Những câu hỏi liên quan
Hồ Quỳnh Mai
Xem chi tiết

I. Đặc điểm của trạng ngữ:

Câu 1. Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên:

   Các trạng ngữ:

- Dưới bóng tre xanh

- đã từ lâu đời

- đời đời, kiếp kiếp

- từ nghìn đời nay.

Câu 2. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung:

- Dưới bóng tre xanh => trạng ngữ chỉ nơi chốn (rõ về không gian).

- đã từ lâu đời => trạng ngữ chỉ thời gian

- đời đời, kiếp kiếp => trạng ngữ chỉ thời gian

- từ nghìn đời nay. => trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 3. Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang đầu câu, giữa câu, cuối câu.

Phần II

II. LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Mùa xuân, …mùa xuân => chủ ngữ, vị ngữ.

b. Mùa xuân => trạng ngữ

c. mùa xuân => bổ ngữ

d. Mùa xuân! => Câu đặc biệt.

Khách vãng lai đã xóa
nhóm chiến binh z
16 tháng 2 2022 lúc 11:43

I. Đặc điểm của trạng ngữ:

Câu 1. Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên:

   Các trạng ngữ:

- Dưới bóng tre xanh

- đã từ lâu đời

- đời đời, kiếp kiếp

- từ nghìn đời nay.

Câu 2. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung:

- Dưới bóng tre xanh => trạng ngữ chỉ nơi chốn (rõ về không gian).

- đã từ lâu đời => trạng ngữ chỉ thời gian

- đời đời, kiếp kiếp => trạng ngữ chỉ thời gian

- từ nghìn đời nay. => trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 3. Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang đầu câu, giữa câu, cuối câu.

Phần II

II. LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Mùa xuân, …mùa xuân => chủ ngữ, vị ngữ.

b. Mùa xuân => trạng ngữ

c. mùa xuân => bổ ngữ

d. Mùa xuân! => Câu đặc biệt.

Ice Tea
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 2 2021 lúc 15:43

Em tham khảo nhé:

Thêm trạng ngữ (Tiếp theo):

I. Công dụng của trạng ngữ

1. Trạng ngữ trong câu

a. – Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng

 

- Thường thường vào khoảng đó

- Sáng

- ở trên trời

- trên giàn hoa lí

- chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong

b. về mùa đông

* Trạng ngữ không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được tuy nhiên ta không nên bỏ trạng ngữ vì nó giúp nội dung, các điều nêu trong câu được đầy đủ chính xác hơn. Thêm vào đó nhờ trạng ngữ mà câu văn được kết nối giúp cho đoạn văn mạch lạc hơn

 

2. Trong môt bài văn nghị luận luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết rành mạch rõ ý cho bài văn

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

1. Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu bị tách thành câu riêng biệt

2. Việc tách câu có tác dụng nhấn mạnh ý , biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt

 

Luyện tập lập luận chứng minh:

Chuẩn bị ở nhà

   Đề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

   - Vấn đề cần chứng minh : Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

 

   - Cách lập luận : đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.

2. Lập dàn ý

   a. Mở bài : Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta – Lòng biết ơn.

   b. Thân bài :

   - Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ : Về nghĩa đen và nghĩa bóng.

   + Nghĩa đen : ý tự lời hay.

   + Nghĩa bóng (luận điểm chính) : Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.

   Lí lẽ và dẫn chứng :

   - Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay :

 

   + Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …)

   + Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn : tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…

   + Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng …

   - Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.

   c. Kết bài :

   Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.

3. Viết bài

   Mở bài : Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh. Trong số đó không thể không kể đến đạo lí về lòng biết ơn – một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

  

   Kết bài : Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.

Thực hành trên lớp

bạn lên web loigiaihay.com nha xong rùi vào phần soạn văn lớp 7 ý nó có lời giải cho bạn lun nhưng nhớ chỉ tham khảo thui nhé

 Nhạc Linh San
Xem chi tiết
Kieu Diem
16 tháng 1 2020 lúc 21:29
Lập luận trong đời sống

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Luận cứ Kết luận
Hôm nay trời mưa chúng ta không đi chơi công viên nữa
vì qua sách em học được nhiều điều Em rất thích đọc sách
Trời nóng quá đi ăn kem đi

Quan hệ luận cứ với kết luận là mối quan hệ nhân quả.

