đầy máu.

2. Thuận Kiều Plaza

Giữa lòng khu phố người Hoa đầy náo nhiệt và sôi động là hình ảnh của 3 tòa nhà liên tiếp cao 33 tầng. Tòa nhà A và B đã hoàn toàn bị bỏ hoang, trong khi tòa nhà C thì chỉ có 20 căn hộ. Ban đầu, Thuận Kiều Plaza được xây dựng để trở thành một khu mua sắm, giải trí và khu căn hộ kết hợp. Nhưng đến nay, tất cả 3 tòa nhà này đều không được sử dụng. Vào những năm 80 trong khi tòa nhà đang được xây dựng , một số công nhân đã thiệt mạng do sự kém an toàn trong công tác bảo hộ. Tuy nhiên, vì đền bù không thỏa đáng dành cho những công nhân này nên Thuận Kiều Plaza đã bị yểm bằng một câu thần chú của người Trung Quốc. Từ đó, các tai nạn và vấn đề liên quan trong khu vực 100.000 mét vuông ấy đã bị phong tỏa.

»ﻲ♥maŽΩÖm♥
17 tháng 2 2019 lúc 20:51

Chỉ một gốc cây, tảng đá, ngôi nhà bỏ hoang, bát hương vỡ thôi mà chứa trong đó bao điều huyền bí...

Thuở nhỏ, thứ tôi mê nhất là những câu chuyện ma mà người lớn kể. Những câu chuyện ấy không li kì, kinh dị, kĩ xảo, rõ ràng như những bộ phim tôi xem sau này của Nhật, Mỹ hay Thái Lan, Hàn Quốc. Nhưng về độ rùng rợn, lạnh gáy thì đảm bảo hơn rất nhiều, bởi những câu chuyện ấy được sinh ra trong bầu khí quyển Việt, nhân vật là nhân vật Việt, bối cảnh cũng là bối cảnh Việt. Chỉ một gốc cây, tảng đá, ngôi nhà bỏ hoang, bát hương vỡ thôi mà chứa trong mình bao điều huyền bí...

Những chuyện kỳ bí của làng

Giờ đây đọc cuốn sách Cô gái áo xanh: Những chuyện kỳ bí của làngcủa nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, tôi lại lần nữa được gặp một phần ấu thơ của mình khi xưa. Hai mươi câu chuyện trong tập là hai mươi câu chuyện về ma.

Nhung cau chuyen ma muon tin la co that hinh anh 1
Tập truyện ma của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.

Nào là câu chuyện về bóng ma cô gái trên sông cứ đêm trăng sáng lại lên bờ rủ đàn ông xuống sông dìm chết; rồi chuyện về bóng ma trên cây thị; về hồn ma đứa trẻ bị chết trên triền đê những năm đói 1945; về hồn ma người chết vì bom Pháp hiện về nhờ người tìm thủ cấp; về người chèo đò bí ẩn lúc nửa đêm với cái đầu trọc cùng khuôn mặt trắng như vôi; về ngôi chùa cổ chìm dưới lòng hồ mà người làng vẫn nghe tiếng chuông mõ hằng đêm; về hồn ma ăn trộm trầu cau; về cậu bé tên Đúc vẫn hiện lên rủ chúng bạn đá bóng cùng; về những hồn lính gọi đò vào đêm rằm tháng bảy; về ma đưa lối dẫn đi lấy của...

Mỗi câu chuyện đều chứa trong mình những bí ẩn và đầy huyền bí của cuộc sống, có vay có trả, nhân quả báo ứng. Và điểm thú vị ở cuốn sách là tác giả đều cố gắng đi tìm nguồn gốc sự sinh ra của những bóng ma đó.

Khi mà "những hồn ma là ảo nhưng lại luôn xuất phát từ những câu chuyện thật với những con người thật".

Để người đọc hiểu bóng ma cô gái trên sông kia do bị hãm hiếp mà chết, giờ cô hiện lên để lôi kéo, giết những kẻ có dã tâm muốn chiếm đoạt thân xác cô. Để cô không còn hại người nữa, làng bèn lập đàn tế, với đại diện các xóm, cùng lá bùa là lời xin lỗi gửi tới cô gái bị hãm hại khi còn quá trẻ.

