Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vũ Đức
Xem chi tiết
nthv_.
12 tháng 9 2021 lúc 16:16

Tham khảo:

Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một xã hội phong kiến đầy bất công đối với những thân phận nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ. Nỗi tủi nhục, đau đớn trước số phân truân chuyên trong tình yêu cũng là một chủ đề trong thơ ca trung đại dưới ngòi bút xót thương của những người thi nhân biết đồng cảm. Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài danh thời ấy nhưng gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, hôn nhân. Tự tình là một bài thơ đặc sắc thể hiện nỗi đau buồn tủi trước thân phận éo le của mình. Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ đi từ cô đơn, buồn tủi, đau đớn đến uất ức muốn vùng lên đấu tranh nhưng rồi lại trở lại sự buồn tủi không lối thoát.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật. Với mỗi cặp câu đề – thực – luận – kết lại là một diễn biến tâm trang của nhân vật trữ tình.

Mở đầu bài thơ với hai câu thực là tâm trang cô đơn, buồn tủi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

“Đêm khuya” thường là lúc con người ta bắt đầu suy tư, đầy tâm trạng. Và ở đây với Hồ Xuân Hương cũng vậy. Thời điểm rất hợp với những tâm sự chất chứa trong lòng bà.Trong cái không gian tĩnh lặng, chỉ còn có thể nghe thấy âm thanh tiếng “trống canh” từ xa vọng lại, con người trở nên nhỏ bé hơn và bắt đầu nghĩ suy. Hai từ “hồng nhan” là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình, kết hợp với tính từ “trơ” được đảo lên đầu câu thơ như nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của Hồ Xuân Hương. Trước không gian rộng lớn bao la cả một xã hội đầy rẫy những bất công, chỉ có nhân vật trữ tình một mình thật nhỏ bé, tủi hổ trước cuộc đời này. Đọc câu thơ, người đọc nhận thấy sự trống vắng, cô liêu trong cảnh vật và tâm trang cô đơn, buồn tủi trong tâm hồn người thi sĩ.

Tiếp sau sự cô đơn, buồn tủi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương mang một tâm trạng đau đớn đến xót xa khi mượn chén rượu để quên sầu:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

Nhà thơ cảm thấy đau đớn hơn khi nhìn vào thân phận và bi kịch cuộc đời mình. Bà tìm đến rượu để được say nhưng thật đau lòng thay là càng uống lại càng say, say rồi lại tỉnh. Mà khi đã tỉnh thì nỗi đau về thân phận lại càng trở nên quặn thắt. Nhà thơ đưa tầm mắt ra xa để ngắm nhìn “vầng trăng” sáng, tìm kiếm một niềm vui nhỏ bé, nhưng hỡi ôi đó lại không phải một vầng trăng tròn vành vạnh, viên mãn mà lại là một vầng trăng “khuyết chưa tròn”. Nhìn lên vầng trăng “khuyết”, nhân vật trữ tình càng ý thức sâu sắc hơn về tình cảnh của mình, bi kịch tình yêu không trọn vẹn như vầng trăng khuyết kia.

Từ tâm trạng đau đớn, xót xa vô cùng, tâm trạng nhà thơ trở nên phẫn uất, muốn vùng lên đấu tranh để dành lấy tình yêu trọn vẹn:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Nhà thơ nhìn cảnh vật xung quanh chỉ thấy sự đấu tranh. Đó là từng đám “rêu” nhỏ bé xiên ngang mặt đất, là “đá mấy hòn” đâm toạc chân mây. Đến rêu và đá vô tri, vô giác kia cũng trỗi dậy phản kháng. “Rêu”, “đất”, “đá”, “mây” là hình ảnh tả thực nhưng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trang uất ức muốn bùng nổ đấu tranh của nhân vật trữ tình. Sự phản kháng mãnh liệt, muốn đấu tranh như đang trỗi dậy trong tâm trí Hồ Xuân Hương. Tâm trạng nhà thơ ở đây là tâm trạng uất hận muốn dành lấy tình yêu trọn vẹn, hạnh phúc trọn vẹn đã dâng lên cao trào, đỉnh điểm.

Sau tâm trạng cao trào muốn vùng lên đấu tranh, khát khao tình yêu hạnh phúc, nhân vật trữ tĩnh lại quay về buồn với hiện thưc phũ phàng, không lối thoát của tình duyên ngang trái:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Quay lại với nỗi chán chường trong lòng người thi sĩ. Cụm từ “xuân đi” đối lập với “xuân lại lại” thể hiện một sự buồn chán và tẻ nhạt trong tâm trạng thi nhân . Nhà thơ buồn tủi trước hiện thực phải san sẻ một “mảnh tình” đã nhỏ bé rồi lại còn “tí con con”. Đó là một tâm trạng bế tắc, không lối thoát. Dù nhân vật trữ tình có muốn đứng lên đấu tranh nhưng chỉ dừng lại trong suy nghĩ, rồi lại quay về với nỗi buồn đau ấy mà thôi.

