Viếng lăng Bác- Viễn Phương

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Đình Pháp
Xem chi tiết
Ngo Quang Nam
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 1 2018 lúc 20:04

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh những người lớn hút thuốc lá ngoài ra còn có những học sinh thiếu nhiên hút thuốc lá

Trong những thói quen xấu đó, thuốc lá là một hiện tượng phổ biến nhất trong giới trẻ hiện nay, tật xấu đó có những sức hút ghê gớm dần dần sẽ tha hoá con người,con người bị nó ràng buộc và chi phối. Đầu tiên, do bạn bè xấu rủ rê hoặc do quá hiếu kì dùng thử cho biết nhưng sau một vài lần nếu không có thuốc thì trong người cảm thấy bồn chồn, khó chịu dần dần dẫn tới nghiện ngập, sau đó cơ thể sẽ bị cơn nghiện hành hạ và để thoả mãn điều đó người ta có thể làm bất cứ điều gì kể cả cướp giật, trộm cắp hoặc thậm chí giết người...một khi đã vướng vào thuốc lá rồi thì khó mà có thể bỏ được.

Thuốc lá được xem là một sát thủ giấu mặt đối với sức khoẻ của con người. khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể người, nhất là đối với những ngưởi mẹ đang mang thai nếu như hít phải khói thuốc lá quá nhiều con sinh ra sẽ bị dị tật hoặc không có sức khoẻ tốt như những đứa trẻ khác...chưa kể đến là thuốc lá làm tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập của gia đình, tác động xấu đến nền kinh tế quốc dân.

Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở nơi công cộng và chỗ nhiều người. Đây cũng là một biện pháp hiệu quả cho việc hạn chế hút thuốc lá mà đa số là giới trẻ như ngày nay.

Ngày xưa ông cha ta đã dạy:"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", hãy tưởng tượng nhưng thói quen xấu nư hút thuốc lá là mực, gần nó sẽ bị vấy bẩn. Trước hết phải tránh xa thuốc lá và sau đó hãy góp phần bảo vệ cộng đồng và gia đình tránh khỏi sự quyến rũ của thuốc lá.

Thảo Phương
18 tháng 1 2018 lúc 20:04

Hút thuốc có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim và một số bệnh liên quan sức khỏe là điều ai cũng biết. Hiện tượng học sinh hút thuốc là hiện nay đáng báo động hơn bao giờ hết.

Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp thì lại xuất hiện nạn thuốc lá. Có thể nó rằng bên cạnh các tệ nạn khác, thuốc lá đã gây ra tác hại rất lớn đối với đời sống con người.

Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Vì sao vậy. Trong thuốc lá có côcain dễ gây nghiện, khu hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Vợ con, những người xung quanh… cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư… đặc biệt người hít phải khói thuốc còn có khả năng bị bệnh cao gấp mười lần người hút thuốc. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.

Nạn hút thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế mỗi người và nền kinh tế xã hội. Một người mới bắt đầu làm quen với thuốc lá có thể hút rất ít không tốn là bao nhưng thuốc lá rất dễ gây nghiện nên số lượng và số lần hút sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, số tiền đáng lẽ một người chồng cha mẫu mực phải lo cho gia đình, một cậu thanh niên dành quyên góp đồng bào lũ lụt… thì lại nướng vào hút thuốc lá. Thật tai hại! Đặc biệt trên phong bì ngoài bao thuốc nào cũng có ghi “hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” nên việc nhập khẩu thuốc lá với thuế quan rất đắt ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do vậy có thể nói thuốc lá làm nền kinh tế cá nhân, cả nước và cả thế giới thiệt hại.

Thảo Phương
18 tháng 1 2018 lúc 20:05

Hút thuốc có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim và một số bệnh liên quan sức khỏe là điều ai cũng biết. Hiện tượng học sinh hút thuốc là hiện nay đáng báo động hơn bao giờ hết.

Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp thì lại xuất hiện nạn thuốc lá. Có thể nó rằng bên cạnh các tệ nạn khác, thuốc lá đã gây ra tác hại rất lớn đối với đời sống con người.

Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Vì sao vậy. Trong thuốc lá có côcain dễ gây nghiện, khu hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Vợ con, những người xung quanh… cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư… đặc biệt người hít phải khói thuốc còn có khả năng bị bệnh cao gấp mười lần người hút thuốc. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.