Có thể thay đổi vị trí luận cứ và kết luận. Ví dụ : Đi ăn kem đi, (vì) hôm nay trời nóng quá.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Bổ sung luận cứ.

a. Em rất yêu trường em vì nó là tuổi thơ của em.

b. Nói dối rất có hại vì bạn sẽ đánh mất lòng tin của mọi người.

c. Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d. Ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e. Đi nhiều nơi mở mang hiểu biết, em rất thích đi tham quan.

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Viết tiếp kết luận :

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta đi chơi đi.

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, ta phải học thôi.

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, mọi người rất khó chịu.

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải biết làm gương cho các em.

e. Cậu này ham đá bóng thật cậu ấy đá rất hăng say.

Lập luận trong văn nghị luận

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận : những kết luận có tính khái quát, triết lí cao, có ý nghĩa.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Lập luận cho luận điểm : “Sách là người bạn lớn của con người”

- Sách nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho con người.

- Sách mang đến chân trời mới về thế giới, về con người.

- Sách giúp ta tích lũy kinh nghiệm.

→ Sách là bạn tốt.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Qua hai truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, có thể rút ra kết luận : Hiểu biết sâu rộng mới nhận định đúng đắn, sâu sắc về sự vật, hiện tượng.

- Truyện Thầy bói xem voi :

+ Bản chất sự vật, hiện tượng rất đa dạng và phong phú.

+ Chỉ nhận định về một mặt phiến diện, hẳn sẽ có sự thiếu sót, sai lạc.

- Truyện Ếch ngồi đáy giếng :

+ Tự phụ, kiêu căng, chủ quan dẫn đến nhận thức và hành động sai lầm.

- Cần rèn tính khiêm tốn, học hỏi để có hiểu biết.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
16 tháng 1 2020 lúc 21:30

Bạn có thể tham khảo tại đây nhé !

https://vietjack.com/soan-van-7/luyen-tap-ve-phuong-phap-lap-luan-trong-van-nghi-luan.jsp

Khách vãng lai đã xóa
Phan Thị Hà Chi
16 tháng 1 2020 lúc 21:31

1

Luận cứ

Kết luận
Hôm nay trời mưa chúng ta không đi chơi công viên nữa
vì qua sách em học được nhiều điều Em rất thích đọc sách
Trời nóng quá đi ăn kem đi

Quan hệ luận cứ với kết luận là mối quan hệ nhân quả.

Có thể thay đổi vị trí luận cứ và kết luận. Ví dụ : Đi ăn kem đi, (vì) hôm nay trời nóng quá.

2. a. Em rất yêu trường em vì nó là tuổi thơ của em.

b. Nói dối rất có hại vì bạn sẽ đánh mất lòng tin của mọi người.

c. Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d. Ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e. Đi nhiều nơi mở mang hiểu biết, em rất thích đi tham quan.

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Viết tiếp kết luận :

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta đi chơi đi.

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, ta phải học thôi.

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, mọi người rất khó chịu.

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải biết làm gương cho các em.

e. Cậu này ham đá bóng thật cậu ấy đá rất hăng say.

Lập luận trong văn nghị luận

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận : những kết luận có tính khái quát, triết lí cao, có ý nghĩa.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Lập luận cho luận điểm : “Sách là người bạn lớn của con người”

- Sách nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho con người.

- Sách mang đến chân trời mới về thế giới, về con người.

- Sách giúp ta tích lũy kinh nghiệm.

→ Sách là bạn tốt.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Qua hai truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, có thể rút ra kết luận : Hiểu biết sâu rộng mới nhận định đúng đắn, sâu sắc về sự vật, hiện tượng.

- Truyện Thầy bói xem voi :

+ Bản chất sự vật, hiện tượng rất đa dạng và phong phú.

+ Chỉ nhận định về một mặt phiến diện, hẳn sẽ có sự thiếu sót, sai lạc.

- Truyện Ếch ngồi đáy giếng :

+ Tự phụ, kiêu căng, chủ quan dẫn đến nhận thức và hành động sai lầm.

