Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 9 2023 lúc 23:24

a. Từ tượng hình: le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh. 

Tác dụng: “Le te” cho thấy là lụp xụp và chẳng còn lành lặn. Tiếp đến ngõ tối và đêm sâu là cảnh bình thường nhưng ánh lửa đom đóm “lập lòe” lúc tối, lúc sáng làm cho ngõ tối và đêm sâu cũng biến dạng. Sương thu lớt phớt như làn khói mỏng phủ lên bờ giậu “phất phơ”, khiến cho rặng cây cũng nhạt bớt màu đêm. Bóng trăng trên mặt nước lúc dồn lại, lúc loe ra, biến dạng liên tiếp “lóng lánh”. Các từ tượng hình gợi khung cảnh mùa thu làng quê với tình thu man mác, dào dạt,…

b.

- Từ tượng hình: lơ lửng, lững thững

- Từ tượng thanh: véo von, ồn ào

Tác dụng: Từ “lơ lửng” gợi hình ảnh nắng hồng đang lên, từ “véo von” gợi tả âm thanh tiếng chim, từ “ồn ào” gợi tả âm thanh của cảnh làng quê buổi sáng, từ “lững thững” gợi dáng hình những người nông dân bước đi vào buổi sáng. Các từ tượng hình, tượng thanh ấy gợi tả một khung cảnh làng quê sáng sớm đẹp, yên bình.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 12 2023 lúc 12:41

a. Từ láy: xiên xiết → nhấn mạnh tốc độ chảy của dòng sông

b. Từ láy: bé bỏng → nhấn mạnh sự nhỏ bé của con chim đang vụt bay khỏi dòng nước

c.  Từ láy: mỏng manh → nhấn mạnh, gợi tả trạng thái đôi cánh của bầy chim một cách sinh động

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 18:28

Tham khảo!

Khổ 2:

- Đá - ngồi, trông nhau.

- Non Thần - trẻ lại.

-> Việc sử dụng biên pháp tu từ nhân hóa khiến cảnh vật trở nên có hồn hơn. Qua đó nhấn mạnh được vẻ đẹp của thiên nhiên vùng Chiêm Hóa.

Khổ 4:

- Sắc chàm - pha hương.

- Mùa xuân - lạc đường.

-> Phác họa lên bức tranh mùa xuân đầy hấp dẫn, giúp người đọc hình dung ra khung cảnh thiên nhiên trở nên sinh động, gần gũi hơn.

Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
13 tháng 3 2016 lúc 16:30

hai câu thơ này nói về tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
Chỉ cần trong xe có một trái tim 
-Giọng thơ mộc mạc như lời nói bình thường, hình ảnh, ngôn ngữ thơ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc, nó hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn mưa bom bão đạn. 
-Những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích, đó là những chiến sĩ kiên cường, vượt lên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến. Phía trước ấy là miền nam thân yêu, sức mạnh để chiếc xe ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào tính chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
-Nghệ thuât: hoán dụ “trái tim”, điệp ngữ “không có”, kết cấu câu “vẫn”, “chỉ cần”, “có” → làm cho 
giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. 
-Hình ảnh “trái tim” là nhãn tự của bài thơ, thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí thống nhất đất nước, trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh, chứa chan tình yêu thương → Trái tim cần lái 
→ Tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đồng chí ở miền Nam đã khích lệ, động viên người chiến sĩ luôn lạc quan, bình tĩnh, cầm chắc tay lái để đưa đoàn xe mau tới đích. 
-Vẫn cách nói bình thản, ngang tàng nhưng câu thơ đỗi lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý 
nghĩa như một lời tâm huyết. 
→ Ý chí quyết tâm chiến đấu và khí phách anh hùng của người chiến sĩ không có bom đạn nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.

Su Su
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Dương
21 tháng 3 2020 lúc 20:12

- Nghệ thuật: Tẩu lộ (đi đường)

- Tác dụng: Để nhấn mạnh nỗi khó khăn,cực khổ của người đi đường,đồng thời cũng thể hiện khát khao đi hết con đường thật nhanh để tới đích.

=>Câu thơ vừa như một nhận xét vừa như một sự nghiền ngẫm,nghĩ suy chiêm nghiệm bằng chính máu thịt,chính cuộc sống thực tế của mình.

Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 9 2023 lúc 20:22

+ Phép so sánh: Như nước Đại Việt ta từ trước/ vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

+ Phép đối, câu biền ngẫu: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

=> Tác dụng: tăng tính thuyết phục cho lí lẽ, dẫn chứng, giúp thêm phần khí thế cho Đại Việt khi đặt ngang tầm với các triều đại ở Trung Quốc.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 9 2023 lúc 20:22

Các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần - Hán, Đường, Tống, Nguyên)

=>Nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.

datcoder
Xem chi tiết
Thanh An
16 tháng 9 2023 lúc 17:04

Tham khảo!

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 17:06

Tham khảo

a. Biện pháp tu từ:

- Điệp từ: “súng”, “đầu” , “bên”

=> Tác dụng tạo âm thanh chắc khỏe và nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng nhiệm vụ

- Hoán dụ: súng, đầu.

=> Súng đại diện cho nhiệm vụ chiến đấu; đầu biểu tượng cho lý tưởng. Nhấn mạnh cơ sở hình thành tình đồng chí đến từ việc chung lý tưởng và nhiệm vụ chiến đấu.

b. Biện pháp tu từ:

- Hình ảnh hoán dụ: giếng nước gốc đa => chỉ quê hương làng xóm và những người thân thuộc sống tại quê hương.

- Nhân hóa: “nhớ”

=> Tác dụng: Gợi về quê hương và hậu phương của người lính, cũng là nỗi nhớ mà người lính dành cho quê hương. Tình đồng chí là sự cảm thông sâu xa từ những nỗi niềm thầm kín như vậy.

Toán học is my best:))
Xem chi tiết
nguyễn khánh linh
Xem chi tiết
Phương Thảo
10 tháng 11 2016 lúc 15:58
Nhân vật ta ở đây chính là nhà thơ. Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, là người có tâm hồn phóng khoáng (ngồi trong bóng trúc xanh mát mà ngâm thơ nhàn). Có thể thấy, trong đoạn thơ, nhân vật ta hiện lên như là một người nghệ sĩ thực sự không vướng một chút bận nào của nhân gian. Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người ttri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng. Cùng với hình ảnh nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết thật đẹp. Đó là một cảnh trí thiên nhiên thật khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ. Côn Sơn đẹp bởi tiếng suối rì rầm như tiếng đàn ca, bởi bàn đá rêu phơi, bởi rừng trúc xanh màu xanh của lá toả bóng mát cho người thi sĩ ngâm thơ.Hình ảnh nhân vật ta ngồi ngâm thơ nhàn dưới màu xanh mát của tán trúc che ngang, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên. Thực ra, trong cuộc đời, không kể lúc làm quan mà ngay khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi vẫn một lòng lo cho nước, cho dân. Thế nhưng có lẽ chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông. Đoạn thơ này dùng nhiều điệp từ (ta, Côn Sơn, trong,…). Hiện tượng điệp từ đã góp phần tích cực làm cho đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thơi thảnh, êm tai.