1. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng
Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) đã ghi nhận có 13.766 loài thực vật, trong đó, có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao (bảng 6.2). Theo đánh giá, 10 % số loài thực vật dã phát hiện được cho là đặc hữu. Bảng 6.2 .Thành phần loài thực vật có mạch Việt NamNgành | Loài | Chi | Họ |
1. Ngành rêu | 793 | 182 | 60 |
2. Ngành khuyết lá thông | 2 | 1 | 1 |
3. Ngành Thông đất | 57 | 5 | 3 |
4. Ngành Tháp bút | 2 | 1 | 1 |
5. Ngành Dương xỉ | 664 | 137 | 25 |
6. Ngành Hạt trần | 63 | 23 | 8 |
7. Ngành Hạt kín | 9.812 | 2.175 | 299 |
Tổng cộng: | 11.373 | 2.524 | 378 |
2. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nước ngọt nội địa
Các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt Nam rất đa dạng về hệ thực vật cũng như hệ động vật, bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ ngập nước, động vật không xương sống và cá. - Vi tảo: đã xác định được 1.402 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành; - Cho đến nay đã thống kê và xác định được 794 loài động vật không xương sống. Trong đó, đáng lưu ý là trong thành phần loài giáp xác (Crustacea), có 54 loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Riêng hai nhóm tôm, cua có 59 loài thì có tới 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên được mô tả. Trong tổng số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2% tổng số loài), 3 giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc trưng cho Việt Nam hay vùng Đông Dương. Điều đó cho thấy sự đa dạng và mức độ đặc hữu cao của khu hệ tôm, cua, trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam. Một điều đáng chú ý là tính chất nhiệt đới của thành phần loài giáp xác và thân mềm nước ngọt ở Việt Nam, được thể hiện ở sự phong phú về số giống hơn là số loài. Trong khi số lượng các giống giáp xác tới 94 giống, thì số loài của mỗi giống thường chỉ 1-3. Số giống chỉ có một loài khá nhiều, số giống có trên 5 loài rất ít, chỉ có 5 giống: Macrobrachium, Caridina, Schmackeria, Allodiaptomus, Palaemon. Trong số 60 giống trai ốc đã biết, chỉ có 3 giống là có 5 loài trở lên (Lamprotula, Lanceolaria, Corbicula). Theo các dẫn liệu thống kê (Bộ Thuỷ sản,1996; Đặng Ngọc Thanh và nnk., 2002), thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam là 546 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001) đã công bố chuyên khảo về họ cá chép (Cyprinidae) ở Việt Nam với 315 loài và phân loài thuộc 103 giống, 11 phân họ. Hai tác giả này dự định công bố tiếp chuyên khảo tập 2 bao gồm các họ cá nước ngọt Việt Nam còn lại, vì vậy dự kiến thành phần loài cá nước ngọt Việt Nam có thể tới trên 700 loài. Theo các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001), riêng họ cá chép có 79 loài thuộc 32 giống, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam. Trong đó, có 1 giống, 40 loài và phân loài mới cho khoa học. Phần lớn các loài đặc hữu đều có phân bố ở các thủy vực sông, suối, vùng núi. Những đặc điểm trên đây của thành phần loài cho thấy khu hệ cá các thủy vực nội địa Việt Nam mang tính chất nhiệt đới, tính đa dạng khá cao (hơn 700 loài trên diện tích lãnh thổ không lớn, hơn 330.000 km2), thành phần loài cá có nguồn gốc nước mặn, lợ, phong phú phù hợp với vị trí địa lý gần biển của vùng đất liền, song với thành phần loài đặc hữu không nhiều. So với các vùng lân cận, họ cá chép ở Việt Nam phong phú hơn cả ở taxon loài lẫn taxon giống.3. Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái biển và ven bờ
Đặc tính của khu hệ sinh vật biển Việt nam thể hiện rõ ở đặc tính nhiệt đới, đặc tính hỗn hợp, đặc tính ít đặc hữu và đặc tính khác biệt bắc-nam (Đặng Ngọc Thanh, 1996). Tổng kết các kết quả điều tra nghiên cứu biển ở nước ta cho đến nay đã phát hiện 10.837 loài sinh vật, gồm các nhóm như sau: - Thực vật: đến nay đã xác định 537 loài vi tảo, 667 loài rong biển, 15 loài cỏ biển. Riêng thực vật ngập mặn có 94 loài thuộc 72 chi, 58 họ; - Động vật nổi: 468 loài; - Động vật đáy: 6.377 loài động vật đáy, trong đó, có 225 loài tôm biển, 298 loài san hô cứng Scleractinia thuộc 76 giống, 16 họ; - Động vật chân đầu: 53 loài; - Cá biển: 2.038 loài thuộc 717 giống, 178 họ; - Động vật khác: 50 loài rắn biển (16 giống, 1 họ), 4 loài rùa, 16 loài thú biển.4. Đa dạng sinh học trong nông nghiệp
Mức độ ĐDSH của hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam khá cao. Hệ cây trồng được phát triển dưới các điều kiện tự nhiên và nhân tác. Theo thống kê, có khoảng 734 loài cây trồng phổ biến, thuộc 79 họ (bảng 6.3). Bảng 6.3. Số lượng các loài cây trồng phổ biến nhất ở Việt NamTT | Nhóm cây | Số loài |
1 | Cây lương thực (cung cấp tinh bột) | 39 |
2 | Cây thực phẩm | 95 |
3 | Cây ăn quả | 104 |
4 | Rau | 55 |
5 | Cây gia vị | 39 |
6 | Cây giải khát | 12 |
7 | Cây lấy sợi | 16 |
8 | Cây lấy dầu | 44 |
9 | Cây lấy tinh dầu | 19 |
10 | Cây cải tạo đất | 28 |
11 | Cây làm dược liệu | 179 |
12 | Cây cảnh | 50 |
13 | Cây bóng mát | 5 |
14 | Cây lấy gỗ | 49 |
Nhóm sinh vật | Số loài đã xác định được (SV) | Số loài có trên thế giới (SW) | Tỷ lệ % giữa SV/SW |
1.Thực vật nổi/vi tảo | |||
- nước ngọt | 1.402 | ||
- biển | 537 | ||
2. Rong, cỏ | |||
- nước ngọt | khoảng 20 | ||
- biển | 682 | ||
3. Thực vật ở cạn | khoảng 11.400 | 220.000 | 5 |
- Rêu | 1.030 | 22.000 | 4,6 |
- Nấm lớn | 826 | 50.000 | 1,6 |
4. Động vật không xương sống ở nước | |||
- nước ngọt | khoảng 800 | ||
- Biển | khoảng 7.500 | ||
5. Động vật không xương sống ở đất | khoảng 1.000 | ||
6. Giun sán ký sinh ở gia súc | 161 | ||
7. Côn trùng | khoảng 5.500 | ||
8. Cá | 19.000 | 13 | |
- nước ngọt | Trên 700 | ||
- biển | 2.038 | ||
9. Bò sát Bò sát biển | 260 54 | 6.300 | 5 |
10. Lưỡng cư | 120 | 4.184 | 2,9 |
11. Chim | 840 | 9.040 | 9,3 |
12. Thú Thú biển | gần 300 16 | 4.000 | 7,5 |
Theo các tài liệu thống kê (Tré de Groombridge, 1992), Việt Nam là một trong 25 nước có độ ĐDSH cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000-30.000 loài thực vật. Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới) (WCMC, 1992)