- Cần rèn tính khiêm tốn, học hỏi để có hiểu biết.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
17 tháng 3 2016 lúc 21:20
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉPLẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. KIẾN THỨC CƠ BẢN  1. Mục đích và phương pháp giải thícha) Trong đời sống hàng ngày, có biết bao nhiêu là câu hỏi Vì sao? đặt ra đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết để trả lời, chẳng hạn: Vì sao lại có nguyệt thực? Vì sao nước biển lại mặn? Vì sao lá cây lại có màu xanh?... Trả lời những câu hỏi như thế, nghĩa là chúng ta đi giải thích một vấn đề.b) Trong văn nghị luận, việc giải thích thường gắn với những vấn đề khái quát có liên quan đến tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực đạo đức, lối sống,... Chẳng hạn: Tình bạn là gì? Thế nào là trung thực? Vì sao phải khiêm tốn? Thế nào là Có chí thì nên?...c) Đọc bài văn sau đây và trả lời các câu hỏi.  LÒNG KHIÊM TỐNLòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)- Bài văn giải thích vấn đề gì?Gợi ý: Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích không?- Hãy tìm những câu ở dạng định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,... Thử nhận xét về cách giải thích của bài văn này.Gợi ý:Những câu ở dạng định nghĩa:+ Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.+ Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.+ Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.+... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.Cách giải thích:+ Tác giả đã liệt kê những biểu hiện của lòng khiêm tốn như thế nào?+ Đưa ra những đối lập giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là một cách giải thích không?+ Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn có phải là để giải thích không?+ Chỉ ra nguyên nhân của thói không khiêm tốn có tác dụng giải thích như thế nào?- Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.- Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.Vậy thế nào là văn giải thích?Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Các bài văn dưới đây giải thích vấn đề gì? Hãy tóm tắt những ý chính mà người viết dùng để giải thích cho các vấn đề đó. LÒNG NHÂN ĐẠOLòng nhân đạo tức là lòng biết thương người. Thế nào là lòng biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo?Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ...Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương, và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. Thánh Găng-đi có một phương châm: "Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy".(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa và xử thế)Gợi ý:- Giải thích vấn đề "lòng nhân đạo";- Các ý chính:+ Lòng nhân đạo - lòng thương người;+ Loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ;+ Biết xót thương, tìm cách giúp đỡ những cảnh khổ;+ Phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ.ÓC PHÁN ĐOÁN VÀ ÓC THẨM MĨChính Xanh-tơ Bơ-vơ cũng đã nói: "Tôi biết nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mĩ, vì óc thẩm mĩ biểu hiện một cái gì tinh vi nhất, thuộc về bản năng nhất trong cái chỗ tế nhị mơ hồ nhất của các giác quan của ta".Muốn thưởng thức một bài văn, ta đọc nó chầm chậm một hai lần, xem có cảm thấy cái hay của nó không đã; khi cảm được rồi, ta mới tìm hiểu nó hay ở chỗ nào. Ta dùng trái tim của ta trước rồi sau mới dùng lí trí. Nếu lòng ta không cảm thì càng phân tích lại càng không hiểu được gì cả. Văn học khác khoa học ở chỗ đó; và óc thẩm mĩ khác óc phán đoán cũng ở chỗ đó: một đằng là sự ưa thích của lòng, một đằng là sự sáng suốt của óc, một đằng cần nhiều cảm thụ tính, một đằng cần nhiều luận lí tính.Nói vậy không phải là óc thẩm mĩ và óc phán đoán tương phản nhau mà ta không bao giờ dùng lí trí để hiểu được cái đẹp đâu. Vẫn có nhiều cái đẹp có thể giảng được và ai cũng thấy nó hợp lí: chỉ một số tế nhị quá mới có những lí lẽ riêng của nó mà lí trí không sao phân tích nổi, và muốn nhận thức được, ta phải luyện mĩ cảm bằng cách sống thật nhiều, đọc nhiều tác phẩm bất hủ của mọi xứ và mọi thời.(Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn)Gợi ý:- Giải thích vấn đề mối quan hệ giữa phán đoán (lí trí) và thẩm mĩ (rung động thẩm mĩ);- Các ý chính:+ Nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mĩ;+ Muốn thưởng thức một bài văn, ta dùng trái tim của ta trước rồi sau mới dùng lí trí;+ Có thể dùng lí trí để hiểu cái đẹp nhưng quan trọng vẫn là phải luyện mĩ cảm.TỰ DO VÀ NÔ LỆLoài người hơn loài vật là có quyền tự do. Một con hổ đói nhảy xả vào bất cứ cái gì có thể ăn được bày ra trước mắt nó; một người đói trông thấy vật gì có thể ăn được còn biết suy xét có nên ăn hay không. Con hổ bị cái đói sai khiến không tự kiềm chế được mình; trái lại người ta không để cho cái đói có thể sai khiến được mình, như vậy là người ta được tự do theo ý muốn riêng.Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người. Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật.Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức. Vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm, nhưng làm theo lẽ phải, theo lí trí, để không phạm tới sự tự do của người khác và không phạm đến quyền lợi chung của đoàn thể.Trái với tự do là nô lệ. Người nô lệ là người phải chịu phục tòng sự đè nén, sự sai khiến bất công của một người hay một thế lực nào khác mạnh hơn mình. Người nô lệ không còn có thể làm việc gì theo ý muốn của mình, theo tài năng của mình để mưu hạnh phúc cho mình nữa.Không tự do tức là chết.(Nghiêm Toản, Việt luận)Gợi ý:- Giải thích vấn đề "tự do và nô lệ";- Các ý chính:+ Loài người hơn loài vật là có quyền tự do;+ Không có tự do, người ta cũng chỉ như súc vật;+ Tự do nghĩa là muốn làm gì thì làm nhưng phải theo lẽ phải;+ Nô lệ trái với tự do;+ Không tự do tức là chết.2. Nhận xét cách giải thích của các bài văn trên.Gợi ý: Sau khi đã nắm được vấn đề của từng bài, hệ thống hoá được các ý chính của từng bài, ta mới xem bài văn lập luận giải thích bằng cách nào. Tức là xem xét cách trình bày các ý, cách thiết lập mối quan hệ giữa các ý để giải thích cho vấn đề nêu ra.- Tác giả đã dùng những câu ở dạng định nghĩa như thế nào?Lưu ý cách dẫn các ý kiến của những người nổi tiếng về vấn đề đang giải thích.- Các biểu hiện cụ thể của vấn đề là gì?- Tác giả sử dụng so sánh, đối chiếu như thế nào?- Tác giả chỉ ra những vấn đề gì để lí giải, phân tích vấn đề? - Bố cục bài văn ra sao? Cách diễn đạt như thế nào?
- Lynk -
17 tháng 3 2016 lúc 21:55

