Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
NGUYỄN THỊ KHÁNH AN
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 16:47

- Khí hậu núi cao và núi thấp: Việt Nam có nhiều dãy núi cao, như dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc và dãy Trường Sơn ở phía Trung và Nam. Khí hậu ở những nơi này thường lạnh hơn so với các khu vực thấp hơn, và có mùa đông rõ rệt.

- Khí hậu biển và đất liền: Các khu vực ven biển có khí hậu ẩm ướt, nhiệt đới đến cận nhiệt đới, trong khi các khu vực nội đất có thể có khí hậu khô hanh hơn và trải qua các mùa khác nhau.

- Tác động của gió mùa: Việt Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của gió mùa Đông và gió mùa Tây, dẫn đến sự biến đổi mùa khá rõ rệt. Mùa mưa và mùa khô thay phiên nhau, tạo ra sự đa dạng về mùa trong năm.

- Địa hình đa dạng: Việt Nam có sự biến đổi địa hình từ vùng biển đến núi cao và thung lũng, làm cho khí hậu thay đổi theo độ cao và địa hình, ảnh hưởng đến nhiệt độ và lượng mưa.

- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của Việt Nam, nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, giữa Đông Bắc Á, ảnh hưởng đến lưu vùng của các dòng sông và hồ nước, cũng làm cho khí hậu đa dạng và phức tạp hơn.

 Vì Sự đa dạng của khí hậu ở Việt Nam là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố trên và còn phụ thuộc vào địa hình, vị trí địa lý và tác động của các hệ thống khí tượng lớn như gió mùa. Điều này đã tạo ra một phong cách sống đa dạng và đa vùng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến nông nghiệp, người dân và nền kinh tế của quốc gia.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
datcoder
31 tháng 10 2023 lúc 0:10

- Vai trò của đa dạng sinh học:

+ Đa dạng sinh học giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất

+ Rừng tự nhiên có vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất và nước

+ Rừng là nơi ở của nhiều loài động vật hoang dã

+ Đa dạng sinh học đảm bảo cho sự phát triển bền vũng của con người

+ Đa dạng sinh học còn tạo nên các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người

+ Giúp con người thích ích với biến đổi khí hậu 

- Phải bảo vệ đa dạng sinh học vì:

+ Đa dạng sinh học có nhiều vai trò quan trọng đối với đời sống của con người

+ Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ cuộc sống của con người
hi hi
Xem chi tiết
Tryechun🥶
8 tháng 3 2022 lúc 10:35

là sự đa dạng về loài, số lượng cá thể trong loài và môi trường sống của sinh vật chỉ ở một vùng trên Trái Đất.

Long Sơn
8 tháng 3 2022 lúc 10:35

là sự đa dạng về số lượng loài, sự đa dạng về loài, số lượng cá thể trong loài và môi trường sống của sinh vật trên Trái Đất.

Hoàng Ngân Hà
8 tháng 3 2022 lúc 11:01

Tham khảo:

Là sự đa dạng về số lượng loài, sự đa dạng về loài, số lượng cá thể trong loài và môi trường sống của sinh vật trên Trái Đất.

Ein
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 5 2021 lúc 21:12

Động vật có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau ở các môi trường địa lí của Trái Đất và được thể hiện bằng sự đa dạng về số lượng, đặc điểm hình thái và sinh lí của loài.

Lê Ngọc Anh
5 tháng 5 2021 lúc 21:16

Động vật có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau ở các môi trường địa lí của Trái Đất và thể hiện bằng sự đa dạng về số lượng , đặc điểm hình thái và sinh lí của loài . Nhớ tick nha ^^

Đăng Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
26 tháng 4 2022 lúc 23:09

bạn tham khảo nha

Câu 1:Thực trạng đa dạng sinh học nước ta hiện nay như thế nào ?

Việt Nam, là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, có sự phong phú và đa dạng về các nguồn gen quý, hiếm. Với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học; lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên cả nước... Ðến nay, chúng ta đã thành lập được 173 khu bảo tồn, trong đó gồm 33 vườn quốc gia; 66 khu dự trữ thiên nhiên; 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 56 khu bảo vệ cảnh quan. Cả nước cũng có 9 khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar thế giới; 23 tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố...

