Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Juliet Aliner
Xem chi tiết
khangnguyeenx
Xem chi tiết
nthv_.
24 tháng 9 2021 lúc 20:59

bài 1: Theo em, văn bản “Sông núi nước Nam” là bài thơ có tính chất biểu ý nhiều hơn biểu cảm.

bài 2: Nhiều người cho rằng, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Em đồng ý với ý kiến này. Vì bài thơ đã khảng định nền độc lập nền độc lập và tự chủ của nước ta. Ngoài Sông núi nước Nam, những tác phẩm nào sau này cũng được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta: Bình Ngô đại cáo,...

 

minh nguyet
24 tháng 9 2021 lúc 21:01

1.

Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến)

2. 

Em tham khảo:

 

Bài thơ sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta vì bài thơ tuyên bố chủ quyền độc lập của đất nước và không một thế lực nào có thể xâm phạm quyền độc lập tự do của dân tộc. Bài thơ cũng khích lệ tinh thần nhân dân đấu tranh giành độc lập và cũng đã đánh vào tâm lý của giặc khiến giặc e sợ.

3.Từ ''vương'' và từ ''đế'' đều có 1 ý nghĩa là ''vua''Nhưng từ ''vương'' là tiếng Hán, chỉ vua bên giặcKhi sử dụng từ ''đế'', ta vẫn sẽ hiểu đó là vua nhưng là vua nước Nam. 
Nguyễn Thanh Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Bảo
9 tháng 1 lúc 17:48

 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Đinh Hải Tùng
9 tháng 1 lúc 18:00

Nhân dịp Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, trân trọng giới thiệu bài viết "Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945" của TS.Vũ Ngọc Am đăng trên báo điện tử Đảng Cộng sản:

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Thời gian đã qua đi hơn 2/3 thế kỷ, nhiều chi tiết nội dung trong Tuyên ngôn đã được nghiên cứu, làm sáng tỏ trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta càng thấy rõ những tư tưởng vĩ đại, tầm nhìn chiến lược của Người thể hiện trong Tuyên ngôn.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử, một văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất của nước ta. Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mở ra thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển.

Nội dung của Tuyên ngôn Độc lập đã được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu, làm rõ, nhưng hiện vẫn còn những luận điệu xuyên tạc, đặt câu hỏi với dụng ý xấu: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập bằng những câu trích dẫn từ hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và Pháp?

Điều này cần phải hiểu và lý giải rõ.

Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới như UNESCO đã tôn vinh, Người nhắc đến hai văn kiện lịch sử ấy với lòng trân trọng đặc biệt của một trí tuệ lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại mà Cách mạng giành độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã giành được. Đây là những thành quả văn hoá của nhân loại, là dấu mốc lớn của lịch sử loài người, trong đó đã khẳng đinh những quyền cơ bản của con người. Đó là "quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” … “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”… Đây là những tư tưởng rất tiến bộ đã được khẳng định trong hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp. Dẫn dắt từ sự kiện này để Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến kết luận nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế đối với cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Hai là, trên nền tảng và tiền đề đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng, chính cuộc cách mạng mà dân tộc Việt Nam đã giành được vào Tháng Tám năm 1945 là bước đi tiếp trong sự phát triển của nhân loại, đồng thời cũng là cột mốc cho sự phát triển của lịch sử giải phóng con người thuộc các dân tộc bị áp bức, bóc lột. Đó là mẫu hình đầu tiên và cũng là ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhỏ yếu thoát khỏi ách đô hộ, thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới mà cách mạng Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã gương cao.

Ba là, đi sâu nghiên cứu hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp, chúng ta thấy cả hai bản Tuyên ngôn đã đề cao và khẳng định quyền con người: “Mọi người đều sinh ra bình đẳng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Chính sự suy rộng ra đã thể hiện một tư tưởng lớn, một luận điểm quan trọng thể hiện sự vượt trội của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trình bày trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam. Đây là một nội dung rất căn bản, có ý nghĩa không chỉ đối với dân tộc ta mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại. Từ đó tới nay, các nước trên thế giới đã và đang liên tục đấu tranh để giành độc lập, giành quyền dân tộc cơ bản của mình.

Như vậy, có thể thấy, với vốn tiếng Anh cùng với thiên tài trí tuệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dịch và trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp nhưng có sự điều chỉnh và phát triển để thể hiện quan điểm riêng của mình về quyền con người và trên thực tế, tinh thần ấy đã được thể hiện và khẳng định trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước đến nay.

Đó chính là sự đóng góp về lý luận và thực tiễn về quyền con người, đem lại những tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của nhân loại.

