Cho hình thoi ABCD, P\(\in\)AB, Q\(\in\)CD, AP=\(\dfrac{1}{3}AB;CQ=\dfrac{1}{3}CD,PQ\cap AD=\left\{I\right\},DP\cap BI=\left\{K\right\}\)
Chứng minh:a, tam giác BID vuông b,BK=KIHình thoi ABCD có tâm I(3;3); AC=2BD, \(M\left(2;\dfrac{4}{3}\right)\), \(M\in AB;N\left(3;\dfrac{13}{3}\right)\in CD\). Phương trình đường chéo BD
Lấy \(N'\) đối xứng với \(N\) qua \(I\Rightarrow N'=\left(3;\dfrac{5}{3}\right)\)
Phương trình đường thẳng AB: \(\dfrac{x-2}{3-2}=\dfrac{y-\dfrac{4}{3}}{\dfrac{5}{3}-\dfrac{4}{3}}\Leftrightarrow x-3y+2=0\)
Phương trình đường thẳng BD: \(ax+by-3a-3b=0\left(a^2+b^2\ne0\right)\)
\(\Rightarrow AB=\sqrt{BI^2+AI^2}=\sqrt{BI^2+4BI^2}=\sqrt{5}BI\)
\(\Rightarrow cosABD=\dfrac{BI}{AB}=\dfrac{1}{\sqrt{5}}=\dfrac{\left|a-3b\right|}{\sqrt{10.\left(a^2+b^2\right)}}\)
\(\Leftrightarrow2\left(a^2+b^2\right)=\left(a-3b\right)^2\)
\(\Leftrightarrow\left(a-b\right)\left(a+7b\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}a=b\\a=-7b\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}BD:x+y-6=0\\BD:7x-y-18=0\end{matrix}\right.\)
Hình chữ nhật MNPQ có 4 đỉnh nằm trên 4 cạnh của hình thoi ABCD \(\left(M\in AB,N\in BC,P\in CD,Q\in DA\right)\). Các cạnh của hình chữ nhật song song với các đường chéo của hình thoi. Biết AB=7cm, \(\tan\widehat{BAC}=0,75\)
a, Tình diện tích hình thoi ABCD.
b, Xác định vị trí của điểm M trên cạnh AB sao cho diện tích hình chữ nhật MNP đạt giá trị lớn nhất và tính giá trị lớn nhất ấy.
cái hình thì mk gửi link trong ib nhé
a) Gọi O là giao điểm của AC và BD
\(\Delta OAB\) vuông tại O có \(OA^2+OB^2=AB^2=49\)
Lại có: \(\tan BAC=\tan OAB=\frac{OB}{OA}=\frac{3}{4}\)\(\Leftrightarrow\)\(\frac{OA^2}{16}=\frac{OB^2}{9}=\frac{OA^2+OB^2}{16+9}=\frac{49}{25}\)
\(\Rightarrow\)\(\hept{\begin{cases}\frac{OA}{4}=\frac{7}{5}\\\frac{OB}{3}=\frac{7}{5}\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}OA=\frac{28}{5}\left(cm\right)\\OB=\frac{21}{5}\left(cm\right)\end{cases}}\)
\(\Rightarrow\)\(\hept{\begin{cases}AC=2OA=\frac{56}{5}\left(cm\right)\\BD=2OB=\frac{42}{5}\left(cm\right)\end{cases}}\)
\(\Rightarrow\)\(S_{ABCD}=\frac{1}{2}AC.BD=\frac{1}{2}.\frac{56}{5}.\frac{42}{5}=\frac{1176}{25}=47,04\left(cm^2\right)\)
b) Gọi E, F lần lược là giao điểm của BD với MN và PQ
tam giác ABD có MQ // BD
\(\Rightarrow\)\(\frac{MQ}{BD}=\frac{MA}{AB}\) ( hệ quả định lí Talet )