Tự tình là một bài thơ đặc sắc thể hiện diễn biến tâm trạng rất dễ hiểu của nhân vật trữ tình Hồ Xuân Hương. Tâm trạng nhà thơ đi từ buồn tủi, cô đơn đến đâu đớn, xót xa. Tột cùng đau đớn ấy là sự phán kháng muốn đứng lên đấu tranh cho khát vọng tình yêu, nhưng rồi người thi sĩ lại đi vào bế tắc với thực tại buồn tủi, bẽ bàng. Bài thơ tiêu biểu cho tâm trạng chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ cùng tình cảnh éo le như thế, khơi gợi được sự đồng cảm của bao thế hệ người đọc.

Nguyên Thị Nami
Xem chi tiết
Linh Phương
30 tháng 11 2016 lúc 13:22

Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 17:11

- Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về mùa xuân ở miền Tây Bắc, nơi có mùa hoa mận báo hiệu xuân về

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.

- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.

Trịnh Minh Tuấn
Xem chi tiết
Ánh Tuyết
Xem chi tiết
tunganh nguyễn
Xem chi tiết
uzumaki naruto
27 tháng 2 2019 lúc 22:33

Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ. Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.

Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.

Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.

Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).

Bài thơ có thể tóm tắt như sau:

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.

Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.

Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.

Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên nhìn bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm.

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác.

Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh... Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.

Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một .

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng

Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.

Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.

Anh đội viền mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.

Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác. Lồng lộng bóng hình nhưng cũng là lồng lộng chiều rộng, chiều cao của tấm lòng Bác. Anh đội viên thấy mình như đang được nằm trong lòng Bác và anh sung sướng bồi hồi.

Càng bồi hồi anh càng lo lắng khi thấy đêm đã khuya rồi mà Bác vẫn chưa đi ngủ:

Thổn thức cả nỗi lòng

Thầm thì anh hỏi nhỏ:

Bác ơi Bác chưa ngủ

Bác có lạnh lắm không?

Xúc động cao độ, anh đội viên tha thiết mời Bác đi nghỉ. Nỗi lo Bác ốm cứ bề bộn trong lòng anh.

Bác không trả lời câu hỏi của anh mà ân cần khuyên nhủ:

Chú cứ việc ngủ ngon

Ngày mai đi đánh giặc

Vâng lời anh nhắm mắt nhưng vẫn thấp thỏm không yên:

Không biết nói gì hơn

Anh nằm lo Bác ốm

Lòng anh cứ bề bộn

Vì Bác vẫn thức hoài

Chiến dịch hãy còn dài

Rừng lắm dốc lắm ụ

Đêm nay Bác không ngủ

Lấy sức đâu mà đi?

Nỗi lo lắng của anh thật thiết thực, bởi trong suy nghĩ của anh, Bác là linh hồn chiến dịch.

Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy, mà từ lần thứ nhất chuyển ngay sang lần thứ ba. Điều này cho thấy trong đêm, anh đã nhiều lần tỉnh giấc và lần nào cũng chứng kiến cảnh Bác Hồ không ngủ. Từ lần thứ nhất đến lần thứ ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có sự biến đổi rõ rệt.

Lần đầu thức dậy, anh đội viên thấy Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt Bác trầm ngâm như đang nghĩ ngợi chăm chú về một điều gì đó.

... Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ.

Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:

Anh vội vàng nằng nặc

Mời Bác ngủ Bác ơi

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:

Bác thức thì mặc Bác

Bác ngủ không an lòng

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn.

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau.

Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ.

Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.

Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc.

Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ, cao quý. Khi đã hiểu rõ tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ: Lòng vui sướng mênh mông, Anh thức luôn cùng Bác.

Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đó là niềm hạnh phúc được đón nhận tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần của Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị.

Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Nhà thơ đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác - người Cha già thân thiết của quân đội và nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc.

Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.

Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.

Nguyễn Lương Phương Thảo
28 tháng 2 2019 lúc 4:19

Bài tham khảo :

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ "đêm nay Bác không ngủ"đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.

" Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên nhìn bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm.

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác"

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.

"Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một.

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng"

Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

"Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc. "

Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:

"Anh vội vàng nằng nặc

Mời Bác ngủ Bác ơi

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!"

Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:

"Bác thức thì mặc Bác

Bác ngủ không an lòng

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn.

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau. "

Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ. Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình. Một nỗi xúc dộngđộtngột dâng trào trong anh chiến sĩ khi anh hiểu được tấm lòng của Bác,khi đó anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi niềm cùng Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo cho những việc lớn mà con nghĩ đến từng miếng ăn giấc ngủ của tất cả các chiến sĩ và còn của tất cả mọi người dân.

Ở đoạn kết tác giả viết

"Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh"

Lẽ thường tình ấy đơn giản dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên người là Hồ Chí Minh. Vì người từng ra trận từng đồng cam cộng khổ đối với các chiến sĩ dân công. Ba chữ "lẽ thường tình"hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh đạo kính yêu của dân tộc.

Bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là hình ảnh một vị lãnh tụ hiện lên là một người cha già của cả dân tộc. Hình ảnh Bác không ngủ chăm sóc từng giấc ngủ của mỗi người chiến sĩ để lại trong chúng ta rất nhiều ấn tượng mới mẻ về Bác. Bài thơ cho chúng ta hiểu thêm về Bác hiểu thêm về một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam

Nguyễn Lương Phương Thảo
28 tháng 2 2019 lúc 4:20

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Trong số đó, có bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ được viết giữa năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Bằng những vần thơ sâu lắng, thiết tha, Minh Huệ đã khắc hoạ lại hình ảnh một vị lãnh tụ qua cách nhìn của người chiến sĩ giữa rừng sâu Việt Bắc, Bác Hồ cùng chiến sĩ ra trận, cùng trú quân dưới một túp lều tranh đơn sơ trong khu rừng già rét buốt. Bài thơ đã làm dâng trào trong con tim bao người đọc một nỗi niềm xúc động. "Đêm nay Bác không ngủ"đã đọng lại trong em hình ảnh Người cha già kính yêu của dân tộc đang thổn thức giữa trời đêm lạnh giá. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hi sinh giang khổ để trực tiếp chỉ huy bộ đội đánh giặc. Bác trầm ngâm, đăm chiêu lặng lẽ...trong khi mọi người đang ngủ ngon. Bác xem những chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình.Trong bài, nhà thơ đã viết:

"Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người, từng người một."

Bác nhóm lên ngọn lửa yêu thương từ con tim của mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ "từng người"đã thể hiện tình cảm bao la của Bác dành cho các chiến sĩ. Đối với ai Người cũng chia đều cho họ một tình cảm yêu thương ,đằm thắm, nhẹ nhàng mà cao cả. Làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc,ấm áp biết bao cho dù đang ở nơi rừng núi sâu thẳm lạnh buốt. Trong bài, Minh Huệ không tả cái lạnh ở rừng núi Việt Bắc mà chỉ viết rằng:

"Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác."

Chỉ qua hai câu thơ, tác giả đã thể hiện được sự thiếu thốn về vật chất của những chiến sĩ và Bác Hồ ở chốn rừng sâu Việt Bắc. Giữa làn mưa phùn dai dẳng, mọi người cùng nhau dựng lên lán trại bằng tranh đơn sơ,dưới tán cây xanh thẳm. Tuy thiếu thốn về vật chất,nhưng các chiến sĩ lại được Bác thắp sáng ngọn lửa tâm hồn, Bác yêu thương, chăm sóc từng li từng tí cho mọi người, cho đất nước như người cha chăm sóc cho đàn con thân yêu của mình. Người cha ấy đã trằn trọc suốt đêm lo lắng cho chiến dịch đang còn dở dang:

"Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ."

Đoạn thơ trên tuy mộc mạc,giản dị nhưng đã lột tả được tình cảm của Bác đối với dân tộc, với đất nước. Bác thức suốt đêm với bao nỗi niềm, với bao tình thương. Bác như bức tường thành vững chãi bảo vệ cho các chiến sĩ ở ngoài mặt trận vượt qua bao thử thách. Bác là người cha già của đất nước với bao nỗi lo toan sớm hôm, đáng nhẽ ra Bác phải là người đi ngủ sớm nhất để có sức lo cho chiến dịch còn cả đoạn đường dài nhưng "Không!"Người vẫn thức suốt đêm để giữ sự bình yên cho giấc ngủ của mọi người.Sự "trầm ngâm trên nét mặt", "lặng yên bên bếp lửa"đã thể hiên một tâm hồn đang nặng trĩu những nỗi lo âu. Tuy bề ngoài nhẹ nhàng,lặng lẽ nhưng trong thâm tâm Bác là cả một khối suy nghĩ khổng lồ, Bác luôn ôm cả trăm công ngàn việc và điều đó đã làm cho anh đội viên cảm động về tình cảm của Bác với non sông, với mọi người:

"Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm"

Càng nhìn Bác, anh đội viên càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu về một con người nguyện hi sinh trọn cuộc đời vì dân tộc. Ánh lửa rừng mà Bác nhóm nên đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái bao la của Bác. Người đã chăm sóc cho các anh chiến sĩ như tình cha con ruột thịt. Ánh lửa Bác nhóm lên không đơn giản chỉ là ánh lửa rừng mà còn là ánh lửa của lòng yêu nước từ tận đáy lòng, tình thương nồng ấm dành cho các anh chiến sĩ giữa màn đêm lạnh giá. Người đã truyền thêm sức mạnh cho con dân nước Việt Nam để đưa chiến dịch đi đến thành công.Chính sự chăm chút của Bác đã làm cho anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên,cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng,anh cảm thấy hình ảnh Bác như kì vĩ hẳn lên:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Bằng biện pháp tu từ so sánh,tác giả đã thể hiện hình ảnh lớn lao của Bác Hồ trong mắt anh chiến sĩ và trong mắt mỗi người dân Việt Nam.Bác như một ông tiên trong những câu chuyện cổ tích,ông tiên to lớn,vĩ đại, bóng hình ông "lồng lộng",ông tiên đã đem ánh lửa soi sáng mọi nẻo đường trên khắp dải đất hình chữ S.Bác đã mang phép màu đến cho nước Việt,đưa cả dân tộc đến bến bờ thành công.Tình cảm của người cha dành cho những đứa con của mình thật lớn lao và sâu nặng.