Nạn hút thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế mỗi người và nền kinh tế xã hội. Một người mới bắt đầu làm quen với thuốc lá có thể hút rất ít không tốn là bao nhưng thuốc lá rất dễ gây nghiện nên số lượng và số lần hút sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, số tiền đáng lẽ một người chồng cha mẫu mực phải lo cho gia đình, một cậu thanh niên dành quyên góp đồng bào lũ lụt… thì lại nướng vào hút thuốc lá. Thật tai hại! Đặc biệt trên phong bì ngoài bao thuốc nào cũng có ghi “hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” nên việc nhập khẩu thuốc lá với thuế quan rất đắt ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do vậy có thể nói thuốc lá làm nền kinh tế cá nhân, cả nước và cả thế giới thiệt hại.

Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Dương Sảng
20 tháng 2 2018 lúc 14:52

Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng , ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.

Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội.

Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.

Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.

Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học,đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.

Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ- tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh vô sông của tuổi trẻ “ sông kia phải chuyển, núi kia phải dời”. Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.

Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia đình ngay còn nhỏ mà “quên” đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ “làm” gì? Chẳng lẽ ngồi không như một “người bị liệt”. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nứơc như lời dặn của Bác: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn : “ Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?” Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.

Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xong pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó.Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời kì kháng chiến. Những người con đất nước như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc.Đây là những thanh niên của hơn 40 năm trước còn lớp thanh niên ngày nay thì sao?

Vâng. Cách bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: những thế hệ trước đã dâng hiến xương máu để ngày sau độc lập thì chúng ta phải biết “ cùng nhau giữ nước” và nối tiếp , kế thừa truyền thống cao đẹp đó. Và một điều quan trọng là các bạn đừng nghĩ đó là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta phải hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và sống tự do, no đủ là một món quà quý báu, vô giá mà quê hương xã hội đã ban tặng. Hạnh phúc không tự nhiên mà có mà đó xương máu, tâm huyết của biết bao người con của đất nước.Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, suy nghĩ riêng. Chúng ta không được bác bỏ, phũ nhận quá khứ hay công sức của những anh hùng dân tộc. Đơn giản là vì mỗi thế hệ đều có sứ mệnh riêng, nhận thức riêng mà chúng ta không nên so bì, tính toán. Vì vậy: “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ” (như tổng bí thư Đỗ Mười nói)

Nhưng tuổi trẻ chúng ta có điều kiện gì để xây dựng đất nước? Vâng, đó chính là học tập. Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói đến việc học hành.. Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thúc giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học học tập là một nỗi nhọc nhằn.Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có “bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được.Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụn bại.

Cách duy nhất là phải học chân chính, học bằng khả năng của mình.Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc thuyền số phận của non sông Tổ quốc.Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nũa, học mãi. Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới sáng lạn, lấp lánh hào quang.

Tóm lại, tuổi trẻ là người sẽ quyết định tương lai đất nước sau này.Tuổi trẻ nước ta đầy rẫy nhân tài sẽ góp phần cho dáng hình xứ sở. Ngay từ hôm nay, tôi, bạn và tất cả mọi người phải cố gắng học tập để sau này có thể giúp nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng và phát triển nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Quỳnh Diễm
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
22 tháng 2 2018 lúc 22:22

Từ "mặt trời" 2 được dùng để chỉ Bác Hồ. Đây không phải là hiện tượng từ nhiều nghĩa vì từ "mặt trời" có nghĩa là Bác Hồ chỉ được hiểu khi đặt trong hoàn cảnh cụ thể, trong bài thơ.

Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
Đạt Trần
28 tháng 2 2018 lúc 21:41

Kết quả hình ảnh cho Vẽ sơ đồ tư duy bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương .

Đạt Trần
28 tháng 2 2018 lúc 21:42
https://i.imgur.com/PWAIYMC.png
lê đăng đông
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
10 tháng 3 2018 lúc 21:12