Theo các kết quả nghiên cứu, Việt Nam nằm ở vị trí chuyển giao của nhiều luồng sinh vật: phía Đông mang các đặc điểm địa sinh học của dãy Hymalaya; phía Nam có các kiểu hệ sinh thái tương tự với các hệ sinh thái biển đảo và đất liền của khu vực Đông Nam Á; dãy Trường Sơn là vùng chuyển tiếp giữa kiểu khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bên cạnh các dãy núi, Việt Nam còn có 16 hệ thống sông chính, trong đó có hơn 10 hệ thống sông mà lưu vực có diện tích trên 10.000km2 như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai... Bên cạnh hệ sinh thái rừng thì Việt Nam còn có nhiều kiểu hệ sinh thái khác như trảng cỏ, đất ngập nước nội địa, đồi cát, bãi bồi ven biển, cửa sông, bãi cỏ biển, rạn san hô và vùng biển sâu. Song song đó còn có các hệ sinh thái nhân tạo như đập nước, đất nông nghiệp, đô thị.

Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới. Một thống kê chưa đầy đủ vào năm 2011 cho thấy, Việt Nam là nơi trú ngụ của 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn (312 loài thú, 840 loài chim, 167 loài ếch nhái, 317 loài bò sát, trên 7.700 loài côn trùng, và nhiều loài động vật không xương sống khác). Số loài sinh vật nước ngọt đã được biết đến là hơn 1.438 loài vi tảo, 800 loài động vật không xương sống, 1.028 loài cá nước ngọt. Số lượng loài sinh vật biển được biết là hơn 11.000 loài (6.300 loài động vật đáy, 2.500 loài cá biển, 653 loài rong biển, 657 loài động vật nổi, 537 loài thực vật nổi, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 5 loài rùa biển).

Các con số thống kê nêu trên chưa thực sự phản ánh đầy đủ tính đa dạng sinh học của Việt Nam, khi mà số lượng loài mới được phát hiện không ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây. Điều đó chứng minh nguồn tài nguyên về đa dạng loài động, thực vật ở Việt Nam chưa thực sự được hiểu biết đầy đủ.

Giá trị đa dạng sinh học cao nhưng hiện trạng tình trạng bảo tồn về đa dạng sinh học cũng là một vấn đề cấp bách của quốc gia. Có thể nói hiện trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi lịch sử chiến tranh và nền văn hóa phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong giai đoạn chiến tranh, ít nhất 2,2 triệu héc-ta rừng đã bị ảnh hưởng trong giai đoạn 1943 - 1973. Sự suy giảm nguồn tài nguyên rừng tiếp tục diễn ra sau khi chiến tranh kết thúc do nhu cầu phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, sử dụng động vật hoang dã để phục vụ nhu cầu sống của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng đã đẩy nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đơn cử như đối với các loài linh trưởng. Bên cạnh đó là nhiều nguyên nhân khác như: chuyển đổi đất khi chưa có đủ luận cứ khoa học, phát triển cơ sở hạ tầng, loài ngoại lai xâm hại, khai thác quá mức nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, và áp lực từ việc tăng nhanh dân số.

Câu 2:Em hãy đề xuất 1 số biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học ?

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật. 
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. 
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm. 
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.. 

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương? 
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương. 
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương. 
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Câu 3:Là học sinh em có thể làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ?

Là học sinh, để bảo vệ đa dạng sinh học, cần làm: Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương. Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương. Không chặt phá bừa bãi cây xanh.

chúc bạn học tốt nha

Cao Phúc Minh
Xem chi tiết
Roses are roses
14 tháng 4 2022 lúc 19:46

C

Dragon
14 tháng 4 2022 lúc 19:47

c

Hiếu Nguyễn
14 tháng 4 2022 lúc 19:47

C

Anh Minh
Xem chi tiết
Cho Tôi Bình Yên
11 tháng 5 2022 lúc 19:41

Thế giới động vật quanh ta vô cùng đa dạng và phong phú:Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể,lối sống và môi trường sống. với khoảng 1.5 triệu loài được phát hiện

+ Động vật được phân bố ở nhiều môi trường sống khác nhau: môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ…), trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm, từ đỉnh Everest cao hơn 8000m đến vực sâu 11000m dưới đáy đại dương…

Để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bảo vệ động vật, chăm sóc và nuôi dưỡng những động vật có ích. Trong quá trình học tập, lao động, chúng ta phải bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp (không gây ô nhiễm, không có hành động làm tốn hại môi trường) tạo điều kiện cho động vật sinh sống và phát triển.
Trần Hoàng Khả Hân
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
6 tháng 5 2017 lúc 22:01

1. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng

Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) đã ghi nhận có 13.766 loài thực vật, trong đó, có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao (bảng 6.2). Theo đánh giá, 10 % số loài thực vật dã phát hiện được cho là đặc hữu. Bảng 6.2 .Thành phần loài thực vật có mạch Việt Nam
Ngành Loài Chi Họ
1. Ngành rêu 793 182 60
2. Ngành khuyết lá thông 2 1 1
3. Ngành Thông đất 57 5 3
4. Ngành Tháp bút 2 1 1
5. Ngành Dương xỉ 664 137 25
6. Ngành Hạt trần 63 23 8
7. Ngành Hạt kín 9.812 2.175 299
Tổng cộng: 11.373 2.524 378
Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999. Khu hệ động vật: Cho đến nay đã thống kê được 307 loài giun tròn (Nematoda), 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất (Oligochaeta), 145 loài ve giáp (Acarina), 5.268 loài côn trùng, 260 loài bò sát (Reptilia), 120 loài ếch nhái (Amphibia), 840 loài chim (Avecs), gần 300 loài và phân loài thú (Mammalia). Trong hệ thống các khu bảo vệ vùng Đông Dương-Mã Lai của IUCN, Việt Nam được xem là nơi giầu về thành phần loài và có mức độ đặc hữu cao so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Trong số 21 loài thú linh trưởng có trong vùng phụ này thì ở Việt Nam có tới 15 loài, trong đó có 7 loài và phân loài đặc hữu. Trong số 49 loài chim đặc hữu của vùng thì Việt nam đã có 33 loài. Theo Võ Quý và Nguyễn Cử (1995) thì số loài chim đặc hữu của Việt Nam lên tới hàng trăm loài.

2. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nước ngọt nội địa

Các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt Nam rất đa dạng về hệ thực vật cũng như hệ động vật, bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ ngập nước, động vật không xương sống và cá. - Vi tảo: đã xác định được 1.402 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành; - Cho đến nay đã thống kê và xác định được 794 loài động vật không xương sống. Trong đó, đáng lưu ý là trong thành phần loài giáp xác (Crustacea), có 54 loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Riêng hai nhóm tôm, cua có 59 loài thì có tới 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên được mô tả. Trong tổng số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2% tổng số loài), 3 giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc trưng cho Việt Nam hay vùng Đông Dương. Điều đó cho thấy sự đa dạng và mức độ đặc hữu cao của khu hệ tôm, cua, trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam. Một điều đáng chú ý là tính chất nhiệt đới của thành phần loài giáp xác và thân mềm nước ngọt ở Việt Nam, được thể hiện ở sự phong phú về số giống hơn là số loài. Trong khi số lượng các giống giáp xác tới 94 giống, thì số loài của mỗi giống thường chỉ 1-3. Số giống chỉ có một loài khá nhiều, số giống có trên 5 loài rất ít, chỉ có 5 giống: Macrobrachium, Caridina, Schmackeria, Allodiaptomus, Palaemon. Trong số 60 giống trai ốc đã biết, chỉ có 3 giống là có 5 loài trở lên (Lamprotula, Lanceolaria, Corbicula). Theo các dẫn liệu thống kê (Bộ Thuỷ sản,1996; Đặng Ngọc Thanh và nnk., 2002), thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam là 546 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001) đã công bố chuyên khảo về họ cá chép (Cyprinidae) ở Việt Nam với 315 loài và phân loài thuộc 103 giống, 11 phân họ. Hai tác giả này dự định công bố tiếp chuyên khảo tập 2 bao gồm các họ cá nước ngọt Việt Nam còn lại, vì vậy dự kiến thành phần loài cá nước ngọt Việt Nam có thể tới trên 700 loài. Theo các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001), riêng họ cá chép có 79 loài thuộc 32 giống, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam. Trong đó, có 1 giống, 40 loài và phân loài mới cho khoa học. Phần lớn các loài đặc hữu đều có phân bố ở các thủy vực sông, suối, vùng núi. Những đặc điểm trên đây của thành phần loài cho thấy khu hệ cá các thủy vực nội địa Việt Nam mang tính chất nhiệt đới, tính đa dạng khá cao (hơn 700 loài trên diện tích lãnh thổ không lớn, hơn 330.000 km2), thành phần loài cá có nguồn gốc nước mặn, lợ, phong phú phù hợp với vị trí địa lý gần biển của vùng đất liền, song với thành phần loài đặc hữu không nhiều. So với các vùng lân cận, họ cá chép ở Việt Nam phong phú hơn cả ở taxon loài lẫn taxon giống.

3. Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái biển và ven bờ

Đặc tính của khu hệ sinh vật biển Việt nam thể hiện rõ ở đặc tính nhiệt đới, đặc tính hỗn hợp, đặc tính ít đặc hữu và đặc tính khác biệt bắc-nam (Đặng Ngọc Thanh, 1996). Tổng kết các kết quả điều tra nghiên cứu biển ở nước ta cho đến nay đã phát hiện 10.837 loài sinh vật, gồm các nhóm như sau: - Thực vật: đến nay đã xác định 537 loài vi tảo, 667 loài rong biển, 15 loài cỏ biển. Riêng thực vật ngập mặn có 94 loài thuộc 72 chi, 58 họ; - Động vật nổi: 468 loài; - Động vật đáy: 6.377 loài động vật đáy, trong đó, có 225 loài tôm biển, 298 loài san hô cứng Scleractinia thuộc 76 giống, 16 họ; - Động vật chân đầu: 53 loài; - Cá biển: 2.038 loài thuộc 717 giống, 178 họ; - Động vật khác: 50 loài rắn biển (16 giống, 1 họ), 4 loài rùa, 16 loài thú biển.