tam giác OAD có QF // OA
\(\Rightarrow\)\(\frac{QF}{OA}=\frac{DQ}{AQ}=\frac{MB}{AB}\) ( hệ quả định lí Talet )
\(\Rightarrow\)\(\frac{MQ}{BD}+\frac{QF}{OA}=\frac{MA+MB}{AB}=1\)
\(\Rightarrow\)\(1\ge2\sqrt{\frac{MQ.QF}{BD.OA}}\)\(\Leftrightarrow\)\(MQ.QF\le\frac{1}{4}BD.OA\)
Tương tự, ta cũng có: \(NP.PF\le\frac{1}{4}BD.OC\)
\(\Rightarrow\)\(MQ.QF+NP.PF=S_{MEFQ}+S_{NEFP}=S_{MNPQ}\le\frac{1}{4}BD.AC=\frac{1}{2}S_{ABCD}=23,52\left(cm^2\right)\)
Dấu "=" xảy ra khi M, N, P, Q là trung điểm của AB, BC, CD, DA
Cho hình thoi ABCD. Trên AB và CD lấy P, Q sao cho AP bằng 1 phần 3 của AB, CQ bằng 1 phần 3 của CD. Gọi I là giao điểm của PQ và AD. Gọi K là giao điểm của DP và BI.CMR:
a) Tam giác BID vuông.
b) BK = IK
Cho hình thang ABCD ,AB//CD có CD=2AB .Gọi M,N,P,Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB,BC,CD,DA
1,Cm:các tứ giác ABPD,MNPQ là hình bình hành
2,Tìm điều kiện của hình thang ABCD để MNPQ LÀ HÌNH THOI
3,Gọi E là giao điểm của BD ,AP .Cm ba điểm Q ,N ,E thảng hàng
Cho hình thoi ABCD. Trên cạnh AB và CD lấy tương ứng hai điểm P và Q sao cho \(\dfrac{AP}{AB}=\dfrac{CQ}{CD}=m\left(0\le m\le1\right)\). Các đường thẳng DA và PQ cắt nhau tại điểm I. Tính tỉ số \(\dfrac{AI}{ID}\)
+ \(\frac{AP}{AB}=\frac{CQ}{CD}\)
=> AP = CQ ( do AB = CD )
+ \(\frac{CQ}{CD}=m\) \(\Rightarrow\frac{CQ}{DQ}=\frac{m}{1-m}\Rightarrow\frac{AP}{DQ}=\frac{m}{1-m}\)
+ Xét ΔIDQ có AP // DQ theo hệ quả định lý Ta-lét ta có :
\(\frac{IA}{ID}=\frac{AP}{DQ}=\frac{m}{1-m}\)
Cho hình thang ABCD .AB//CD .AB < CD.M ∈ AD,N ∈ BC sao cho \(\dfrac{DM}{DA}\)=\(\dfrac{BN}{BC}\). Lấy I ∈ CD sao cho MI // AC. C/m: IN // BD
Xét ΔADC có
MI//AC(gt)
nên \(\dfrac{DI}{DC}=\dfrac{DM}{DA}\)(Định lí Ta lét)
hay \(\dfrac{DI}{DC}=\dfrac{BN}{BC}\)
Xét ΔBCD có
\(\dfrac{DI}{DC}=\dfrac{BN}{BC}\)(cmt)
nên IN//BD(Định lí Ta lét đảo)
CÓ AI BIẾT LÀM MẤY BÀI HÌNH NÀY KO? CHỈ GIÚP MÌNH VỚI
bài 1 )cho hình thoi ABCD lấy điểm P thuộc AB,Q thuộc CD sao cho AP=1/3 AB,CQ=1/3CD. Gọi I là giao điểm PQ và AD . Gọi K là giao điểm DP và BI .c/m
a)tam giác BID vuông
b)BK=IK
Bài 2 )cho hình vuông ABCD,AB=12cm lấy điểm E trên CD sao cho DE=5cm.Tia phân giác góc BAE cắt cạnh BC ở F.Tính BF
Cho hình thoi ABCD. Lấy điểm E trên cạnh AB sao cho \(\dfrac{AE}{AB}=\dfrac{2}{3}\) và điểm F trên cạnh CD sao cho \(\dfrac{DF}{DC}=\dfrac{1}{3}\)
a) Tứ giác AECF, EBFD là hình gì?