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Nếu như khổ thứ nhất là cảm nhận không gian trong cảm giác thanh tĩnh tuyệt đối thì khổ thứ hai là cảm nhận từ góc độ thời gian nghệ thuật. Thời gian được nói đến là « ngày ngày » cùng với hình ảnh so sánh « mặt trời » thực và « mặt trời trong lăng » tạo nên vẻ đẹp của suy tưởng biết ơn thành kính. Hình ảnh Bác được nâng tầm ngang với hình ảnh bất tử - mặt trời – mang tầm vóc vũ trụ. Mặt trời trong lăng là cách hình dung về Bác, theo thủ pháp hoán dụ. Mặt trời đem cho thế gian ánh sáng, sự sống, cũng như Bác đem ánh sáng lý tưởng cộng sản, sắc đỏ tương lai cho toàn dân tộc. Sự nghiệp của Bác tạo dựng nên cũng bất tử trường tồn như ánh thái dương. Suy ngẫm ấy không làm cho hình ảnh của vĩ nhân quá xa vời mà lại khiến Bác càng sống trong niềm thương nỗi nhớ của mọi người. Tình cảm thành kính biết ơn đã được tác giả đặt trong liên tưởng « dòng người » - « tràng hoa » và từ « dâng ». Cuộc đời Bác là « bảy mươi chín mùa xuân », mang ý nghĩa biểu tượng của một sức sống vĩnh cửu, một vẻ đẹp hoà vào thiên nhiên đầy sức sống như mùa xuân. Thủ pháp điệp kết cấu « ngày ngày...đi qua trên lăng » và « ngày ngày....đi trong thương nhớ » tạo hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt : vừa chiêm ngưỡng cảm phục, vừa trân trọng yêu thương. Vẻ đẹp của Bác luôn sáng mãi trong lòng dân tộc, luôn gần gũi thân thương trong trái tim mọi người.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Khổ thơ diễn tả khoảnh khắc tác giả được đứng chiêm ngưỡng Bác trong lăng. Cảm xúc dồn nén, chất chứa thương yêu đem lại sự lắng sâu về vẻ đẹp tâm hồn Bác. Ở trên, Bác được so sánh với “mặt trời” thì ở khổ này Bác lại được đặt vào ánh sáng “vầng trăng” . Thực ra, vầng trăng này là một liên tưởng sáng tạo của Viễn Phương, bởi lẽ trong lăng nhưng tâm hồn Bác luôn có vầng trăng tri kỷ. Tâm hồn Bác là tâm hồn thi nhân, trăng từng làm bạn với Người trong bao bài thơ khi bị giam cầm, lúc đi kháng chiến… nên giờ đây khi Người vào “giấc ngủ bình yên” thì dường như trăng lại toả sáng cốt cách thi nhân của Bác. Toát lên từ khuôn mặt Bác là vẻ đẹp mà tác giả cảm nhận như giấc ngủ bình yên, giấc ngủ của con người thanh thản vì đã làm tròn sứ mệnh với dân tộc, hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình. Câu thơ gợi cảm giác nghiêm trang, đến lúc đó mới cảm thấy nỗi đau mất mát. Tác giả nghĩ về “trời xanh” cũng có nghĩa là nghĩ đến thời điểm đất nước thanh bình, nhưng cũng là cách ẩn dụ nói về con người Bác đã hoà nhập vào vũ trụ vĩnh hằng. Ý thơ này giống như câu thơ của một cao tăng Nhật Bản là thiền sư Ryokê Osini từng viết: Trời xanh đón ngừơi cứu nước về/Đau lòng chúng sinh trên đường mê/ Xưa nay hiếm bậc lão anh kiệt/ Chiếc lá thu bay trời ủ ê. Nỗi đau là có thật, xuất phát từ sâu thẳm trái tim của đứa con miền Nam ra thăm Bác ngày đất nước đã hoàn toàn thống nhất.(Chúng ta biết Bác luôn dành tình cảm sâu đậm cho đồng bào miền Nam khi sinh thời Người nói “Miền Nam trong trái tim tôi” và Tố Hữu trong bài tơ “Bác ơi” cũng từng viết: Miền Nam đang thắng mơ ngày hội/ Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!). Ngày hội non sông không chứng kiến nụ cười của Bác rạng rỡ, nên nỗi đau như “nhói ở trong tim” là nỗi đau không gì bù đắp.

Trần Đức Thành
Xem chi tiết
Trần Đức Thành
Xem chi tiết
Mai Hồng Nguyễn Thị
28 tháng 12 2021 lúc 9:40

Nguyễn Viết Thắng
Xem chi tiết

Sau ngày Bác Hồ "đi xa ", bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong những bài thơ viết về Bác đặc sắc nhất. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng. Nó đã được phổ nhạc, lưu truyền sâu rộng trong nhân dân. Câu thơ mở đầu cho thấy xuất xứ của bài thơ:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ. Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác,

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát,

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam,

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới). Có nhà thơ đã viết:

... Bão bùng thân bọc lấy thân,

Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người...