TÌM HIÊỦ CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

I, MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH

                                                                  Lòng khiêm tốn

- Vấn đề nghị luận: Lòng khiêm tốn

- Luận điểm khái quát: Câu mở đầu : Lòng khiêm tốn ... sự vật.

- Luận điểm phụ: ( Thể hiện ở 4 đoạn phần thân bài)

+ Đoạn 1: Ý nghĩa của khiêm tốn(chỉ rõ cái lợi)

+ Đoạn 2: Định nghĩa về khiêm tốn( khiêm tốn là gì?)

+ Đoạn 3: Biểu hiện của khiêm tốn(liệt kê các biểu hiện)

+ Đoạn 4: Lí giải vì sao phải khiêm tốn(so sánh, nêu rõ nguyên nhân)

- Ghi nhớ(Sgk/71)

II, LUYỆN TẬP

                                                                             Lòng nhân đạo

- Vấn đề nghị luận: Lòng nhân đạo

- Phương pháp giải thích:

+ Nêu định nghĩa: (Lòng nhân đạo là lòng biết thương ng`)

+ Đặt câu hỏi: ( Thế nào là bietes thương ng`?, Thế nào là lòng nhân đạo?)

+ Nêu biểu hiện để trả lời câu hỏi: ( Hình ảnh ông già hành khuất, em bé nhặt mẩu bánh mì => thái độ của mọi ng` : xót thương, tìm cách giúp đỡ.

+ Đối chiếu, lập luận bằng cách đưa ra câu nói của thánh Găng-đi.

Nguyen Van An
15 tháng 2 2017 lúc 12:16

trong ht

Roxie
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
3 tháng 2 2020 lúc 23:00

Tham khảo:

I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG

1. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

a) Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.

b) Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều.

c) Trời nóng quá, đi ăn kem đi.

Câu hỏi:

Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định, quan điểm) của người nói? Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Trả lời:

Các câu có phần đầu là luận cứ:

a) Hôm nay trời mưa,

b) Em rất thích đọc sách,

c) Trời nóng quá,

- Ba phần sau là kết luận.

a) chúng ta không đi chơi công viên nữa.

b) qua sách em học được nhiều điều.

c) đi ăn kem.

- Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là nhân quả.

- Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi vị trí cho nhau.

- Chẳng hạn: Chúng ta không đi chơi nữa vì hôm nay trời mưa

Kết luận luận cứ

(kết quả của quyết định) (nguyên nhân cụ thể)

2. Hãy bổ sung luận cứ cho những kết luận sau:

a) Em rất yêu trường em...

b) Nói dối rất có hại...

c) ... nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d) ... trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e) ... em rất thích đi tham quan.

