Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
13 tháng 9 2023 lúc 18:43

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần (3): cảm nhận được mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường, lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên; nhìn theo cánh chim... một kỉ niệm cũ sống lại.

Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Hồ Anh Thư
22 tháng 5 2016 lúc 21:29

# Biểu hiện:Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:

-Đai nhiệt đới gió mùa:

+Giới hạn: Độ cao trung bình dưới 600-700m ở miền Bắc; dưới 900-1000m ở miền Nam

+Đặc điểm:

* Khí hậu nhiệt đới (biểu hiện), độ ẩm thay đổi tuỳ theo nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt

*Thổ nhưỡng: Gồm hai nhóm đất,  đất phù sa chiếm 24% S tự nhiên….; Nhóm đất feralit vùng đồi núi chiếm hơn 60% S…

*Sinh vật bao gồm các hệ sinh thái nhiệt đới: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp nhiều mưa, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng, phần lớn là cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật đa dạng phong phú; Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa như rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô…

-Đai nhiệt đới gió mùa trên núi:

+Giới hạn: ở miền Bắc từ độ cao 600-700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900-1000m đến 2600m

+Đặc điểm: *Khí hậu mát mẻ không có tháng nào nhiệt trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

*Thổ nhưỡng ở độ cao 600-700m đến 1600-1700m nhiệt độ giảm nên quá trình phong hoá, phá huỷ yếu do đó tầng đất mỏng chủ yếu là đất feralit có mùn, tính chất chua. Trên độ cao 1600-1700m hình thành đất mùn.

*Sinh vật: Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, các loại chim thú cận nhiệt phương Bắc có lớp lông dàynhw gấu, chồn, sóc…. Trên độ cao 1600-1700m thực vật kém phát triển chủ yếu là rêu và địa y, các loài chim di cư thuộc khu hệ himalaya.

-Đai ôn đới gió mùa trên núi:

+Giới hạn: Độ cao từ 2600m trở lên

+Đặc điểm: Kí hậu ôn đới quanh năm nhiệt độ dưới 150 C mùa đông xuống dưới 50C . Đất chủ yếu là đất mùn thô. Các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

# Nguyên nhân:

Do đặc điểm địa hình: (độ cao, hướng nghiêng) cùng với ảnh hưởng của các yếu tố gió mùa, biển Đông…

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:27

Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật

Nhuận Thổ

- Ngày bé:

+ Khỏe mạnh, lanh lợi, hồn nhiên

+ Cuộc sống không đến nỗi thiếu thốn

+ Sống trong môi trường rộng rãi, phong phú

+ Tình cảm hồn nhiên, trong sáng

- Khi đứng tuổi:

+ Trở nên mụ mẫm

+ Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn

+ Khúm núm trước nhân vật "tôi"

+ Vẫn quý trọng với "tôi"

Thím Hai Dương

- 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến.

- 20 năm sau trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình.

Biện pháp nghệ thuật

So sánh, đối lập tương phản => làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật.

ton hanh gia
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Hưng
24 tháng 8 2016 lúc 13:41

chịu khó quáoho

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 12 2023 lúc 21:36

- Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ khám phá tận sâu dưới đáy biển - nơi còn nhiều bí ẩn của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông.

- Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa: con người có thể lặn sâu xuống dưới biển, đã có những tàu ngầm, con người đã có nhiều hiểu biết về đại dương.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 9 2023 lúc 22:45

- Trang phục: Chọn những trang phục nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh, lối sống của mình.

- Dáng vẻ điệu bộ: Thuê thầy dạy mình lễ nghi, kiến thức. Răn đe, chỉnh đốn những tên phó may, thợ phụ nhốn nháo, khôn lỏi, chỉ biết nịnh hót, tranh thủ bòn rút tiền của chủ nhân. 

mori
14 tháng 9 2023 lúc 22:46

Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục mặc áo khoác, áo gi-lê , quần ống túm. Áo gi-lê được trang trí nhiều nhất với họa tiết thêu và hoa văn trên vải. Loại ren đăng-ten jabot vẫn tiếp tục được sử dụng để viền cổ áo. Quần ống túm (breeches) thường dừng lại ở đầu gối, với tất trắng đi bên dưới và gót giày bản vuông lớn. Áo khoác được mặc ôm hơn và không phồng ra như váy ở thời kỳ baroque. Mũ tricorne trở nên phổ biến trong thời gian này, thường viền với bím tóc và trang trí bằng lông đà điểu. Tóc giả cũng được sử dụng và thường là màu trắng. Kiểu tóc cadogan của nam giới phát triển và trở nên phổ biến trong giai đoạn này với tóc được cuộn ngang trên tai. Tầng lớp quý tộc Pháp mặc quần áo đặc biệt xa hoa và thường được gọi là “Macaroni”.

Quang Anh
Xem chi tiết
Dương Lê Bích Huyền
20 tháng 12 2016 lúc 18:41

Đời sống vật chất

- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.

- Làng, chạ gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.

- Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá, dùng gừng để làm gia vị.

- Ngày thường, nam thì đống khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam.

- Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

Đời sống tinh thần

- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.

datcoder
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 7:21

Tham khảo!

Sự đối lập giữa vua Lê Chiêu Thống và vua Quang Trung, giữa quân nhà Thanh và quân Tây Sơn đã so sánh, đánh giá những hình ảnh nổi bật của Quang Trung và quân Tây Sơn trong chiến thắng đại phá quân Thanh, ca ngợi chiến công hiển hách của vua Quang Trung, nổi bật hình tượng vị anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán .

Chủ đề của tác phẩm: Quang Trung – người anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán. 

Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 9 2023 lúc 7:22

- Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích:

+ Vua Quang Trung được miêu tả toàn diện về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, mưu lược của người anh hùng áo vải. Còn vua Lê Chiêu Thống là một vị vua hèn nhát, vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

+ Quân Tây Sơn được miêu tả hào hùng, hành công thần tốc và đại phá quân Thanh. Còn quân Thanh phải dẫm đạp lên nhau chạy về nước.

- Chủ đề:

+ Phản ánh sự sụp đổ không cưỡng nổi của triều đại Lê - Trịnh và sự hỗn loạn của Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII.

+ Ca ngợi khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn và tài trị xuất chúng của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 12 2023 lúc 20:33

- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trong bài:

+ Hai vế câu cân đối về số tiếng (Ví dụ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Đói cho sạch, rách cho thơm;,...)

+ Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Ví dụ: Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới; Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối;...)

+ Những câu tục ngữ tưởng như vế câu không đối xứng nhưng thực chất lại đối xứng:

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão: "gió heo may" và "chuồn chuồn bay" đều có 3 tiếng, cân đối với nhau; "thì bão" là sự việc sẽ xảy ra nếu có cả hai yếu tố gió heo may và chuồn chuồn bay.

Người sống hơn đống vàng: "người sống" và "đống vàng" là đối tượng so sánh, "hơn" là từ so sánh.

- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.