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Miêu tả cảnh quan (phía ngoài) lăng Bác, nhà thơ tạo nên những suy nghĩ sâu sắc về phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Khổ thơ tiếp theo nói về Bác. Bác là người con ưu tú của dân tộc, là "tinh hoa và khí phách của nhân dân Việt Nam (Phạm Văn Đồng).

Hai câu thơ sóng nhau, hô ứng nhau với hai hình ảnh mặt trời. Một mặt trời thiên nhiên, rực rỡ, vĩnh hằng "Ngày ngày... đi qua trên lăng", và "Một mặt trời trong lăng rất đỏ"- hình ảnh Bác Hồ vĩ đại. Màu sắc "rất đỏ" làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Hòa nhập vào "dòng người" đến lăng viếng Bác, nhà thơ xúc động bồi hồi...Thành kính và nghiêm trang. Dòng người đông đúc, chẳng khác nào một "tràng hoa" muôn sắc ngàn hương từ mọi miền đất nước đến Ba Đình lịch sử viếng lăng Bác. Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" diễn tả tấm lòng biết ơn, sự thành kính của nhân dân đối với Bác Hồ vĩ đại:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Chữ "dâng" chứa đựng bao tình cảm, bao tình nghĩa. Nhà thơ không nói "bảy chín tuổi" mà nói: bảy mươi chín mùa xuân, một cách nói rất thơ: cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân. Qua đó, ta thấy nghệ thuật lựa chọn ngôn từ của Viễn Phương rất tinh tế, biểu cảm và hình tượng.

Khổ thơ thứ ba nói về sự vĩnh hằng bất diệt của Bác. Bác như đang nằm ngủ một giấc ngủ "bình yên", trong một khung cảnh thơ mộng. Bác vốn yêu trăng. Thời kháng chiến, giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc, Bác đã từng có những khoảnh khắc sống rất thần tiên:

Việc quân, việc nước bàn xong,

Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.

Giờ đây, nhà thơ cảm thấy "Bác yên ngủ" một cách thanh thản "giữa một vầng trăng dịu hiền ”. Nhìn "Bác ngủ ", nhà thơ đau đớn, xúc động. Câu thơ "mà sao nghe nhói ở trong tim "diễn tả sự đau đớn, tiếc thương đến cực độ. Viễn Phương có một lối viết hàm súc, đầy thi vị; câu chữ để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc.

Khổ thơ cuối nói lên cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Biết bao lưu luyến, buồn thương. Nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm"cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa Người. Ý thơ sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp và độc đáo, cách biểu hiện cảm xúc "rất Nam Bộ". Đây là những câu thơ trội nhất trong bài Viếng lăng Bác.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Điệp ngữ "muốn làm... "được láy lại ba lần gợi tả cảm xúc thiết tha, nồng hậu của nhà thơ miền Nam đối với lãnh tụ.

Viếng lăng Bác, bài thơ ngắn mà ý thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ sâu lắng, hàm súc và đẹp. Viễn Phương đã chọn thể thơ mỗi câu tám từ, mỗi khổ bốn câu, toàn bài bốn khổ - một sự cân đối hài hòa để biểu hiện một giọng điệu thơ nghiêm trang, kính cẩn.

Bài thơ là tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác. Tâm tình của nhà thơ, của mỗi người Việt Nam và của cả dân tộc. Đó là giá trị lớn lao của bài thơ Viếng lăng Bác.

Nguyễn Thị Phương Hoa
17 tháng 3 2018 lúc 18:30

Mỗi tác giả đều có những xúc cảm riêng khi viết về Hồ Chí Minh, là xót xa, nuối tiếc, tự hào, ngưỡng mộ cho một đời người vì dân, vì nước. Nhà thơ Viễn Phương lần đầu tiên từ miền Nam ra thăm lăng Bác cũng đã giật mình nhận ra có những thay đổi trong chính cảm xúc của mình khi nhìn thấy Bác đang ngủ yên lành. Bài thơ “Viếng lăng Bác” là long thành kính, ngưỡng mộ, biết ơn của nhà thơ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại.

