Cho tam giác ABC, tia phân giác BD. BD = 2, DC = 4. Đường trung trực của AC cắt BC tại K, Tính KD.
Cho tam giác ABC, tia phân giác AD, BD = 2, DC = 4. Đường trung trực của AD cắt BC tại K. TÍnh KD.
Cho tam giác ABC, tia phân giác AD. BD=2, DC=4. Đường trung trực của AD cắt BC tại K. Tính KD.
bn ơi thế, AD là phân giác hay trung trực,...
Cho tam giác ABC. Phân giác AD. BD=2,DC=4. Trung trực AD cắt BD tại K. Tính KD
Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A,vẽ AH vuông góc với BC tại H. Biết AB=10cm, BH=6cm
a)Tính AH
b)CM: Tam giác ABH=tam giác ACH
c)Trên BA lấy D, CA lấy E sao cho BD=CE.CM tam giác HDE cân
d)CM:AH là trung trực của DE
Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A.Kẻ BD vuông góc với AC,CE vuông góc với AB. BD cắt CE cắt nhau tại H
a)Tam giác ADB=tam giác ACE
b)Tam giác AHC cân
c)ED song song BC
d)AH cắt BC tại K, trên HK lất M sao cho K là trung điểm của HM.CM tam giác ACM vuông
Bài 3:Cho tam giác ABC vuông tại A, đường phân giác BD. Kẻ DE vuông góc với BC(E thuộc BC.Gọi F là giao điểm của BA và ED.CMR:
a)tam giác ABD=tam giác EBD
b)Tam giác ABE là tam giác cân
c)DF=DC
Bài 4: Cho tam giác ABC có góc A=90 độ,AB=8cm,AC=6cm
a) Tính BC
b)Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE=2cm,trên tia đối của tia AB lấy D sao cho AD=AB.CM: tam giác BEC=tam giác DEC
c)CM: DE đi qua trung điểm cạnh BC
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 8cm, BC = 10cm. Trên tia đối của AB lấy D sao cho A là trung điểm của BD, Gọi H là trung điểm của BC, DH cắt AC tại M. Đường trung trực d của AC cắt DC tại P. Chứng minh B, M, P thẳng hàng.
Cho tam giác ABC vuông tại A, BC = 2AB. Gọi E là trung điểm BC, p/g góc ABC cắt AC tại D . CMR
a, DB là p/g góc BAC
b,BD = DC
c, Tính goc B , góc C của tam giác ABC
d, CMR BD là đường trung trực của AE
a) Sửa đề: BD là tia phân giác của \(\widehat{ABE}\)
Ta có: BD là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\)(gt)
mà E∈BC(do E là trung điểm của BC)
nên BD là tia phân giác của \(\widehat{ABE}\)(đpcm)
b) Ta có: BC=2AB(gt)
⇒\(AB=\frac{BC}{2}\)(1)
Ta có: E là trung điểm của BC(gt)
⇒\(BE=EC=\frac{BC}{2}\)(2)
Từ (1) và (2) suy ra AB=BE
Xét ΔABD và ΔEBD có
AB=BE(cmt)
\(\widehat{ABD}=\widehat{EBD}\)(do BD là tia phân giác của \(\widehat{ABE}\))
BD là cạnh chung
Do đó: ΔABD=ΔEBD(c-g-c)
⇒\(\widehat{BAD}=\widehat{BED}\)(hai góc tương ứng)
mà \(\widehat{BAD}=90^0\)(do \(\widehat{BAC}=90^0\),D∈AC)
nên \(\widehat{BED}=90^0\)
⇒DE⊥BC
Xét ΔBDC có
DE là đường cao ứng với cạnh BC(do DE⊥BC)
DE là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(do E là trung điểm của BC)
Do đó: ΔBDC cân tại D(định lí tam giác cân)
⇒BD=DC
c) Ta có: BD là tia phân giác của \(\widehat{ABE}\)(cmt)
⇒\(\widehat{ABD}=\widehat{EBD}\)(3)
Ta có: ΔBDC cân tại D(cmt)
⇒\(\widehat{DBE}=\widehat{ECD}\)(4)
Từ (3) và (4) suy ra: \(\widehat{ABD}=\widehat{EBD}=\widehat{ECD}\)(5)
Ta có: ΔBAC vuông tại A(gt)
⇒\(\widehat{ABC}+\widehat{BCA}=90^0\)(hai góc bù nhau)
hay \(\widehat{ABD}+\widehat{EBD}+\widehat{ECD}=90^0\)(6)
Từ (5) và (6) suy ra \(\widehat{ECD}=\widehat{ABD}=\widehat{EBD}=\frac{90^0}{3}=30^0\)
Ta có: \(\widehat{ECD}=30^0\)
mà B∈EC
và A∈DC
nên \(\widehat{BCA}=30^0\)
Ta có: BD là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\)(gt)
nên \(\widehat{ABC}=2\cdot\widehat{ABD}=2\cdot30^0=60^0\)
Vậy: \(\widehat{BCA}=30^0\); \(\widehat{ABC}=60^0\)
d)Ta có: BA=BE(cmt)
⇒B nằm trên đường trung trực của AE(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(7)
Ta có: ΔABD=ΔEBD(cmt)
⇒DA=DE(hai cạnh tương ứng)
⇒D nằm trên đường trung trực của AE(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(8)
Từ (7) và (8) suy ra BD là đường trung trực của AE(đpcm)
DB là p/g của góc ADE ạ
Em hơi sai 1 chút :))
Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung trực của AB cắt AC ở D. Chứng minh BD là tia phân giác của tam giác ABC
Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 14cm, BC = 50cm. Đường trung trực của AC cắt tia phân giác của góc B ở K
a) CMR góc BKC = 90˚
b) Tính độ dài KB
Cho tam giác ABC cân tại A, A=36°.Đường trung trực của AB cắt AC ở D. Chứng minh BD là tia phân giác của tam giác ABC
Ta có :
AI = IB ( I là trung điểm của AB )
=> DI là đường trung tuyến ứng với AB
mà DI là đường trung trực của AB
=> \(\Delta ABD\) cân tại D
=> \(\widehat{DAB}=\widehat{DBA}=36^0\)
+ \(\Delta ABC\) cân tại A
=> \(\widehat{ABC}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}=\dfrac{180^0-36^0}{2}=72^0\)
Ta có : \(\widehat{ABD}=\dfrac{\widehat{ABC}}{2}\)
=> BD là tia p/g của \(\widehat{B}\)
Hay BD là tía p/g của \(\Delta ABC\)