Hơn 70 năm đã trôi qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Với tinh thần đó mà cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong suốt hơn 70 năm qua. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức.

Để tận dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần đoàn kết một lòng với quyết tâm cao, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập ,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Nguyễn Thanh Thúy
Xem chi tiết
kedienmeanh
9 tháng 1 lúc 17:41

Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 . 

- Khẳng định quyền Độc lập Dân tộc . 

- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa .

kedienmeanh
9 tháng 1 lúc 17:44

Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 . 

- Khẳng định quyền Độc lập Dân tộc . 

- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa .

- Kết thúc 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta . 

- Khẳng định tinh thần kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược , bảo vệ độc lập cho dân tộc ta .

Cô Khánh Linh
25 tháng 1 lúc 16:00

Hướng dẫn giải

Tự do và độc lậpBản Tuyên ngôn đặt ra mục tiêu chính là tìm kiếm độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam. Nó tuyên bố sự kết thúc của thời kỳ thực dân, chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp, và mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.
Ý thức quốc giaBản Tuyên ngôn Độc lập cũng thể hiện sự thức tỉnh và tự giác quốc gia, khuyến khích lòng tự hào và lòng yêu nước trong tâm hồn người Việt Nam. Nó thể hiện lòng yêu nước và sự đoàn kết của toàn bộ dân tộc trong việc xây dựng quốc gia độc lập.
Chủ quyền và tự quyết địnhBản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định quyền chủ quyền của dân tộc Việt Nam, tuyên bố quyền tự quyết định về số phận của mình. Điều này là một bước lớn trong việc xây dựng một quốc gia không bị ảnh hưởng và chi phối bởi các nước ngoại.
Tạo động lực cho cuộc chiến đấuBản Tuyên ngôn Độc lập đã tạo động lực mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu giành độc lập của Việt Nam. Nó đã kích thích lòng dũng cảm và sự hy sinh của những người lính và nhân dân, tạo nên tinh thần đoàn kết và quyết tâm trong cuộc chiến tranh giành độc lập.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 19:51

Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ

- Tác giả:

+ Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ được soạn thảo bới một ủy ban 5 người, gồm các nghị sĩ: Thomas Jefferson, John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman và Robert R. Livingston.

+ Phần lớn nội dung trong Tuyên ngôn Độc lập được chấp bút bởi Thomas Jefferson.

- Nội dung:

+ Tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư sản.

+ Tố cáo tội ác của nhà vua và chính quyền thực dân Anh đối với nhân dân bắc Mỹ.

+ Tuyên bố ly khai khỏi Anh và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ.

- Giá trị lịch sử:

+ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ là một văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người và quyền công dân của thời đại mới,… Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

+ Khẳng định nền độc lập và tuyên bố sự ra đời của quốc gia mới - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ.

Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp

- Tác giả: La Fayette.

- Nội dung: nêu lên quyền tự do, bình đẳng của con người; khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân; ban hành các quyền tự do tư sản đồng thời khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân.

- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là một văn kiện có tính chất tiến bộ và cách mạng: lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp và châu Âu, chủ quyền tối cao được tuyên bố thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị xóa bỏ. Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

Trần Anh Hoàng
Xem chi tiết
Trần Anh Hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 3 2022 lúc 16:15

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Văn bản Nước Đại Việt ta xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta.

kodo sinichi
22 tháng 3 2022 lúc 18:21

 tham khảo:

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Văn bản Nước Đại Việt ta xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta.

Dương Yến Chinh
Xem chi tiết
Linh Phương
4 tháng 10 2016 lúc 14:13

Em đống ý với ý kiến trên vì đây là bài thể hiện tinh thần chiến đấu của quân dân ta. Thể hiện sức mạnh, niềm tin của dân tộc.

Linh Phương
4 tháng 10 2016 lúc 14:14

Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai là bài Bình Ngô đại cáo

Bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba do Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nam quốc sơn hà

 

 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:56

Em đồng ý với ý kiến trên của tác giả. Bài thơ ra đời khi đất nước đang kháng chiến quân xâm lược. Nội dung bài thơ nhằm khẳng định chủ quyền, lãnh thổ, răn đe quân xâm lược. Vì vậy nó xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Phùng Công Anh
31 tháng 8 2023 lúc 21:16

Tác giả cho rằng bài thơ Nam quốc sơn hà “xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc”. Tôi đồng ý với ý kiến này. Vì xét về mặt thời gian, đây là bài thơ sớm nhất thể hiện ý thức về độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam, cũng như thời điểm mà nó ra đời mang tính chất răn đe quân giặc đang xâm lược nước ta lúc bấy giờ.