Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:36

- Em thích nhất chi tiết: Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên (Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)

- Dải Ngân Hà vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ, không phải là một dòng sông thực, mà chỉ là một dòng sông trong tưởng tượng.

- Việc nhà thơ mang một cái trừu tượng để so sánh với cái cụ thể đã làm cho cái cụ thể trừu tượng hơn.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 16:55

- Qua 7 dòng đầu của bài thơ: Mùa thu hiện lên trong hoài niệm với tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

+ Những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội 

→ Bức tranh thiên nhiên mùa thu mang đậm những đặc trưng của mùa thu Hà Nội, chân thực, thi vị nhưng man mác buồn, chứa đầy tâm trạng của người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết. 

- Em thích nhất hình ảnh: “Những phố dài xao xác hơi may”, bởi đặc trưng của mùa thu Hà Nội có cái se lạnh đầu mùa, những con phố như dài thêm ra trong hơi may xao xác, âm thanh nhè nhẹ của nắng, lá rơi đầy. Hình ảnh này khiến bức tranh mùa thu đẹp nhưng đượm buồn. Đây là mùa thu bước vào cuộc kháng chiến nên dưới cái nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 18:51

Tham khảo!

Em thích nhất hình ảnh làng quê Việt Nam xưa trong bài thơ. Bức tranh làng quê xưa hiện ra trước mắt em vô cùng thanh bình và tươi đẹp với những cảnh vật vô cùng gần gũi với chúng ta như rặng đề, dòng sông trắng lượn, bãi cỏ xanh, cánh đồng bát ngát. Con người thì đang hăng say lao động trong không gian thiên nhiên tươi mát đó. Tất cả đã tạo nên một bức tranh phong cảnh hài hòa và đẹp hơn bao giờ hết của làng quê Việt xưa.

Hà Quang Minh
13 tháng 9 2023 lúc 18:57

Em thích nhất hình ảnh người mẹ trong bài thơ. Người mẹ được hiện lên qua bài thơ thật đẹp nhưng cũng thật bình dị, gần gũi. Đó là hình ảnh người phụ nữ xưa với vẻ đẹp truyền thống. Qua lời thơ hình ảnh ấy lại càng hiện lên rõ nét, người mẹ đẹp cái đẹp của làng quê gắn với hình ảnh cô thôn nữ như tác giả so sánh.

Thu Ngân
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
16 tháng 7 2018 lúc 20:09

mk thử :

hình ảnh tiêu biểu : 

a, mùa đông :

- Cây vươn lên và trụi trơ ko còn lá 

b, Mùa xuân :

- Là cây bàng đâm trôi nhưng cành lá mơn mởn .

c, Mùa hè :

- Lá um tùm bao cảnh sân trường

d, Mùa thu 

Có những quả chín 

Tôi thích nhất mùa Hè vì nó nhiều lá xanh um tùm 

Trông rất đẹp .

hok tốt

Thu Ngân
16 tháng 7 2018 lúc 17:50

giúp mình đi mà

Diệu Anh
16 tháng 7 2018 lúc 17:51

chịu ko biết

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
19 tháng 12 2023 lúc 22:22

- Tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp cây tre cả về hình dáng và phẩm chất: 

+ Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi;

+ Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao;

+ Mầm măng non mọc thẳng;

+ Màu xanh của tre tươi nhũn nhặn. 

+ Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc; 

+ Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh; 

+ Tre thẳng thắn, bất khuất cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước; 

+ Tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn, tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre. 

→ Cây tre được nhân hóa mang những phẩm chất của con người. Tre là biểu tượng cao quý cho vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:29

- Chi tiết giới thiệu nội dung tác phẩm, cụ thể hơn là ở phần giới thiệu nội dung Trần Quốc Toản được đánh giặc ngoại xâm.

- Chọn hình ảnh này vì bìa sách đã khái quát được nội dung nổi bật của tác phẩm

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Trịnh Hoàng Duy Khánh
13 tháng 9 2023 lúc 16:09

Tham Khảo

 

- Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu:

+ Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo bà nội là một bà mẹ anh hùng.

+ Nội bán ve chai

+ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức.

+ Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.

+ Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo.

- Em ấn tượng với chi tiết khi người ba nói rằng bà nội là một bà mẹ anh hùng. Nhắc tới đây, em vô cùng xúc động và càng biết ơn về sự hi sinh thầm lặng đó. Bà là hậu phương vững chắc cho những đứa con của mình đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Và khái niệm về anh hùng đã không còn dập khuôn như suy nghĩ ban đầu của nhân vật “tôi”. Qua đó, em càng thấy biết ơn và trân trọng cuộc sống này hơn vì những con người thế hệ trước đã anh dũng, sẵn sàng đánh đổi tất cả để đem lại hòa bình đất nước cho ngày hôm nay.

Minh Duong
13 tháng 9 2023 lúc 16:09

 Em ấn tượng với chi tiết “Đón ba, nội gầy gò, cười phô cả lợi” vì chi tiết này thể hiện niềm vui của người mẹ khi con về thăm

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 11:28

Em thích nhất truyện Bố của Xi-mông. Vì đã thể hiện được sự yêu thương giúp đỡ của mọi người dành cho nhau kể cả khi không phải là tình máu mủ.

tran huynh trieu man
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 10 2016 lúc 15:08

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

Minh Thu
2 tháng 10 2016 lúc 21:46

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

Minh Thu
3 tháng 10 2016 lúc 6:34

Bàn về vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ bà cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu như cuốn “Văn học Việt Nam”(giai đoạn nữa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX) của tác giả Nguyễn Lộc, Nxb GD, 2001. Hay cuốn “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm”, Nxb GD, 2007,  cuốn “thơ Hồ Xuân Hương” của Phạm Uyên, Nxb Đồng Nai, 2004. Hay cuốn “ Thơ và đời của Lữ Huy Nguyên…Nói chung tất cả các cuốn trên đều có đề cập đến cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập cụ thể đến vấn đề hình tượng phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương” một cách hệ thống và toàn diện mà chỉ đề cập đến một khía cạnh, chỉ một mặt nhỏ trong công trình nghiên cứu của họ. Có thể khẳng định "lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương là lịch sử nỗi ám ảnh chưa bao giờ đứt đoạn của vấn đề tiểu sử và văn bản thơ Hồ Xuân Hương”