Lần thứ ba thức dậy,anh đội viên hoảng hốt khi thấy Bác vẫn còn ngồi đó:

Lần thứ ba thức dậy

Anh hoảng hốt giật mình

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc

Lần thứ ba anh đội viên thức dậy,đã sau mấy giờ đồng hồ mà Bác vẫn còn ngồi đó với bao tâm tư.Chi tiết này đã thể hiện được sự quan tâm, lo lắng của anh chiến sĩ đối với Bác,đối với người cha của dân tộc.Cho dù nghe lời khuyên của Bác,anh chiến sĩ vẫn đi ngủ nhưng thỉnh thoảng lại tỉnh giấc.anh không thể ngủ được khi người cha của mình vẫn còn ngồi lặng lẽ ở đó.Và từ lần đầu,anh chỉ mới thầm thì hỏi nhỏ, sang đến lần thứ ba anh đã hoảng hốt nằng nặc mời Bác ngủ:

-Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! mời Bác ngủ!

Đoạn thơ trên đã đảo trật tự ngôn từ,lặp cụm từ: "Mời Bác ngủ,Bác ơi"diễn tả tăng dần sự bồn chồn, lo lắng cho sức khoẻ Bác Hồ của anh chiến sĩ.Mặc dù đã ba lần anh đội viên tha thiết mời Bác ngủ nhưng Người vẫn cứ thức,Người còn động viên anh chiến sĩ :

Chú cứ việc ngủ ngon

Ngày mai đi đánh giặc

Bác thức thì mặc Bác

Bác ngủ không an lòng

Bằng cách trả lời dứt khoát mà giản dị , mộc mạc,Bác đã động viên anh chiến sĩ đi ngủ để ngày mai đánh giặc. Còn Bác,Bác thức để lo cho non sông, đất nước,Bác ngủ không an lòng vì trong lòng còn bao nỗi lo âu.Cả một khối công việc đang chất đầy trong bộ não của Bác.Và để cho anh đội viên khỏi phải băng khoăn,muốn cho anh an lòng đi ngủ,bác đã giải thích:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Một nỗi xúc động đột ngột dâng trào trong anh chiến sĩ.hiểu được tấm lòng của Bác,anh chiến sĩ vô cùng vui sướng.Anh muốn chia sẻ niềm lo toan với Bác và đã thức luôn cùng Bác.Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại,một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo những việc lớn mà còn nghĩ đến từng miếng ăn, giấc ngủ của người dân.Hình ảnh "Anh đội viên nhìn Bác,Bác nhìn ngọn lửa hồng"thật đẹp mà cao quý.Đó là cái đẹp của tình cảm cha con chân thành,cái đẹp của ánh lửa Bác nhóm lên trong lòng anh chiến sĩ và tất cả người dân Việt Nam.Ở đoạn kết,Minh Huệ đã viết :

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Lẽ thường tình ấy đơn giản,dễ hiểu mà sâu sắc.Vì tên Người là Hồ Chí Minh.Vì người đã từng ra trận, đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ, dân công. Ba chữ "Lẽ thường tình" hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh tụ kính yêu. Đêm nay không phải là đêm duy nhất Bác không ngủ, Bác đã thức rất nhiều đêm để suy nghĩ, tìm đường cứu nước. Ôi! Bác thật là một con người vì nước quên thân,đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung,thương cỏ hoa.

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 5 2018 lúc 16:41

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

   + Sáng tác tháng 10/ 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

   + Các chiến sĩ rời chiến khi về thủ đô, từ đó thấy được tình cảm lưu luyến của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này

- Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình:

   + Tâm trạng thể hiện qua lời đối đáp

   + Lưu luyến, bịn rịn giữa người đi- kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm của ước vọng và tin tưởng

   + Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc trong ca dao, cách xưng hô mình – ta thể hiện tình cảm sự hô ứng

Nguyễn Đăng Khôi
Xem chi tiết
qwerty
1 tháng 4 2016 lúc 21:07

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một tác phẩm như thế. Được sáng tác vào năm 1976, bài thơ mang đậm chất trữ tình này đã ghi lại tình cảm sâu lăng, thành kính cảu nhà thơ khi hoà vào dòng người viếng lăng Bác. Bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhận dân Nam bộ và nhân dân cả nước dành cho Bác.

Vieng lang Bac
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vừa bước chân vào lăng. Nhà thơ xưng “con” và gọi “Bác”; lời thơ giản dị, mộc mạc mà chát chức bao tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh của ông. Điều đó càng cho thấy Bác là một con nguời rất hoà đồng và gần gũi. Chính vậy nhà thơ Tố hữ có viết “Người là Cha, là Bác, là Anh”. Chi tiết thơ “Con ở miền Nam” còn mang một sắc thái đầy xúc độgn. Khúc ruột miền Nam là miền đất xa xôi mà Bác không nguôi ngóng chờ, cho đến những ngày trước luc lâm chung thì trái tim ngươờ vẫn luôn huớng về mìen Nam ruột thịt. Nơi đó có biết bao đồng bào ta đang ngày đêm chiến đấu và anh dũng hy sinh vì một nàgy mai nước nhà thống nhất. Nhưng…Bác đã không chờ được đến ngày đó. Người đã ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng để lại muôn vàn niềm thương tiếc cho nhân dân ta. Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm xúc độgn, bồi hồi của tác giả đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