b) AD và EF kéo dài gặp nhau ở H. Tính \(\dfrac{HD}{HA}\)
c) Chứng minh HC vuông góc với AC và F là trọng tâm tam giác HDB
a) -Có: \(\dfrac{DF}{DC}=\dfrac{1}{3}\) mà \(AE+EB=AB\) nên \(\dfrac{CF}{DC}=\dfrac{2}{3}\).
\(AB=DC\)(ABCD là hình thoi) \(\Rightarrow\dfrac{CF}{AB}=\dfrac{2}{3}\)
Mà \(\dfrac{AE}{AB}=\dfrac{2}{3}\) (gt) nên \(AE=CF\).
Mà EB//DF (ABCD là hình thoi) nên \(AECF\) là hình hình bình.
-Tương tự như vậy, EBFD là hình bình hành.
b) -Có: \(\dfrac{AE}{AB}=\dfrac{2}{3}\) mà \(AE+EB=AB\) nên \(\dfrac{EB}{AB}=\dfrac{1}{3}\Rightarrow\dfrac{EB}{AE}=\dfrac{1}{2}\).
-Có: \(\dfrac{DF}{DC}=\dfrac{1}{3}\) mà \(\dfrac{EB}{DC}=\dfrac{1}{3}\left(\dfrac{EB}{AB}=\dfrac{1}{3};AB=CD\right)\)
\(\Rightarrow DF=EB\) nên \(\dfrac{DF}{AE}=\dfrac{1}{2}\).
-Xét △AEH có: DF//AE (ABCD là hình thoi).
\(\Rightarrow\dfrac{DF}{AE}=\dfrac{HD}{HA}=\dfrac{DH}{AH}=\dfrac{1}{2}\) (định lí Ta-let).
c) -Có \(\dfrac{DH}{AH}=\dfrac{1}{2}\) nên D là trung điểm AH.
\(\Rightarrow AD=DH=CD=\dfrac{1}{2}AH\)
-Xét △ACH có:
CD là trung tuyến ứng với cạnh AH (D là trung điểm AH)
Mà \(CD=\dfrac{1}{2}AH\) (cmt)
Nên △ACH vuông tại C.
\(\Rightarrow\) HC vuông góc với AC.
-Gọi G là giao điểm của CD và BH.
-Có \(DH=CD\) (cmt) và \(CD=BC\) (ABCD là hình thoi)
Nên \(DH=BC\) mà DH//BC (ABCD là hình thoi).
\(\Rightarrow\) BDHC là hình bình hành.
-Mà G là giao điểm của CD và BH nên G là trung điểm CD và BH
\(\Rightarrow GD=\dfrac{1}{2}DC=\dfrac{1}{2}.3DF=\dfrac{3}{2}DF\)
\(\Rightarrow DF=\dfrac{2}{3}GD\).
-Xét △HDB có:
DG là trung tuyến (G là trung điểm BH).
F thuộc DG.
\(DF=\dfrac{2}{3}GD\) (cmt).
Nên F là trọng tâm của tam giác HDB.
Cho hình thoi ABCD có 2 đường chéo cắt nhau tại O, trên AB lấy P và trên CD lấy Q sao cho \(AP=CQ=\dfrac{1}{3}AB\)
a. Chứng minh: 3 điểm P,O,Q thẳng hàng.
b. Gọi I là giao điểm PQ và AD. Chứng minh \(IB\perp BD\) và DP đi qua trung điểm của IB.