Năm 1976, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ CHí Minh được khánh thành; tác giả theo đoàn từ Nam ra viếng lăng Bác. Cảm xúc của một người con lần đầu tiên ra thăm lăng Bác thực sự dồn nén trong trái tim của tác giả. Bài thơ như một lời tri ân, long thành kính của một đứa con phương xa được trở về thăm người. Có lẽ những câu thơ này như nói hộ tấm long của rất nhiều người, rất nhiều con dân Việt Nam được ra thăm lăng Bác.

Xuyên suốt bài thơ chính là mạch cảm xúc rung rung, xúc động, không kìm nổi long mình khi đứng trước một người anh hùng dân tộc. Bài thơ được mở đầu như một tiếng reo vui:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Một tiếng reo vui nhẹ nhàng, một tiếng “con” chân thành và sâu sắc của một người con từ phương xa. Câu thơ trở nên mềm mại, cuốn hút, chan chứa tình cảm. Một hành trình từ miền Nam ra tận miền Bắc để chỉ được nhìn ngắm Hồ Chí Minh một lần. Mặc dù Bác Hồ đã không còn nữa nhưng nhà thơ không dung từ “viếng” mà lại dùng từ “thăm” rất nhẹ nhàng, tình cảm. Điều này cho thấy rằng mặc dù Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ nhưng lại rất gần gũi, thân thiết với nhân dân. Người đọc cảm nhận được rằng dường như Bác Hồ vẫn còn sống mãi, chỉ là Bác đang ngủ một giấc ngủ thật lâu, thật dài.

Khung cảnh hiện ra trước mắt khi nhà thơ đến đây là hàng tre “bát ngát”. Tre là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với đất nước Việt Nam, biểu tượng cho sự dẻo dai, kiên cường, tinh thần không khuất phục của cả dân tộc ta. Mặc dù bão táp mưa sa nhưng hàng tre vẫn kiên cường, hiên ngang và bất khuất như chính tinh thần quật cường của dân tộc ta.

Viễn Phương mang một trái tim yêu thương và ngưỡng mộ với chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã mượn hình ảnh “mặt trời” biểu tượng cho Bác Hồ vĩ đại, luôn sống mãi với đất nước

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Rõ ràng hình ảnh “mặt trời” ở hai câu thơ hoàn toàn có ý nghĩa khác nhau. Một mặt trời thực cử thiên nhiên, một mặt trời mang giá trị ẩn dụ, tượng trưng cho người cha già dân tộc. Phép ẩn dụ này đã làm tăng lên tính biểu cảm, phần nào làm sắc nét hơn tình cảm thương yêu, trân trọng mà Viễn Phương dành cho người. Mặt trời luôn tồn tại để soi sáng nhân gian cũng như Hô Chí Minh còn sống mãi trong lòng dân.

Đời người hữu hạn, thời gian vô hạn. Sự ra đi của Người để lại muôn vàn tiếc thương cho dân tộc. Niềm thương nhớ ấy kết thành nhưng “tràng hoa” dâng Người. “Bảy mươi chín mùa xuân” chính là bảy mươi chín năm Người sống và cống hiến cho dân tộc. Hồ Chí Minh chính là mùa xuân lớn của đất nước ta, cho những kiếp người lầm than trong xã hội.

Tác giả được nhìn ngắm Bác Hồ, có một niềm xúc động sâu sắc:

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác vẫn nằm đây, giữa thủ đô đầy nắng, giữa hàng triệu trái tim của dân tộc đang hướng về Người. Nét ‘dịu hiền” trên khuôn mặt người chính là tượng trưng cho những gì cao đẹp, thanh khiết nhất của một cuộc đời. Dù nỗi đau còn đó, mất mát còn đó nhưng đất nước luôn nhớ đến người.

Có lẽ khổ thơ cuối cùng người đọc sẽ bần thần trước lời nguyện ước của Viễn Phương:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng

Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Những vẫn thơ chân chất, bình dị này khiến cho người đọc “trào nước mắt”. Giây phút tác giả sắp rời xa Người trở về với miền Nam là giây phút ngưng lại nhiều cảm xúc nhất. Điệp từ “muốn” dường như nhấn mạnh hơn nữa khát khao, ước vọng của tác giả được ở cạnh Bác Hồ. Những ước muốn bình dị, mộc mạc nhưng chan chứa tình cảm.

Thật vậy, bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương khiến người đọc không cầm được nước mắt vì tình cảm của một người con dành cho Bác. Qua đó thấy được vị trí của Bác Hồ trong lòng dân quan trọng như thế nào.