Và trong cái mênh mang sương mù của mọt ngày mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, ta chợt tìm thấy một “hàng tre” Việt Nam. Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với mái nhà tranh âm vang lời ru của bà, của mẹ; đén với Bác là đến với dân tộc mình, thế mới đẹp làm sao! Hình ảnh nhân hoá hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là biểu tượng bất diệt của con người VN kiên cường, bất khuất biền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sốg VN, màu xanh của hy vnọg, hạnh phúc và hoà bình. Đây quả là một tứ thơ độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàg”

Và nhà thơ phải kính yêu Bác lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình này:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Cũng là “mặt trời” nhưng “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, ngày ngày tỏ sáng, đem sự sống cho muôn loài, vạn vật, nó cũng có lúc quạnh quẽo, u ám. Còn “mặt trời” của nhận dân VN. “mặt trời” trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng, đỏ mãi. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi con đừơng giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Dù rằng đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng HCM vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta đứng lên.

Hoà nhịp với gần trăm triệu bàn chân VN, hàng triệu bàn chân lao độgn trên thế giới, Viễn Phương bùi ngùi xúc động bước vào lăng:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như nhưng trànghoa dâng lên người. “Bảy mươi chín” tràng hoa, ấy là bày mươi chín màu xuân, bày mươi chín năm cống hiến, hy sinh hết mình của Bác đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân, và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân VN nở hoa. Điệp ngữ “ngày ngày” đứng mỗi ý thơ giữ vị trí “nhãn tự”, vừa thể hiện một qui luật trình tự của dòng người vào lăng viếng Bác, lại vừa thể hiện một qui luật tự nhiên của tạo hoá.

Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc nào không hay:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vãn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng “dịu hiền”, mát mẻ mà vãn trong sáng rạng ngời.Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, vẫn chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi. Lí trí thì nói bác đang ngủ, nghĩa là Bác vẫn còn sống mãi với đất nước, với dân tộc ta như trời xanh còn mãi trên đầu. Mỗi ngày ngẩng đầu nhìn ta lại thấy trời xanh, lại thấy Bác. Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi cùng dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn “đau nhói”, mắt ta vẫn trào dâng khi nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa! Khổ thơ thứ hai và ba là một chuỗi các hình ảnh vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh lồng vào nhau như để ca ngời tầm vóc lớn lao của Bác; đồng thời thể hiện lòng tôn kíh vô hạn của tác giả, của nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

Bài thơ bắt đầu bằng sự kiện “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” và cũng kết thúc bằng chi tiết “Mai về miền Nam”. Đây là giờ phút sắp chia tay với Bác, tâm trạgn nhà thơ tràn đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh cuờng điệu: “Thương trào nước mắt” :

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Múon làm đóa hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Tình thương xót nén giữa tam hồn đã làm nảy sinh bao ước muốn: “muốn là con chin” để dâng lên tiếng hót vui, “muốn là đoá hoa” dâng hương thơm ngát, “muốn làm cây tre trung hiếu” canh gác chi giấc ngủ yên lành của Bác. Nhịp điệu khổ thơ lúc này dồn dập với điệp ngữ “muốn làm” nhắc lại đến ba lần và các hình ảnh liên tiếp xuất hiện như một dòng khát khao mãnh liệt của nhà thơ muốn được gần Bác mãi mãi.

Bằng tất cả tình cảm chan thành, Viễn Phương đã làm “Viếng lăng Bác” trở thành một bản tình ca bất tận để lại ấn tượgn sâu sắc cho bao người dân Việt Nam. Bài thơ hay không chỉ vì các nghệ thuật, kĩ sảo độc đáo mà quan trọgn hơn, đó là sự kết hợp nhuẫn nhị giữa cái “tâm” của một nguời con yêu nước và cái “tài” của người nghệ sĩ. Rất nhiều năm tháng đã đi qua nhưng mỗi thế hệ đọclại “Viếng lăng Bác” đều đón nhận vào tâm hồn mình một ánh sáng tư tưởng, tình cảm của nhà thơ và đồng thời cũng thấm nhuần vẻ đẹp trong suốt, lấp lánh toả ra từ chính cuộc đời, trí tuệ và trái tim Bác Hồ.

Nguyễn Văn Vinh
2 tháng 4 2016 lúc 20:22
I/ MỞ BÀI:
_ “Viếng lăng Bác” là bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha được Viễn Phương sáng tác trong dịp đến thăm nơi yên nghỉ cuối cùng của Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.
_ Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ đã bày tỏ lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc, niềm thương nhớ Bác khôn nguôi:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác…
….. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
( Tháng 4/1976 )
_ Hòa cùng nguồn cảm xúc dạt dào của nhà thơ, chúng ta sẽ cảm nhận và rung động sâu xa trước tình cảm chân thành, thắm thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.