Câu chuyện về hồn ma đứa trẻ chết năm 1945 là do khát sữa, mẹ chết đói trước, còn nó, nó cũng ngước mắt lên nhìn mọi người cầu xin mà không được. Nhiều người đi qua dừng lại, nhưng vì đói quá, thân mình còn lo chưa xong thì lo được cho ai. Giờ để nó đi người ta cũng cúng, và mỗi người phụ nữ đang nuôi con trong làng đều vắt một chút sữa mình vào bát, cả làng kéo lên đê, đúng chỗ đứa bé chết khi xưa. Và rồi từ đó nó không về nữa.

Chuyện về người chèo đò lúc nửa đêm thì hóa ra chẳng có gì xa lạ. Người chèo đò đó vốn là người làng, chửa hoang, bị cạo đầu bôi vôi, buộc bè chuối trôi sông mà chết. Nay làng biết nguồn gốc, bỏ đi hủ tục cạo đầu, bóng ma thấy an ủi không tìm về nữa.

Nhung cau chuyen ma muon tin la co that hinh anh 2
Những câu chuyện ma gợi suy ngẫm về câu chuyện về nhân quả, đối nhân xử thế.

Hay chuyện hồn ma cứ tối tối hiện lên ăn trộm cau và trầu, không phải nghịch phá, mà đằng sau đó là câu chuyện của tình mẫu tử, lòng hiếu nghĩa. Khi bà mẹ già nghiện trầu cau hơn nghiện cơm, nhà lại nghèo, người con trai duy nhất chết đi bà sống một mình. Nay hồn ma anh con trai về đi ăn trộm cho mẹ. Người mẹ chết, từ đấy trong làng chẳng nhà nào mất trầu cau nữa.

Rồi chuyện ma dẫn đi lấy của, sau đó là một câu chuyện nhân quản về đối nhân xử thế. Khi cũng vào năm đói, có nhà ông kia giúp được bà cụ ăn mày chút thức ăn khi còn sống. Cụ chết đi, ông mai táng rồi ba năm sau cải táng, chăm sóc phần mộ như người thân của mình. Cụ bà cảm động vì lòng tốt đó hiện về dẫn đi lấy của báo ơn. Ông  đi, về mở ra, thấy vàng, khấn mình không cần vàng, chỉ xin có mụn cháu trai nối dõi tông đường, rồi đem hũ vàng ra bờ sông chôn. Một thời gian sau, con dâu sinh đôi cho nhà ông hai đứa cháu trai kháu khỉnh. Còn ông thì khỏe mạnh cho tới năm 99 tuổi, chết sau một giấc ngủ. Dù gia cảnh nghèo khó nhưng ông không bán một thỏi vàng nào đi cả. Cái vị trí chôn vàng kia mãi mãi là bí mật...

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
24 tháng 10 2023 lúc 0:10

a. Nhóm em đã chia sẻ bài đọc “Độc đáo”, “Tháp nghiêng Pi-sa”, “Bí ẩn Kim tự tháp Ai Cập”,…

b. Tài liệu “Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cảnh”, “Kĩ thuật trồng cây cảnh”,..đã giúp ông có vườn cây mà nhiều người mong ước. 

Đỗ Minh Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên Phúc
19 tháng 2 2023 lúc 16:43

 Vào một ngày đẹp, trời suối nhỏ tạm biệt rừng cây trở về biển mẹ, nó được ngắm nhìn đại dương bao la, vẻ đẹp lý thú của biển, được mẹ kể cho nghe về tình mẫu tử

Bad Girl💔
Xem chi tiết

Đại dịch Covid đã khiến cho mọi mặt của nước ta trở nên điêu đứng, từ kinh tế tới xã hội. Tuy nhiên, càng khó khăn, dân tộc Việt Nam càng phát huy tinh thần "tương thân tương ái". Chị Võ Thị Thùy Trang - chủ quán ăn Bình An tại quận 10, TP Hồ Chí Minh chính là một minh chứng tiêu biểu cho truyền thống đó. Trong tình hình khó khăn của dịch Covid, chị đã quyết định phát cơm miễn phí, mới đầu là cho những người bán vé số, ve chai, về sau cho tất cả những ai cần. Mỗi suất cơm đều được nấu rất sạch sẽ, đầy đủ dinh dưỡng và kết tinh trong đó tình đồng bào thiết tha. Không chỉ vậy, chị còn gửi tặng gạo cho người nghèo. Nghĩa cử cao đẹp ấy rất đáng được ngợi ca, song chị vẫn rất khiêm tốn, vẫn ngày ngày thầm lặng với lòng tốt của mình. Hành động của chị đã thể hiện sự chia sẻ, đùm bọc, góp phần vào công cuộc phòng chống đại dịch Covid.