4. Đa dạng sinh học trong nông nghiệp

Mức độ ĐDSH của hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam khá cao. Hệ cây trồng được phát triển dưới các điều kiện tự nhiên và nhân tác. Theo thống kê, có khoảng 734 loài cây trồng phổ biến, thuộc 79 họ (bảng 6.3). Bảng 6.3. Số lượng các loài cây trồng phổ biến nhất ở Việt Nam
TT Nhóm cây Số loài
1 Cây lương thực (cung cấp tinh bột) 39
2 Cây thực phẩm 95
3 Cây ăn quả 104
4 Rau 55
5 Cây gia vị 39
6 Cây giải khát 12
7 Cây lấy sợi 16
8 Cây lấy dầu 44
9 Cây lấy tinh dầu 19
10 Cây cải tạo đất 28
11 Cây làm dược liệu 179
12 Cây cảnh 50
13 Cây bóng mát 5
14 Cây lấy gỗ 49
Nguồn : Nguyễn Văn Trương, 1999 Về động vật nuôi, trên cơ sở có sự đa dạng các HST, sinh cảnh, đa dạng về khí hậu nên Việt nam cũng là khu vực rất đa dạng các động vật nuôi: Bò, Trâu, Ngựa, Dê, Hươu, Thỏ, Lợn, Gà, Vịt, Ngan, Ngỗng, các loài cá nước ngọt. Các loài cá nuôi có nguồn gốc nội địa bao gồm 21 loài trong 23 giống và 11 họ. Các loài cá nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được di nhập và thuần dưỡng khoảng 50 loài. Trong đó, có 35 loài cá cảnh, còn lại là cá nuôi lấy thịt. Sản lượng tôm cá nuôi (nước mặn và nước ngọt) ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn trong sản lượng thuỷ sản. Tập hợp các dẫn liệu nghiên cứu, điều tra cơ bản đã có từ trước đến nay, thành phần loài thực vật, động vật trong sinh giới Việt Nam được thống kê và tóm tắt trong bảng 6.4. Tuy nhiên trong thành phần đã xác định được, một số nhóm sinh vật chưa được điều tra, nghiên cứu một cách đầy đủ hoặc chưa có đủ điều kiện đưa vào, chủ yếu là các nhóm động vật không xương sống và vi sinh vật. Bảng 6.4. Sự phong phú thành phần loài sinh vật của Việt Nam
Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được (SV) Số loài có trên thế giới (SW) Tỷ lệ % giữa SV/SW
1.Thực vật nổi/vi tảo
- nước ngọt 1.402
- biển 537
2. Rong, cỏ
- nước ngọt khoảng 20
- biển 682
3. Thực vật ở cạn khoảng 11.400 220.000 5
- Rêu 1.030 22.000 4,6
- Nấm lớn 826 50.000 1,6
4. Động vật không xương sống ở nước
- nước ngọt khoảng 800
- Biển khoảng 7.500
5. Động vật không xương sống ở đất khoảng 1.000
6. Giun sán ký sinh ở gia súc 161
7. Côn trùng khoảng 5.500
8. Cá 19.000 13
- nước ngọt Trên 700
- biển 2.038
9. Bò sát Bò sát biển 260 54 6.300 5
10. Lưỡng cư 120 4.184 2,9
11. Chim 840 9.040 9,3
12. Thú Thú biển gần 300 16 4.000 7,5

Theo các tài liệu thống kê (Tré de Groombridge, 1992), Việt Nam là một trong 25 nước có độ ĐDSH cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000-30.000 loài thực vật. Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới) (WCMC, 1992)
Bảo Hân
Xem chi tiết
Laville Venom
5 tháng 5 2021 lúc 16:14

1- Chúng ta phải bảo vệ sự đa dạng của thục vật vì: Nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng, môi trường sống của chúng bị thu hẹp hoặc mất đi, nhiều loài trở lên quý hiếm, thậm chí có một số loài có nguy cơ bị tiêu diệt.

2 Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật việt nam?

-do con người chúng ta khai thác quá nhiều loài cây quý hiếm mà không nghĩ đến hậu quả 

- do các nhà máy sinh học thải các chất thải ra rừng cây

- do người dân ta chặt phá rug cây để phục vụ cho nhu cầu đời sống như xây nhà cao tầng