II/ THÂN BÀI: (Kết hợp phân tích nghệ thuật và nội dung)

KHỔ 1:
_ Như một người con xa, nay mới có dịp được trở về viếng thăm “người cha” đã khuất, Viễn Phương vô cùng bồi hồi, xúc động:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát…
_ Trong tâm trạng của người con miền Nam “mong Bác nỗi mong cha”, nhà thơ bày tỏ tình cảm chân thành, tha thiết của mình đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Tác giả xưng “con” biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng đối với Bác.
_ Giờ đây, đứng trước lăng mộ của Người, trong lòng nhà thơ dâng trào bao xúc động, nghẹn ngào. Nguồn cảm xúc ấy cứ dâng trào mãnh liệt:
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Từ cảm “ôi” đã diễn tả niềm cảm xúc sâu xa của nhà thơ trước cảnh tượng thiêng liêng nơi lăng Bác.
_ Hình ảnh gợi tả “hàng tre xanh xanh” thật gần gũi, thân thương, biểu tượng cho làng quê Việt Nam tràn đầy sức sống dồi dào, mãnh liệt. Dù có phải trải qua bao “bão táp mưa sa” nhưng hàng tre vẫn xanh tươi, vẫn vươn lên mạnh mẽ. Từ bao đời nay, tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam có chí khí cao cả, có sức sống bền bỉ, dẻo dai, kiên cường, bất khuất:
“Loài tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường.”
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy )
_ Trong tâm hồn nhà thơ thì hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác biểu tượng cho toàn thể dân tộc Việt Nam đã hợp thành đội ngũ trang nghiêm, chỉnh tề, vững vàng bên lăng Bác. Dù trong hoàn cảnh nào, cả dân tộc vẫn giữ trọn tấm lòng thành kính hướng về Bác.
KHỔ 2:
_ Với tấm lòng thành kính Viễn Phương tiếp tục suy tưởng khi đứng trước lăng Bác, ngợi ca công ơn của Người:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
_ Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên nhiên, nguồn ánh sáng rực rỡ, vĩnh viễn, bất tận trên thế gian này. Ánh sáng mặt trời đem lại sự sống cho con người và vạn vật
_ Từ hình ảnh thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng và sáng tạo một hình ảnh ẩn dụ tinh tế, tài tình, độc đáo, “mặt trời trong lăng rất đỏ” để ca ngợi công ơn to lớn và sự cao cả, vĩ đại của Bác. Trong tâm hồn Bác ngời sáng một vầng hào quang rực rỡ như nguồn sáng của mặt trời đã đem lại sự sống cho con người, vạn vật. Đó cũng chính là vầng hào quang chói lọi của lí tưởng cách mạng mãi mãi soi sáng cho dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường phía trước, con đường vươn tới một tương lai tốt đẹp – một đất nước Việt Nam giàu mạnh.
_ Trong trái tim của Bác còn tỏa sáng tình yêu thương nồng ấm, thiết tha đối với dân tộc và đất nước. Nhu nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
_ Với niềm xúc động chân thành, Viễn Phương đã bày tỏ lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc đối với Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
_ Hình ảnh tiêu biểu, sinh động “dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên trước mắt người đọc cảnh nhân dân từ mọi miền đất nước về thủ đô Hà Nội để viếng thăm lăng Bác.
_ Trong tình cảm nhớ thương, biết ơn Bác vô hạn, họ kết thành những “tràng hoa” đời tuyệt đẹp thành kính dâng lên Bác. Những tràng hoa tươi thắm ấy tượng trưng cho muôn triệu cuộc đời nở hoa dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ của Bác. Cả dân tộc đời đời tưởng nhớ và ghi khắc trong lòng công ơn to lớn của Bác.
_ Với lòng biết ơn vô hạn, Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, giàu ý nghĩa tượng trưng “bảy mươi chín mùa xuân” để ca ngợi sự cống hiến, hi sinh cao cả của Bác Hồ kính yêu. Cuộc đời của Người là “bảy mươi chín mùa xuân” tươi đẹp, cống hiến trọn vẹn cho dân tộc, cho đất nước. Suốt hơn nữa thế kỉ, Bác đã chiến đấu, hy sinh để đem lại độc lập tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Sự cống hiến của Bác thật cao cả, vĩ đại! Vì vậy Bác còn sống mãi trong niềm ngưỡng mộ, tôn kính của nhân dân.

KHỔ 3:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
_ Bác đang yên nghỉ giữa lòng quê hương, đất nước thân yêu. Tác giả đã chọn lọc một hình ành đặc sắc, sinh động, giàu sức gợi cảm “vầng trăng sáng dịu hiền” để ca ngợi tâm hồn trong sáng cao đẹp tuyệt vời của Bác. Trong cảm nhận của nhà thơ, Bác mãi mãi là một vầng trăng ngời ngời tỏa sáng tình yêu thương cho con người và cuộc đời.
_ Hình ảnh của Bác vừa vĩ đại, vừa bình dị và gần gũi.
_ Hình ảnh vầng trăng vĩnh hằng của trời đất, tượng trưng cho sự bất tử của Bác. Vị cha già kính yêu của dân tộc còn sống mãi cùng non sông, đất nước, sống mãi trong tâm trí mỗi người dân đất Việt.
_ Trong tình cảm của dân tộc thì Bác vẫn còn sống mãi nhưng trong thực tế, Bác đã vĩnh biệt chúng ta. Vì vậy, nhà thơ vô cùng đau đớn thương tiếc Bác:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” rất tinh tế và giàu sức gợi cảm để ca ngợi sự bất tử của Bác. Bác đã đi xa nhưng sự nghiệp cách mạng cao cả của Người vẫn luôn tồn tại như bầu trời cao xanh kia. Hình ảnh Bác vẫn mãi soi sáng, sát cánh cùng non sông đất nước, trong tâm hồn dân tộc. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, Bác đã ra đi, Viễn Phương nghe mà “nhói ở trong tim”. Hình ảnh “nghe nhói ở trong tim” đã diễn tả chân thực, giàu cảm xúc nỗi nghẹn ngào, tiếc thương, đau đớn của tác giả. Đó là nỗi đau của người con miền Nam bao năm mong ước được gặp Bác và cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc. Bác ra đi là một mất mát lớn lao không gì bù đắp được. Dân tộc đã mất đii một vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha già kính yêu. Cảm xúc ấy dường như đã len lỏi vào từng câu từng chữ, khiến người đọc cũng không khỏi nghẹn ngào.

