Các men ơi, cho mình biết về các loài thực vật Thoòng dụng quanh ta vào lởi ích của chúng !
Hãy điền các từ (có ích, bảo vệ, con người) vào chỗ trống trong các câu dưới đây cho phù hợp:
Các loài vật rất có ích cho cuộc sống của .....
Vì vậy, chúng ta phải làm mọi việc cần thiết để ..... các loài vật .....
Các loài vật rất có ích cho cuộc sống của con người
Vì vậy, chúng ta phải làm mọi việc cần thiết để bảo vệ các loài vật có ích.
Em biết gì về những con vật xung quanh? Chúng có các bộ phận nào? Lợi ích của chúng là gì?
- Xung quanh em có những con vật như là mèo, chó, heo,...
- Chúng có những bộ phận như là chân để đi, mắt để nhìn, miệng để ăn, tai để nghe,...
- Tác dụng của chúng là:
+ Mèo: Được nuôi làm thú cưng trong gia đình, chúng rất thân thiện và gần gũi với con người.
+ Chó: Được nuôi làm thú cưng trong gia đình, chúng rất trung thành và bảo vệ con người.
+ Heo: Được nuôi lấy thịt, mỡ, da,...
Việc ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ gen trên đối tượng vật nuôi, cây trồng đã đem lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì công nghệ gen cũng đã đem lại những vấn đề nghiêm trọng cho xã hội loài người như:
1-Phát tán các gen kháng thuốc kháng sinh từ các sinh vật biến đổi gen sang sinh vật gây bệnh cho người và các sinh vật có ích.
2-Phát tán các gen sản sinh độc tố diệt côn trùng ở thực vật có chuyển gen sang côn trùng có ích.
3-Phát tán các gen kháng thuốc diệt cỏ ở cây trồng sang cỏ dại.
4-Phát tán gen sản sinh độc tố vào động vật và thực vật gây hại cho các động thực vật có ích.
5-Có thể gây mất an toàn cho người sử dụng thực phẩm biến đổi gen.
6-Có thể tạo ra người bằng nhân bản vô tính.
Trong các vấn đề trên, số vấn đề thuộc về công nghệ gen là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Chọn D.
Trong các vấn đề trên, các vấn đề thuộc về công nghệ gen là 1, 2, 3, 4, 5
6 là vai trò của nhân bản vô tính (công nghệ tế bào)
Hãy chọn phương án trả lời đúng: Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết:
a) Sự phụ thuộc về thức ăn của động vật và thực vật.
b) Sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã.
c) Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
d) Dòng năng lượng trong quần xã.
Trong các loài thực vật em đã quan sát, loài nào có kích thước nhỏ nhất, loài nào có kích thước lớn nhất? Em có nhận xét gì về kích thước của các loài thực vật quanh em?
- Loài thực vật nhỏ nhất là rêu và lớn nhất là cây chò.
- Các loài thực vật xung quanh em không những chủng loại phong phú mà kích thước và hình dạng của các loài cũng có rất nhiều sự khác nhau (có loài kích thước nhỏ bé nhưng cũng có loài kích thước to lớn).
Câu 5: Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết
A. Sự phụ thuộc về thức ăn của động vật vào thực vật.
B. Sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã.
C. Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
D. Dòng năng lượng trong quần xã.
"Không cần ngôn ngữ, mọi điều nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn vùng Tsunoda Bắc Cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân tâm. Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa. Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chúng sẽ trỗi dậy... Quả thật trong muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảng khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định. Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta lại càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém muông thú."
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi ?
Câu 3: Chỉ ra điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và vùng sa mạc Sahara
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: nghị luận.
Câu 2:
Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc, chúng đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng với mảnh đời thật ngắn ngủi.
Câu 3: Điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và vùng sa mạc Sahara:
- Các loài thực vật đều sống ở nơi có khí hậu khắc nghiệt rất khó để sinh tồn.
- Vượt lên trên tất cả, các loài thực vật đều mang trong mình một sức sống mãnh liệt, vươn lên, nảy mầm, nở hoa và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với khó khăn để tồn tại và duy trì sự sống.
- Dù chỉ là những sinh mệnh nhỏ nhoi nhưng những loài thực vật ấy đều sống hết mình trọn vẹn trong từng khoảnh khắc và phút giây hiện tại.
Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái đất?
(1) Đặc điểm hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái đất không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.
(2) Hệ động thực vật ở đảo đại dương thường phong phú hơn ở đảo lục địa. Đặc điểm hệ động, thực vật ở đảo đại dương là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của cách li đại lí.
(3) Các loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về nhiều đặc điểm chủ yếu là do chúng sống trong các điều kiện tự nhiên giống nhau hơn là do chúng có chung nguồn gốc.
(4) Điều kiện tự nhiên giống nhau chưa phải là yếu tố chủ yếu quyết định sự giống nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau trên trái đất
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Các nhận định đúng là : (1) (4)
(2) sai, hệ động thực vật ở đảo đại dương nghèo nàn hơn ở đảo lục địa
(3) sai, điều kiện tự nhiên chỉ là 1 phần chứ không phải là chủ yếu, điều này còn phụ thuộc vào hệ gen qui định
Đáp án D
Hãy kể tên 5 loài động vật ăn thịt sử dụng cá làm thức ăn
Hãy kể tên 5 loài gia súc ăn cỏ mà em biết
Hãy chỉ ra nguyên nhân làm cho động vật k xương sống đang bị suy giảm hiện nay và đề xuất biện pháp bảo vệ chúng
Hãy mô tả vai trò của các động vật k xương sống ở xung quanh e
Hãy nêu biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển vật nuôi có xương sống
Viết báo cáo về các nội dung trên
Giải giúp mình nha !!!
Câu 1:
5 loài động vật ăn thịt lấy cá làm thức ăn: Gấu, chim biển, cá voi, con người, Cáo
Câu 2:
5 loài gia súc ăn cỏ: bò, trâu, dê, ngựa, thỏ
Câu 3:
Nguyên nhân: - Do con người săn bắt bừa bãi, trái phép
- Do con người hủy hoại môi trường sống của chúng
Biện pháp khắc phục: - Lên án những hành vi bán, xuất khẩu động vật tái phép; những hành vi phá hoại môi trường sống của chúng
- Tuyên truyền, giáo dục. nhắc nhở để mọi người cùng thực hiện
Câu 4:
Vai trò của động vật không xương sống
- Có lợi: + Làm thực phẩm, có giá trị xuất khẩu
+ Có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh
+ Có giá trị về mặt địa tầng
+ Tiêu diệt loài động vật có hại
+ Làm đồ trang trí, làm vật trang tí
+ Làm sạch môi trường nước
+ Làm màu mỡ đất trồng
- Có hại: + Có hại cho cây trồng, con người, vật nuôi
+ Là vật chủ trung gian truyền bệnh
+ Hại đồ gỗ trong nhà
Câu 5:
Biện pháp bảo vệ và phát triển:
- Không hủy hoại môi trường sống, săn bắt động vật ko xương sống trái phép
- Lên án những hành vi bán, xuất khẩu động vật tái phép; những hành vi phá hoại môi trường sống của chúng
- Tuyên truyền, giáo dục. nhắc nhở để mọi người cùng thực hiện, có ý thức trong việc bảo vệ động vật ko xương sống