Khách vãng lai đã xóa
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:35

Phương pháp giải:

- Giới thiệu ngắn gọn về quan điểm của bản thân.

- Giải thích khái niệm, ý nghĩa của người kể chuyện toàn tri.

- Triển khai luận điểm, lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, mạch lạc và có sự liên kết giữa các đoạn.

- Khái quát lại quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

     Một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời  họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc tác phẩm đó.

Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:33

Các tác phẩm tự sự thường được kể bởi người kể chuyện toàn tri hoặc từ điểm nhìn của các nhân vật (hạn tri). Có người cho rằng, người kể chuyện toàn tri là một ước vọng phi thực tế. Vì vậy mà họ thích câu chuyện được kể từ điểm nhìn của các nhân vật trong truyện hơn. Nhưng cũng có người lại thích đọc tác phẩm được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Vì khi đó người đọc có được cái nhìn bao quát về sự việc. Dù tác phẩm tự sự có được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không, tôi cũng đều hứng thú nếu tác phẩm đó có một cốt truyện hấp dẫn hay ngôn từ và thông điệp hay, ý nghĩa. Người kể chuyện của tác phẩm với tôi chỉ là một yếu tố.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:12

Đoạn văn tham khảo:

Khi đọc những câu chuyện của người kể toàn tri, tôi cảm thấy hứng thú và bị hấp dẫn. Bởi tác giả đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện và khách quan về tác phẩm. Người kể không tham gia vào việc phân tích diễn biến tâm lý hay đưa ra những bình luận, nhận xét về nhân vật. Nhờ đó, người đọc có được khoảng trống để lấp đầy những cảm nhận, suy tư, trăn trở về những sự việc xảy ra trong tác phẩm. Chính người đọc cũng trở thành một người kể chuyện toàn tri khi đồng hành cùng tác giả khám phá những cung bậc cảm xúc, những tình huống bất ngờ trong tác phẩm. Đó chính là hành trình đồng sáng tạo của độc giả. Do đó, những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri luôn có sức hút, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của bạn đọc.

Nguyễn Mai Anhh
Xem chi tiết
vanhaks
4 tháng 2 2018 lúc 18:47

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên quan đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

vanhaks
4 tháng 2 2018 lúc 18:48

a. Mở bài

Giới thiệu bạn mình là ai?

Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài

Kể về kỉ niệm đó:

Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

Sự việc chính và các chi tiết.

Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

Suy nghĩ của em về người bạn đó.

Nguyễn Hải Ngân
4 tháng 2 2018 lúc 19:00

Mình tìm được 2 dàn ý chi tiết, K mình nha 

Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn số 1

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên quan đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. Nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn số 2

1. Mở bài:

- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).

2. Thân bài:

- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).

- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).

- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).

3. Kết bài:

Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn số 3

a. Mở bài

Giới thiệu bạn mình là ai?

Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài

Kể về kỉ niệm đó:

Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

Sự việc chính và các chi tiết.

Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

Suy nghĩ của em về người bạn đó.