KHỔ 4:
_ Khi tạm biệt Bác để trở về miền Nam , trong lòng nhà thơ dâng trào một nỗi buồn thương da diết:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Hình ảnh chứa chan cảm xúc “thương trào nước mắt” diễn tả cái cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt trong lòng tác giả. Nhà thơ lưu luyến, nhớ thương, xúc động, nghẹn ngào, không muốn rời xa người cha già kính yêu
_ Với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn Bác, người con miền Nam đã bày tỏ ước nguyện tha thiết của mình:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
_ Điệp ngữ “muốn làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp nhau gắn liền với hình ảnh “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương” và “cây tre trung hiếu” thể hiện ước nguyện giản dị, chân thành và sâu sắc của nhà thơ. Trước anh linh của Bác, người con miền Nam xin hứa luôn giữ mãi phẩm chất cao đẹp, trong sáng, cốt cách của con người Việt Nam để mãi mãi xứng đáng là lớp cháu con của Bác.
_ Hình ảnh nhân hóa sinh động giàu sức biểu cảm “cây tre trung hiếu” gợi lên hình ảnh những người con trung kiên, hiếu nghĩa, một lòng vì nước vì dân. Tác giả nguyện sống xứng đáng là người con trung hiếu của dân tộc. Lời hứa đó thể hiện tình cảm thành kính thiêng liêng của người con miền Nam và của nhân dân cả nước thành tâm hướng về Bác vô hạn.
III/ KẾT BÀI:
_ Bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha. Với những hình ảnh ẩn dụ tinh tế, giàu tính thẩm mĩ và các biện pháp tu từ đặc sắc… đã thể hiện tình cảm chân thành, thiết tha, sâu sắc của nhà thơ và đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
_ Bác tuy đã đi xa nhưng những phẩm chất cao đẹp, sự cống hiến to lớn, cao cả và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác sẽ luôn sống trong hàng triệu trái tim của những người con đất Việt. 
Nguyễn Văn Vinh
2 tháng 4 2016 lúc 20:22
Viễn Phương là một nhà thơ có tiếng, quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền nam từ thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông đã cho ra đời nhiều bài thơ hay nhưng đặc sắc nhất là bài “viếng lăng bác”. Bài thơ được sáng tác trong thời gian sau khi cuộc kháng chiếc chống mĩ kết thúc thắng lợi, dất nước thống nhất, lăng Bác cũng vừa khánh thành,Viễn Phương vinh dự ra thăm miền bắc, vào lăng viếng bác. Với niềm xúc động sâu sắc và lòng thành kính của mình, nhà thơ đã cho ra đời bài thơ “ viếng lăng bác” và được in trong tập thơ”Như mây mùa xuân”.

Ở khổ thơ đầu, nội dung chính là cảm xúc của tác giả trước cảnh vật ngoải lăng bác.

“ Con ở miền nam ra thăm lăng bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

Khi tác giả từ miền Nam ra Hà Nội thăm bác, ông đã có một lời giới thiệu thật gọn” Con ở miền Nam ra thăm lăng bác”, Viễn Phương đã thể hiện lòng thành kính của mình đối với Bác qua từ” con” và địa danh nơi t/g sinh sống”niềm nam”lại càng làm nổi bật sự xúc động dạt dào của nhà thơ. Miền Nam-nơi chiến trường xưa, nơi Bác mong muốn vào thăm khi nước nhà thống nhất. Thế nhưng điều đó chưa kịp thực hiện thì Bác đã mãi mãi đi xa. Để bây giờ, t/g- người con của miền Nam lại phải lên thăm lại người cha giả kính yêu. t/g đã rất cẩn trọng trong việc dùng từ ngữ của mình”thăm lăng bác”, trong lòng nhà thơ vẫn luôn sống mãi với cuộc đời và với công lao của Người dành cho đất nước và dân chúng. Khi t/g bước vào trong khuôn viên lăng, cảnh đầu tiên t/g thấy chính là cây tre”đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. Tre nhiều và bạt ngàn khiến cho t/g phải ngạc nhiên mà cất tiếng kêu “Ôi!”. Hàng tre thẳng tắp, xanh bóng lại uy nghiêm và nghiêm trang, ko lung lay khi bão táp mưa sa:. Tre tượng trưng cho DT , đất nước VN kiên trì, bất khuất, bền bỉ và dũng cảm. Hàng tre bao quanh lăng bác như đang canh giữ giấc ngủ cho Bác. Chỉ trong vòng 4 câu thơ thôi mà t/g đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc của mình qua những từ ngữ thật giàu tính biểu cảm và sử dụng những nghệ thuật thật đặc sắc như tượng trưng, ẩn dụ.

