Đề bài: Giới thiệu về món bánh gai Nam Định.
Chọn một trong hai đề bài sau:
(1) Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về nhân vật Trần Bình Trọng với câu nói bất hủ: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
(2) Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc.
Tóm tắt Mắt Biếc – Nguyễn Nhật Ánh:
Mắt Biếc là cuốn tiểu thuyết kể về cuộc đời của Ngạn. Ngạn sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng tên Đo Đo, thuộc xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đây cũng là quê quán của tác giả. Lớn lên cùng với Ngạn là cô bạn hàng xóm có đôi mắt đẹp tuyệt trần tên Hà Lan. Tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan đã gắn bó với nhau cùng với những kỉ niệm đẹp như đồi sim, đánh trống trường,…
Tình bạn thời còn trẻ thơ dần dần biến thành tình yêu thầm lặng của Ngạn dành cho Hà Lan. Đến khi trưởng thành, cả hai phải rời làng ra thành phố để tiếp tục học. Tuy tấm lòng của Ngạn luôn hướng về Hà Lan, nhưng Hà Lan không thể cưỡng lại những cám dỗ của cuộc sống ở nơi xa hoa chốn thành thị, và cuối cùng cô cũng ngã vào vòng tay của Dũng. Dũng là một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ nhưng thiếu đứng đắn. Ngạn rất đau khổ khi nhìn Hà Lan phải sống một cuộc sống không có hạnh phúc.
Trong cuộc sống, giới thiệu cho người khác về một cuốn sách là một việc cần thiết, thú vị nhưng cũng có không ít thách thức. Bài giới thiệu cần cung cấp những thông tin quan trọng nhất về cuốn sách, khẳng định và làm lan tỏa giá trị của cuốn sách giúp người nghe hiểu và có thể tìm đọc nó. Phần Nói và nghe của bài học này sẽ hướng dẫn em cách giới thiệu một cuốn sách (truyện).
tham khảo
Cuốn sách "Mắt biếc" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh quả thực là một cuốn sách hay và ý nghĩa. Cuốn sách đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thú vị về mối tình trẻ con của Ngạn và Hà Lan. Cả Ngạn và Hà Lan đều là những đứa trẻ ngây thơ , chúng yêu quý nhau bằng tình cảm hết sức hồn nhiên, trong sáng. Thế nhưng khi môi trường sống thay đổi, Hà Lan lớn lên, rời quê đi lên thành phố, cô đã dần cảm thấy ngôi làng Đo Đo trở nên nhàm chán, thấy cuộc sống ở thành phố sôi động và thích thú hơn nhiều. Chỉ còn mỗi Ngạn vẫn khư khư ôm mối tình cũ với Hà Lan. Câu chuyện được tiếp diễn với sự kiện Hà Lan sa chân vào một mối tình với cậu bạn Dũng, thế rồi có con với anh ta nhưng lại bị chính anh ta khước từ. Lúc này người duy nhất ở bên chăm sóc Hà Lan và con chỉ có Ngạn. Thế nhưng với những mặc cảm trong quá khứ , Hà Lan đã không thể nào đến với Ngạn, bỏ lại mối tình dang dở với anh chàng thầy giáo chân quê - Ngạn. Đọc truyện, người đọc như được cuốn vào một thế giới với những tình cảm trong sáng của hai nhân vật Ngạn và Hà Lan lúc còn nhỏ, được cảm nhận giá trị nhân văn sâu sắc của tình người, tình bạn và tình yêu. Nguyễn Nhật Ánh đã đưa bạn đọc cùng nhân vật trải qua những cảm xúc thật khó tả, mang đến cho ta một chân lý sâu sắc được kết lại ở cuối tác phẩm "Trên đời này có hai thứ không thể bỏ lỡ là chuyến xe cuối cùng trở về nhà và người thật lòng thương ta".
Ở lớp 7, các em đã học cách trao đổi về một bài thơ, đoạn thơ và về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Bài học này sẽ tiếp tục giúp các em rèn luyện kĩ năng trình bày giới thiệu về một vấn đề nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món nào?
Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món canh cá rô – Hưng Yên.
EM hãy tìm hiểu về bánh trôi và cách làm bánh trôi để giới thiệu với các bạn
Bánh trôi xuất phát từ bánh Trung Quốc là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay"
Nguyên liệu
Bột nước của gạo nếp lẫn gạo tẻ, đường phèn, nước hoa bưởi, dừa nạo, vừng (mè) đã xát vỏ. Đối với riêng bánh chay thì thêm đỗ xanh, đường cát, bột đao hoặc bột sắn dây, chút gừng giã nhỏ vắt lấy nước.
Cách làm
Làm bột vỏ bánh
Gạo nếp lẫn gạo tẻ thường theo tỷ lệ nếp:tẻ là 9:1 hoặc 8:2, vo sạch, ngâm mềm, vo sơ lại cho sạch rồi đem xay nhuyễn trong cối xay có cho nước vào từ từ, trút bột nước vào túi vải treo lên cho ráo nước, nhào lại bột cho thật dẻo, mịn.
Làm bánh trôi
Vỏ bánh: bột vỏ bánh viên thành những viên nhỏ đều nhau, đường kính khoảng 2cm.Nhân bánh: Đường phèn xắt thành những viên vuông nhỏ hoặc đường phèn cũng chọn những viên nhỏ.Trang trí: dừa nạo, vừng xát vỏ rang vàng.Cho nhân vào giữa viên bột nhỏ đã được nhào nặn từ trước và để vào lòng bàn tay trái, dùng hai bàn tay ve tròn cho kín đường. Đun nước sôi, thả nhẹ nhàng từng viên bánh vào luộc và đun nhỏ lửa, khi nào bánh nổi lên là chín,bạn vớt ra, thả vào chậu nước lạnh cho săn mình và đỡ bị dính, cho bánh vào đĩa, gạn khô nước. Rắc vừng (rang vàng, xát bỏ vỏ) lên trên bánh hoặc dùng một cái thìa chấm mặt đáy thìa vào vừng và chấm lên từng cái bánh cho đẹp. Có thể rắc nước hoa bưởi và một ít sợi dừa nạo lên trên sản phẩm của bạn cho thơm,sau đó ăn nguội. Với bánh trôi mặn thì nhân bánh làm bằng bột đậu xanh, thêm ít gia vị mặn. Bánh trôi mặn thông thường có trong món chè thập cẩm.
Bánh trôi nước gọi tắt là bánh trôi ,là một loại bánh ngon đặc trưng của Bắc Bộ trong ngày tết Hàn Thực. Banh trôi nước là một thứ bánh làm từ bột nếp ,được nhào nặn và viên tròn ,có nhân đường phên , được luộc chính bằng cách cho vào nước đun sôi.
Cách làm bánh trôi nước:
Phần bột bánh trôi ( bạn cũng có thể mua bột làm bánh trôi bán sẵn cũng rất tiện dụng)
Bước 1: Trộn đều bột nếp và bột tẻ thật đều trong một chiếc bát lớn
Bước 2: Từ từ đổ nước vào bột và khuấy đều để bột tan hoàn toàn.
Bước 3: Để bột lắng khoảng 3 tiếng cho bột tách thành 2 phần bột ở dưới và nước ở trên.
Bước 4: Cho bột vào một chiếc khăn dày, buộc túm lại, treo lên để bột róc nước
Cách làm bánh trôi nước tuyệt ngon
Nguyên liệu làm bánh trôi nước:
– 500g bột gạo nếp
– 50g bột gạo tẻ
– 100g đường đỏ viên nhỏ
– 2 thìa vừng rang
– Dừa nạo
– 1 tsp nước hoa bưởi
– ½ tsp tinh chất vani
Cách làm bánh trôi nước:
Phần bột bánh trôi ( bạn cũng có thể mua bột làm bánh trôi bán sẵn cũng rất tiện dụng)
Bước 1: Trộn đều bột nếp và bột tẻ thật đều trong một chiếc bát lớn
Bước 2: Từ từ đổ nước vào bột và khuấy đều để bột tan hoàn toàn.