Trả lời:

a) Em rất yêu trường em vì có nhiều bạn bè và thầy cô tốt.

b) Nói dối rất có hại bởi mọi người không tin mình nữa.

c) Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d) Nhỏ tuổi còn nhiều khờ dại nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e) Em đã đến nhiều vùng đất nước nên em rất thích đi tham quan.

3. Viết tiếp các luận cứ sau:

a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm...

b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá...

c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe...

d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó...

e) Cậu này ham bóng đá thật...

Trả lời:

a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm, em rất thích được đi tham quan.

b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải tập trung học thôi.

c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, phải học ăn học nói lại mới được.

d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó mình phải gương mẫu.

e) Cậu này ham bóng đá thật, chắc sẽ là cầu thủ giỏi.

II. LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. Ví dụ:

a) Chống nạn thất học.

b) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

c) Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

d) Sách là người bạn lớn của con người.

e) Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I.2. để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

Trả lời:

So sánh câu kết luận ở mục 1 và 2 ở Lập luận trong đời sổng với Lập luận trong văn nghị luận. Chẳng hạn:

Qua sách em học được nhiều điều, Sách là người bạn lớn của con người.

Ta thấy luận điểm ở văn nghị luận là những kết luận khái quát, có ý nghĩa phổ biến với xã hội. Còn kết luận trong đời sống chỉ là của”em” và chưa có nghĩa khái quát cao “học được nhiều điều”.

2. Do luận điểm có tầm quan tọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì? ... Muốn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.

Em hãy lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người" bằng cách trả lời các câu hỏi trên.

Trả lời:

Với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau:

- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.

- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?

- Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?

- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

3. Em đã học truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.

Trả lời:

1. Xác định luận điểm và lập luận của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi:

- Luận điểm: cần phải có một cái nhìn tổng thế khi xem xét các sự vật, hiện tượng.

- Luận cứ:

+ Nếu chỉ quan sát một cách phiến diện thì con người khó có thể đánh giá được chính xác bản chất của các sự vật, hiện tượng.

+ Nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách tổng thể sẽ giúp ta có thế nắm bắt được thực tế đời sống một cách chủ động

+ Khi quan sát hay tìm hiểu một vấn đề, không được quan sát các yếu tố riêng lẻ mà cần phải tìm ra mối liên hệ biện chứng giữa các yếu tố với nhau.

- Lập luận: Không lập luận một cách trực tiếp mà lập luận một cách gián tiếp bằng câu chuyện kế Thầy bói xem voi với những nhân vật là 5 thầy bói bị mù. Với những chi tiết, lời thoại chọn lọc, đầy dụng ý và cuối cùng luận điểm được rút ra một cách thú vị, bất ngờ.

2. Xác định luận điểm và lập luận của truyện Ếch ngồi đáy giếng

- Luận điểm: Kiêu ngạo, huyênh hoang sẽ phải trả giá râ't đắt.

- Luận cứ:

+ Ếch sống trong giếng rất lâu, bên cạnh những con vật nhỏ bé.

+ Khi ếch cất tiếng kêu vang động, những con vật này rất sợ hãi

+ Do đó ếch tưởng mình giống như một vị chúa tể.

+ Trời mưa to, nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài.

+ Ếch đi lại nghêng ngang, chẳng thèm để ý đến xung quanh.

+ Ếch bị trâu giẫm bẹp.

- Lập luận theo trình tự thời gian, không gian với những chi tiết, sự việc cụ thể và chọn lọc đế rút ra kết luận.

Chúc em học tốt!
Khách vãng lai đã xóa
Tạ Khánh Linh
4 tháng 2 2020 lúc 8:52
1.1. Lập luận trong đời sống

Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một liên kết lập luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng, quan điểm, ý định của người nói, người viết.

Câu 1. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.

Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều,

Trời nóng quá, đi ăn kem đi.

Trong các bộ phân trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng, ý định, quan điểm của người nói? Mối quan hệ giữa luận cứ đối với kết luận là như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Luận cứ bên phải, kết luận bên trái dấu phẩy. Quan hệ luận cứ và kết luận là quan hệ nhân - quả. Có thể thay đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận.

Câu 2. Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau.

Em rất yêu trường em...

Nói dối rất có hại...

...nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

...trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

...em rất thích đi thăm quan.

Em rất yêu trường em vì nơi đây từng gắn bó với em từ tuổi ấu thơ. Nói dối rất có hại vì sẽ chẳng ai tin mình. Đau đầu quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi. Ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ. Những ngày chủ nhật em rất thích đi thăm quan.

Câu 3. Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói.

Ngồi mãi ở nhà chán lắm...

Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá...

Nhiều bạn nói năng thật khó nghe...

Các bạn đã lớn rồi làm anh làm chị chúng nó...

Cậu này ham bóng đá thật...

Ngồi mãi ở nhà chán lắm đi dạo thôi. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá phải học tích cực thôi. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe khiến cho người khác khó chịu. Các bạn đã lớn rồi làm anh làm chị chúng nó cho nên phải noi gương cho các em. Cậu này ham bóng đá thật chẳng chịu chơi môn khác. 1.2. Lập luận trong văn nghị luận

Câu 1. Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. ví dụ:

Chống nạn thất học.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

Sách là người bạn lớn của con người.

Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, khác với những kết luận của lập luận trong đời sống là những luận điểm gắn với những tình huống giao tiếp nhất định.

Câu 2. Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó có tác dụng gì?... Muốn trả lời các câu phải đó phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.

Em hãy lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người" bằng cách trả lời các câu hỏi trên.

Với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau: Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người. Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách? Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

Câu 3. Em đã học truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm có em và lập luận cho luận điểm đó.

a. Rút ra kết luận làm thành luận điểm:

Thầy bói xem voi: Phải có cái nhìn toàn diện trước sự vật, hiện tượng. Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo.

b. Xây dựng lập luận chính:

Thầy bói xem voi: Muốn hiểu biết được sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn toàn diện. (quan hệ điều kiện – kết quả) Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. (quan hệ suy luận bác bỏ – khẳng định) Chẳng hạn, với đề "Không được chủ quan, kiêu ngạo", có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau: Mở bài: Không được chủ qua, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. Thân bài: Thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo vẫn thường thấy trong thực tế. Tác hại của thói huênh hoang chủ quan, kiêu ngạo. Phải cố gắng khiêm tốn, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình. Kết bài: hiểu biết của con người hạn hẹp, cần phải không ngừng mở rộng hiểu biết và khiêm tốn học hỏi
Khách vãng lai đã xóa
기민윤
4 tháng 2 2020 lúc 11:45
Lập luận trong đời sống

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Luận cứ Kết luận
Hôm nay trời mưa chúng ta không đi chơi công viên nữa
vì qua sách em học được nhiều điều Em rất thích đọc sách
Trời nóng quá đi ăn kem đi

Quan hệ luận cứ với kết luận là mối quan hệ nhân quả.

Có thể thay đổi vị trí luận cứ và kết luận. Ví dụ : Đi ăn kem đi, (vì) hôm nay trời nóng quá.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Bổ sung luận cứ.

a. Em rất yêu trường em vì nó là tuổi thơ của em.

b. Nói dối rất có hại vì bạn sẽ đánh mất lòng tin của mọi người.

c. Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d. Ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e. Đi nhiều nơi mở mang hiểu biết, em rất thích đi tham quan.

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Viết tiếp kết luận :

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta đi chơi đi.

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, ta phải học thôi.

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, mọi người rất khó chịu.

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải biết làm gương cho các em.

e. Cậu này ham đá bóng thật cậu ấy đá rất hăng say.

Lập luận trong văn nghị luận

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận : những kết luận có tính khái quát, triết lí cao, có ý nghĩa.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Lập luận cho luận điểm : “Sách là người bạn lớn của con người”

- Sách nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho con người.

- Sách mang đến chân trời mới về thế giới, về con người.

- Sách giúp ta tích lũy kinh nghiệm.

→ Sách là bạn tốt.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Qua hai truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, có thể rút ra kết luận : Hiểu biết sâu rộng mới nhận định đúng đắn, sâu sắc về sự vật, hiện tượng.

- Truyện Thầy bói xem voi :

+ Bản chất sự vật, hiện tượng rất đa dạng và phong phú.

+ Chỉ nhận định về một mặt phiến diện, hẳn sẽ có sự thiếu sót, sai lạc.

- Truyện Ếch ngồi đáy giếng :

+ Tự phụ, kiêu căng, chủ quan dẫn đến nhận thức và hành động sai lầm.

- Cần rèn tính khiêm tốn, học hỏi để có hiểu biết.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Khả Dân
Xem chi tiết
༺༒༻²ᵏ⁸
28 tháng 2 2021 lúc 15:14

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

   - Vấn đề cần chứng minh : Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

   - Cách lập luận : đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.

2. Lập dàn ý

   a. Mở bài : Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta – Lòng biết ơn.

   b. Thân bài :

   - Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ : Về nghĩa đen và nghĩa bóng.