Khổ thơ hai thể hiện cảm xúc của t/g trước dòng người vào lăng viếng bác.

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.

Nhà thơ dùng hình ảnh” mặt trời đi qua trên lăng” để mở đầu cho cảm xúc của mình. “ mặt trời” dường như đã quá quen thuộc đối với chúng ta, nhưng hình ảnh này được nhắc đến trong thơ của Viễn Phương lại sinh động hơn nhiều qua động tác “đi, thấy”. T/g đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa thật độc đáo. “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. “ mặt trời trong lăng” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp chỉ Bác.Ở câu thơ này nhà thơ đã ca ngợi công lao của bác và bày tỏ niềm tự hào, sự tôn kính đối với Bác. “ngày ngày dóng người đi trong thương nhớ”. Điệp ngữ “ngày ngày”, chỉ sự liên hoàn , từ ngày này sang ngày khác, thời gian nối tiếp trôi,

“Dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân”

Là một hình ảnh tả thực, dòng người đến viếng Bác đông, trông như những tràng hoa. Không những vậy, nhà thơ còn kết hợp với hình ảnh ẩn dụ , tượng trưng để thể hiện lòng biết ơn của nhân dân VN nói chung và nhân dân TG nói riêng.”bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ về tuổi thọ của bác. Hai cặp câu cuối đã thể hiện thật rõ ràng sự tôn kính của nhân dân VN đối với Bác qua điệp ngữ liên hoàn, hình ảnh ẩn dụ và tả thực xen với hình ảnh nhân hóa thật độc đáo của Viễn Phương.

Khổ ba thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của t/g khi vào viếng lăng bác.

“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Khi t/g bước vào lăng t/g đã thấy” bác nằm trong giấc ngủ bình yên”, ông tưởng như Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên, thanh thản. nhà thơ đã liên tưởng ánh đèn quanh Bác là ánh sáng của trăng. Dường như nhà thơ rất am hiểu về Bác thì phải, vì lúc sinh thời Bác đã từng xem trăng là người bạn tri kỉ, vui buồn có nhau và Người đã sáng tác rất nhiều bài thơ về trăng. Cho nên, khi nhìn thấy ánh sáng đèn thì t/g liền nghĩ ngay đến ánh trăng. Nhà thơ đã giúp cho trăng và bác lại trở thành bạn tri kỉ. lí trí của t/g bây giờ rất rõ là bác đã mất thế nhưng ông vẫn phải thốt lên rằng”Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

“trời xanh” là một ẩn dụ đẹp chỉ bác hồ, nhà thơ luôn cho rằng Bác ko bao giờ mất, Bác chỉ đang ngủ thôi, bác mãi truồng tồn, vĩnh cửu trong lòng nhân dân VN và nhất là t/g. nhưng sự thật vẫn là sự thật, cho dù đó là diều quá đau lòng. Bác đã mãi mai đi xa, bác đang ngủ một giấc ngủ thiên thu và t/g thậ sự qua đau lòng khi biết điều này và cảm thấy đau lòng khi biết điều này và cảm thấy đau nhói ở trong tim. Khổ thơ đã diễn tả sự đau đớn của t/g khi thấy Bác đã qua đời qua những nghệ thuật đặc sắc.

Khổ bốn thể hiện tâm trạng của t/g khi sắp phải rời xa lăng bác.

“Mai về miền nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

Đang ở trong lăng viếng bác mà t/g đã nghĩ đến “ mai về miền nam”, tâm trạng luyền tiếc, ngậm ngùi, ko muốn rời xa lăng bác. Lòng ông đau như cắt, nước mắt trào ra khi nhà thơ nghĩ đến điều đó. Nên t/g có một ước nguyện là làm con chim để hót cho Bác nghe. Nhưng t/g sợ con chim rồi cũng sẽ bay đi mất, nên t/g lại muốn làm đóa hoa để tỏa ngát hương thơm, làm đẹp cho lăng.Nhưng bông hoa rồi cũng sẽ tàn, nên t/g đã ước muốn mình làm cây tre bên lăng Bác, để bảo vệ lăng và đóng góp phần nhỏ bé của mình- người con hiếu thảo- cho người cha già kính yêu và càng được làm rõ qua diệp từ “muốn làm”, nhà thơ khao khát được bên bác, những hình ảnh ẩn dụ một lần nữa lại bổ sung thêm nghĩa trung hiếu của t/g đối với Bác Hồ.

Tóm lại, bài thơ là một đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ Viễn Phương, ko những thành công trong việc kết hợp thật độc đáo giàu các biện pháp tu từ mà bài thơ còn có giọng điệu trang trọng và tha thiết, ngôn ngữ bình dị, mà cô đúc, mà ko phải ai cũng có thể sáng tạo như thế được, và đó chỉ có thề là Viễn Phương.
__________________