Bước 3: Để bột lắng khoảng 3 tiếng cho bột tách thành 2 phần bột ở dưới và nước ở trên.
Bước 4: Cho bột vào một chiếc khăn dày, buộc túm lại, treo lên để bột róc nước
Bước 5: Sau khoảng 1 tiếng, mở khăn ra kiểm tra nếu bột mịn, róc nước, không dính tay là chúng ta đã có thể bắt đầu làm bánh trôi được rồi đấy!
Nặn bánh trôi nước:
Viên bột thành những viên nhỏ vừa ăn Ấn dẹt ở giữa viên bột rồi cho đường bánh trôi đã cắt thành những viên nhỏ vào Bao bột lại rồi vê tròn cho kín viên đường. Vê bột cho thật khít, tránh để không khí vào, tuy nhiên các bạn cũng lưu ý không nên vo quá kĩ, bánh có thể bị vỡ khi đun. Đun sôi nước rồi vặn lửa nhỏ vừa, nhẹ nhàng thả những viên bánh trôi vào. Khi bánh nổi lên là bánh đã chín rồi đấy! Bạn vớt bánh ra thả vào chậu nước đun sôi để nguội cho bánh săn và đỡ dính. Cho bánh ra đĩa, gạn bớt nước. Rắc vừng rang hoặc dừa nạo lên mặt bánh. Bạn cũng có thể cho thêm nước hoa bưởi để bánh có mùi thơm đặc biệt hơn. Để bánh trôi nguội và cùng thưởng thức.Đề bài: Nhà trường tổ chức cuộc thi giới thiệu “Bầu trời trong trang sách”. Em hãy viết một bài giới thiệu cuốn sách mà em yêu thích.
Bài làm tham khảo:
Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.
“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình. Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nỗi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.
“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc. Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng. Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.
“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu cách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.
Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy. “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.
Đề bài: Giới thiệu hiện tượng núi lửa.
Hiện tượng núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất hoặc ở một hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn, các vỏ thạch quyển di chuyển trên lớp chất khoáng nóng chảy.
Núi lửa là gì đã có câu trả lời rõ ràng, vậy, nguyên nhân sinh ra núi lửa là gì? Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng.
Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.
Việc hiểu rõ núi lửa là gì, cách thức hoạt động của núi lửa cho ta thấy được những tác hại nghiêm trọng của núi lửa cũng như hậu quả nguy hại khi núi lửa phun trào lớn đến mức nào.
Gây ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất, rõ nhất là động đất: Trong quá trình phun trào, trước khi các vật liệu núi lửa phun lên trên mặt, chúng di chuyển theo họng núi lửa từ dưới sâu lên, cọ sát tạo nên các chấn động có khi kèm theo tiếng nổ tạo thành động đất yếu, cục bộ. Từ động đất, liên tiếp gây ra các hiện tượng trượt lở đất, nứt đất, sụt lún.
Núi lửa phun trào làm biến đổi bề mặt địa hình: Dung nham núi lửa quánh lại thường tạo thành các dạng địa hình thoải như vòm thoải cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham.
hãy tim hiểu và giới thiệu về châu Phi
a) khi học về châu Phi ,điều gì làm em ấn tượng nhất về thiên nhiên châu Phi . hãy sưu tầm thông tin về chủ đề em qua tâm
b) hãy tạo ra một sản phẩm (bài viết ,tranh ảnh )về chủ đề đó và trình bày vào khung dưới đây
Có thể xem đoạn trích trên thuộc kiểu bài viết nào?
A. Giới thiệu về một nhà văn
B. Phân tích tác phẩm văn học
C. Giới thiệu về một cuốn sách
D. Kể lại một truyện lịch sử