   + Nghĩa đen : ý tự lời hay.

   + Nghĩa bóng (luận điểm chính) : Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.

   Lí lẽ và dẫn chứng :

   - Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay :

   + Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …)

   + Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn : tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…

   + Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng …

   - Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.

   c. Kết bài :

   Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.

3. Viết bài

   Mở bài : Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh. Trong số đó không thể không kể đến đạo lí về lòng biết ơn – một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

   Kết bài : Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Khả Dân
28 tháng 2 2021 lúc 15:17

thanks bạn

Khách vãng lai đã xóa
Thanh Tramm
Xem chi tiết
❤Firei_Star❤
Xem chi tiết
mo chi mo ni
12 tháng 2 2019 lúc 19:53

CÂU ĐẶC BIỆT

I. Thế nào là câu đặc biệt?

Chọn c

II. Tác dụng của câu đặc biệt

Tác dụngBộc lộ cảm xúcLiệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượngXác định thời gian nơi chốnGọi đáp
Một đêm mùa xuân.Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.
( Nguyên Hồng)
  x 
Đoàn người nhốn nháo. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay 
( Nam Cao)
 x  
“ Trời ơi!”, cô giáo tái mặt nước mắt giàn giụa. lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
( Khánh Hoài)
x   
An gào lên: 
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! 
- Chị An ơi! 
Sơn đã nhìn thấy chị 
( Nguyễn Đình Thi)
   x

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Ví dụCâu rút gọnCâu đặc biệt
a- Có khi được trưng bày… trong hòm 
- Nghĩa là phải ra sức giải thích….kháng chiến
 
b Ba giây… Bốn giây…. Năm giây… Lâu quá!
cMột hồi còi 
dLá ơi!- Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi 
- Bình thường lắm chẳng có gì đáng kể đâu

Bài 2 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Tác dụng của câu đặc biệt trong bài tập 1

   + Xác định thời gian

   + Bộc lộ cảm xúc

   + Gọi đáp

Bài 3 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo

Một ngày xuân. Tôi dạo bước trên con đường làng. Ôi quê tôi! Nơi đây thật đẹp biết bao. Xa xa kia là lũy tre làng đã ôm trọn ngôi làng suốt bao năm tháng qua. Tôi yêu biết bao cánh đồng lúa xanh mướt trải dài tít tắt tới chân trời. Tôi yêu hương khói bếp tỏa ra mỗi buổi chiều về. Từng đàn trâu thong dong gặm cỏ, cò trắng từng đôi liệng xuống đồng, những hình ảnh thân thuộc ấy không biết tự bao giờ đã đậm sâu trong tâm trí tôi. Quê hương hai tiếng ấy thật thiêng liêng biết bao!

mo chi mo ni
12 tháng 2 2019 lúc 19:53

Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

- Bài văn có ba phần lớn: mở bài , thân bài, kết bài

- Phần mở bài và kết bài có một đoạn văn, phần thân bài có hai đoạn

- Các luận điểm

    + luận điểm lớn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước( tác giả giải thích đó là một truyền thống quý báu có vai trò giữ nước )

    + các luận điểm nhỏ:

        • Lòng yêu nước trong quá khứ ( tác giả dẫn ra các ví dụ lịch sử)

        • Lòng yêu nước trong hiện tại( tác giả dẫn chứng bằng cách liệt kê đủ các tầng lớp nhân dân)

→ Rút ra kết luận : Bổn phận của chúng ta… làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đem ra thực hành vào công việc yêu nước kháng chiến

II. Luyện tập

a. Bài văn nêu lên tư tưởng luận điểm : học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn

- Tư tuởng được thể hiện qua các luận điểm:

    + Ở đời có nhiều người đi học nhưng ít ai biết học cho thành tài

    + Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh – xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tố,t thật tinh mới có tiền đồ

b. Bố cục và cách lập luận trong bài

* MB: dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: Ít ai biết học cho thành tài

* TB: kể lại câu chuyện của danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi vẽ trứng là muốn nói đến cách học cơ bản thông qua một sự dạy dỗ có khoa học và kiên trì của thầy trò nhà danh họa

* KB: lập luận theo lối nguyên nhân kết quả

- Nhờ chịu khó học tập động tác cơ bản tốt nên mới có tiền đồ

- Nhờ những ông thầy lớn nên mới dạy trò những điều cơ bản nhất

- Thầy giỏi sẽ tạo được trò giỏi

mo chi mo ni
12 tháng 2 2019 lúc 19:54

Soạn bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

I. Lập luận trong đời sống

1. Luận cứ và kết luận

CâuLuận cứKết luận
aHôm nay trời mưaChúng ta không đi chơi công viên nữa
bEm rất thích đọc sáchQua sách em học được nhiều điều
cTrời nóng quáĐi ăn kem

- Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là nhân quả

- Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau

    + Ví dụ

Chúng ta không đi chơi nữa
Kết luận
( kết quả của quyết định)
hôm nay trời mưa 
luận cứ 
( nguyên nhân cụ thể)

2. Bổ sung luận cứ cho các kết luận

a. Em rất yêu trường em vì có nhiều bạn bè và thầy cô tốt

b. Nói dối rất có hại vì mọi người sẽ không tin mình nữa

c. Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi

d. Vì nhỏ tuổi suy nghĩ chứ thấu đáo trẻ em cần nghe lời cha mẹ

e. Đi tham quan rất thú vị nên em rất thích đi tham quan

3. Viết tiếp các luận cứ

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm nên em rất muốn đi chơi

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá , phải tập trung học thôi

c. Các bạn nói năng thật khó nghe đừng như vậy nữa.

d. Các bạn đã lớn rồi làm anh chị chúng nó các bạn phải gương mẫu.

e. Cậu này ham bóng đá thật, tương lai có thể là một cầu thủ giỏi

II. Lập luận trong bài văn nghị luận

1. Qua so sánh ta thấy luận điểm ở bài văn nghị luận là những kết luận khái quát có ý nghĩa phổ biến với xã hội còn kết luận đời số chỉ là của cá nhân không có ý nghĩa khái quát cao

2. Lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người

A. Mở bài: giới thiệu vấn đề vai trò to lớn của sách với cuộc sống con người

B. Thân bài

- Sách đưa ta du lịch qua biển lớn tri tức loài người

    + Về thế giới con người

    + Về lịch sử, thực tại, tương lai

- Sách văn học mở đường đưa ta vào thế giới tâm hồn

    + Ta được thư giãn

    + Được bước chân vào xứ sở của cái đẹp

    + Học lời hay ý đẹp để giao tiếp, ứng xử

- Dẫn chứng

C. Kết bài

- Phải yêu sách

- Hãy rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày

3. Lập luận cho các luận điểm từ truyện:

Thầy bói xem voi: Đừng vội kết luận khi bạn chỉ nhìn phiếm diện

A, MB: giới thiệu vấn đề: không nên nhìn phiếm diệm

B, TB:

- Giải thích thế nào là nhìn phiếm diệm?

- Không nên nhìn phiếm diệm vì :

    + Mỗi con người sự vật có rất nhiều điều thú vị chỉ nhìn phiếm diệm sẽ không thấy được tổng thể

    + Làm bản thân bảo thủ lạc hậu

    + Không nhận được sự yêu quý của mọi người

- Biểu hiện trong đời sống, dẫn chứng

C, KB : chớ nên nhìn phiếm diệm

* Ếch ngồi đánh giếng: Chớ nên tự cao tự đại

A, MB: giới thiệu vấn đề

B, TB

- Thế nào là tự cao tự đại?

- Vì sao không nên tự cao tự đại

    + Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như một hạt cát giữa sa mạc, như một giọt nước trong đại dương mênh mông nên cần khiêm tốn học hỏi.

    + Không biết mình là ai tự hại mình hại người

    + Không biết phấn đấu mở mang tri thức sao có thành công

    + Bị mọi người xa lánh

- Biểu hiện dẫn chứng

C, KB: phải biết học hỏi trau dồi tri thức đừng dại dột mà tự cao tự đại

Lâm Khánh Hòa
Xem chi tiết

Nhà lão Hạc là một người nông dân rất nghèo, vợ mất sớm, con trai lão phải đi làm đồn điền cao su để kiếm tiền cưới vợ. Lão ở nhà với chú chó tên là Cậu Vàng và bầu bạn với nó hằng ngày. Lão coi nó là tri kỉ, lão ăn gì nó ăn nấy, tắm rửa cho nó như một đứa con… cùng nhau sống tằng tiện. Nhưng sau một trận ốm nặng, lão không còn đủ sức để nuôi thân nên quyết định bán con chó đi. Lão vô cùng buồn bã và kể chuyện với ông giáo. Vì ân hận đã lừa một con chó, lão ăn bả chó tự tử và nhờ ông giáo trông coi căn nhà, mảnh vườn đợi khi con lão về có nơi làm ăn.

Khách vãng lai đã xóa