nayeonlands2209
Xem chi tiết
︵✰Ah
4 tháng 2 2021 lúc 8:28

Ai trong cuộc sống cũng có những tình bạn đẹp mãi mãi chẳng thể nào quên được. Và em cũng vậy. Một trong những tình bạn đẹp nhất của em đó là với bạn An, người bạn đã đồng hành cùng em suốt 5 năm tiểu học. Thật may mắn là nhà An cũng gần nhà em nên chúng em thường xuyên chơi với nhau khi còn nhỏ. Khi vào lớp 1, em và An lại may mắn được học chung một lớp. Từ đó, tình bạn của chúng em cứ thế nảy nở và gắn bó. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng em không chỉ là những người bạn thân thiết của nhau mà còn giúp đỡ nhau rất nhiều trên con đường học tập. Chúng em cùng học, cùng chơi và cùng giúp đỡ nhau học hành và tiến bộ. Khi em có bài khó thì An sẽ giúp em hiểu và làm được. Khi An có vấn đề gì khó khăn thì em sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Một trong những kỷ niệm mà em mãi mãi chẳng thể nào quên được với An đó là việc bạn đã từng chạy mưa suốt 5 tiếng đồng hồ để mang bài tập đến cho em. Hôm đó, em sang nhà bà ngoại vì thăm bà ốm nên em đã xin phép cô giáo cho mình được nghỉ học. Thế nhưng hôm đó lớp em học phần kiến thức vô cùng quan trọng và khó nhằn. Ngày mai còn có bài kiểm tra liên quan nữa. Em cảm thấy vô cùng lo lắng không biết phải làm sao. Hôm đó trời còn mưa rất to nữa. Tầm 2 tiếng sau giờ tan học chiều, em thấy có người bấm chuông cửa, em liền chạy ra và thật bất ngờ khi đó là An. Người An ướt nhẹp, tay chân run lẩy bẩy nhưng miệng thì vẫn mỉm cười thật tươi đưa cho em quyển vở rồi nói "Tớ biết cậu lo lắng nên đã bảo bố mẹ rằng tớ sang đây rồi. Cậu yên tâm". Khoảnh khắc ấy em đã suýt khóc. Khoảnh khắc ấy khiến em trân trọng tình bạn quý báu này biết bao nhiêu. Em mời An vào nhà. Sau khi lau người xong, An còn giảng lại bài cho em hiểu. Thật may vì sau đó bạn không bị cảm lạnh Tóm lại, tình bạn của em và An là một tình bạn đẹp và đáng quý biết bao. Dù cho lên cấp hai chúng em học những ngôi trường khác nhau nhưng em vẫn thường xuyên qua nhà bạn chơi và vẫn thân thiết như xưa.

Em tham khảo :

Đề số 3 :

Em rất thích câu chuyện cổ tích “Cây khế”. Em sẽ kể lại câu chuyện này theo lời của nhân vật chú quạ.

    “Trong đợt về cây cổ thu vừa rồi, tôi đã kể chuyến phiêu lưu của tôi cho các cháu tôi nghe. Câu chuyện như sau :

Tôi đang bay trên trời thì khát nước quá, tôi quay đầu xuống thấy cây khế có quả mọng nước, liền đậu xuống ăn. Ăn được năm, sáu quả thì có một cặp vợ chồng nghèo đi ra khỏi căn nhà gỗ và nói :Ngươi ăn hết khế thì chúng tôi lấy gì kiếm sống đây ?Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt! – Tôi nói

Hôm sau, tôi đã chở người chồng đến đảo vàng. Sau khi về căn nhà gỗ ấy, tôi chào và hẹn gặp lại.

1 tháng sau, tôi cũng ra cây khế ấy và định xin vài trái khế. Nhưng tôi không thấy cặp vợ chồng nào nữa và thay vào đó là một người đàn ông to béo. Ông tự xưng là anh trai của người chồng đó và cho tôi ăn vài chục quả rồi tôi cũng nói :

Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt!

Hôm sau, tôi rất ngạc nhiên vì thấy cái túi chín gang mà ông anh đang cầm. Sau khi bỏ hết vàng vào túi, ông còn nhét vào túi áo, túi quần. Trên đường trở về, tôi nói bỏ bớt vàng đi nhưng ổng không chịu. Tôi mỏi quá nên bị nghiêng cánh và giờ đây đã thấy nhẹ hơn. Hóa ra ông anh đã rơi xuống biển và bị chết đuối. Sau đợt đó, cánh của tôi bị đau ê ẩm. Mà đến bây giờ tôi vẫn còn thấy đau.”

  Câu chuyện trên rút cho ta bài học là nếu ta không tham thì ta sẽ sống tốt. Còn nếu ta tham thì ta sẽ phải trả giá cho lòng tham của mình. Giống như câu thành ngữ : “Tham thì thâm” 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Lê Lợi – Lê Thái Tổ đã thành lập một đội quân chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh năm 1418.

- Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách. Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy đến tháng 12-1427 Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc.