cho mình hỏi các phản ứng hóa học khí đốt thuốc lá
Cho biết các phản ứng hóa học sau có chất dư sau phản ứng hay không và dư bao nhiêu gam ?
a. Đốt cháy 8,1 g nhôm trong bình chứa 3.36 l khí oxi .
b. Đốt cháy 13 g kẽm trong bình chứa 16g khí oxi.
c. Cho 4,48l khí metan cháy trong bình chứa 6,72 l khí oxi.
d. 51,3g đường saccarozơ (\(C_{12}H_{22}O_{11}\)) trong bình chứa 2,688 l khí oxi.
e. Đốt cháy 6,5 g kẽm trong bình chứa 11,2 l khí oxi.
f. Đốt cháy 4,6g Natri trong bình chứa 44,8 l khí oxi.
Mấy bạn giúp mình nha!
a)
4Al + 3O2 → 2Al2O3
nAl = \(\dfrac{8,1}{27}\)= 0,3 mol , nO2 = \(\dfrac{3,36}{22,4}\)= 0,15 mol
Ta có tỉ lệ \(\dfrac{nAl}{4}\)> \(\dfrac{nO_2}{3}\)
=> Al dư, oxi phản ứng hết và số mol Al phản ứng = \(\dfrac{nO_2.4}{3}\)= 0,2 mol
nAl dư = nAl ban đầu - nAl phản ứng = 0,3 - 0,2 = 0,1mol
<=> mAl dư = 0,1.27 = 2,7 gam
b)
2Zn + O2 → 2ZnO
nZn = 13:65 = 0,2 mol , nO2 = 0,5 mol
\(\dfrac{nZn}{2}\)<\(\dfrac{nO_2}{1}\) => Zn phản ứng hết, Oxi dư
nO2 phản ứng = nZn/2 = 0,1 mol
=> nO2 dư = 0,5 - 0,1 = 0,4 mol
<=> mO2 dư = 0,4.32 = 12,8 gam
c) CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
nCH4 = 4,48:22,4 = 0,2 mol , nO2 = 6,72 :22,4 = 0,3 mol
\(\dfrac{nCH_4}{1}\)>\(\dfrac{nO_2}{2}\) => CH4 dư , oxi phản ứng hết
nCH4 phản ứng = nO2/2 = 0,15 mol
=> nCH4 dư = 0,2 - 0,15 = 0,05 mol
<=> mCH4 dư = 0,05. 16= 0,8 gam
d) C12H22O11 + 12O2 → 12CO2 + 11H2O
nC12H22O11 = \(\dfrac{51,3}{342}\)= 0,15 mol , nO2 = 2,688:22,4 = 0,12 mol
nC12H22O11 > \(\dfrac{nO_2}{12}\) => O2 phản ứng hết, đường dư
nC12H22O11 phản ứng = \(\dfrac{nO_2}{12}\) = 0,01
=> nC12H22O11 dư = 0,15 - 0,01 = 0,14 mol
<=> mC12H22O11 = 0,14.342 = 47,88 gam
a, PT: \(4Al+3O_2\underrightarrow{t^o}2Al_2O_3\)
Ta có: \(n_{Al}=\dfrac{8,1}{27}=0,3\left(mol\right)\)
\(n_{O_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,3}{4}>\dfrac{0,15}{3}\), ta được Al dư.
Theo PT: \(n_{Al\left(pư\right)}=\dfrac{4}{3}n_{O_2}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{Al\left(dư\right)}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow m_{Al\left(dư\right)}=0,1.27=2,7\left(g\right)\)
b, PT: \(2Zn+O_2\underrightarrow{t^o}2ZnO\)
Ta có: \(n_{Zn}=\dfrac{13}{65}=0,2\left(mol\right)\)
\(n_{O_2}=\dfrac{16}{32}=0,5\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,2}{2}< \dfrac{0,5}{1}\), ta được O2 dư.
Theo PT: \(n_{O_2\left(pư\right)}=\dfrac{1}{2}n_{Zn}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{O_2\left(dư\right)}=0,4\left(mol\right)\Rightarrow m_{O_2\left(dư\right)}=0,4.32=12,8\left(g\right)\)
c, PT: \(CH_4+2O_2\underrightarrow{t^o}CO_2+2H_2O\)
Ta có: \(n_{CH_4}=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2\left(mol\right)\)
\(n_{O_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,2}{1}>\dfrac{0,3}{2}\), ta được CH4 dư.
Theo PT: \(n_{CH_4\left(pư\right)}=\dfrac{1}{2}n_{O_2}=0,15\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{CH_4\left(dư\right)}=0,05\left(mol\right)\Rightarrow m_{CH_4\left(dư\right)}=0,05.16=0,8\left(g\right)\)
d, PT: \(C_{12}H_{22}O_{11}+12O_2\underrightarrow{t^o}12CO_2+11H_2O\)
Ta có: \(n_{C_{12}H_{22}O_{11}}=\dfrac{51,3}{342}=0,15\left(mol\right)\)
\(n_{O_2}=\dfrac{2,688}{22,4}=0,12\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,15}{1}>\dfrac{0,12}{12}\), ta được C12H22O11 dư.
Theo PT: \(n_{C_{12}H_{22}O_{11}\left(pư\right)}=\dfrac{1}{12}n_{O_2}=0,01\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{C_{12}H_{22}O_{11}\left(dư\right)}=0,14\left(mol\right)\Rightarrow m_{C_{12}H_{22}O_{11}\left(dư\right)}=0,14.342=47,88\left(g\right)\)
e, PT: \(2Zn+O_2\underrightarrow{t^o}2ZnO\)
Ta có: \(n_{Zn}=\dfrac{6,5}{65}=0,1\left(mol\right)\)
\(n_{O_2}=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,1}{2}< \dfrac{0,5}{1}\), ta được O2 dư.
Theo PT: \(n_{O_2\left(pư\right)}=\dfrac{1}{2}n_{Zn}=0,05\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{O_2\left(dư\right)}=0,45\left(mol\right)\Rightarrow m_{O_2\left(dư\right)}=0,45.32=14,4\left(g\right)\)
f, PT: \(4Na+O_2\underrightarrow{t^o}2Na_2O\)
Ta có: \(n_{Na}=\dfrac{4,6}{23}=0,2\left(mol\right)\)
\(n_{O_2}=\dfrac{44,8}{22,4}=2\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,2}{4}< \dfrac{2}{1}\), ta được O2 dư.
Theo PT: \(n_{O_2\left(pư\right)}=\dfrac{1}{4}n_{Na}=0,05\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{O_2\left(dư\right)}=1,95\left(mol\right)\Rightarrow m_{O_2\left(dư\right)}=1,95.32=62,4\left(g\right)\)
Bạn tham khảo nhé!
Hãy viết các phương trình hóa học sau đây:
a/ Nhiệt phân thuốc tím KMnO4
b/ Điều chế khí hydrogen (hidro) từ kim loại sắt và hydrochloride acid (axit clohidric) HCl
c/ Điện phân nước
d/ Phản ứng giữa P2O5. và nước
e/ Đốt cháy kim loại kẽm trong khí oxigen (oxi)
Hãy viết các phương trình hóa học sau đây:
a/ Nhiệt phân thuốc tím KMnO4
2KMNO4-to>K2MnO4+MnO2+O2
b/ Điều chế khí hydrogen (hidro) từ kim loại sắt và hydrochloride acid (axit clohidric) HCl
Fe+2HCl->FeCl2+H2
c/ Điện phân nước
2H2O-đp->2H2+O2
d/ Phản ứng giữa P2O5. và nước
P2O5+3H2O->2H3PO4
e/ Đốt cháy kim loại kẽm trong khí oxigen (oxi)
2Zn+O2-to>2ZnO
`a)` `2KMnO_4` $\xrightarrow[]{t^o}$ `K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2`
`b) Fe + 2HCl -> FeCl_2 + H_2`
`c)` `2H_2O` $\xrightarrow[]{đpnc}$ `2H_2 + O_2`
`d) P_2O_5 + 3H_2O -> 2H_3PO_4`
`e) 2Zn + O_2` $\xrightarrow[]{t^o}$ `2ZnO`
Chỉ ra dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của các phản ứng.
Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến cháy trong không khí (tác dụng với oxygen) tạo ra khí carbon dioxide và hơi nước.Chỉ ra dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của các phản ứng.
GHI LẠI PHƯƠNG TRÌNH CHỮ CHO CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC SAU:
1)khí cacbon tác dụng với nước khi có mặt chất diệp lục và ánh sáng tạo ra tinh bột và khí oxi
2)Đốt bột sắt trong bình chứa khí clo thu được muối sắt (III) clorua có màu nâu đỏ
(giúp mình với mình đang cần gấp)
1) \(6H_2O+6CO_2\rightarrow C_6H_{12}O_6+6O_2\)
2) \(2Fe+3Cl_2\rightarrow2FeCl_3\)
Đốt cháy hoàn toàn khí metan(CH4) trong không khí ta thu được 3,36(l) khí các-bon(CO2) và hơi nước a, Viết phương trình hóa học của phản ứng b, Tính khối lượng oxi cần dùng c, Tính thể tích khí CH4 cần cho phản ứng trên (biết rằng thể tích các khí được đo ở đktc)
a) \(n_{CO_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
PTHH: \(CH_4+2O_2\xrightarrow[]{t^o}CO_2+2H_2O\)
0,15<---0,3<----0,15
b) `m_{O_2} = 0,3.32 = 9,6 (g)`
c) `V_{CH_4} = 0,15.22,4 = 3,36 (l)`
Trộn 1,12 lít H2 và 2,24 lít khí O2(đktc) rồi đem đốt cháy.
a) Viết phương trình hóa học?
b) Hỏi sau phản ứng khí nào dư, dư bao nhiêu lít?
c) Tính khối lượng nước tạo thành sau phản ứng?
a. \(n_{H_2}=\dfrac{1.12}{22,4}=0,05\left(mol\right)\)
\(n_{O_2}=\dfrac{2.24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
PTHH : 2H2 + O2 ---to---> 2H2O
0,05 0,025 0,05
b. Ta thấy : 0,05 < 0,1 => H2 đủ , O2 dư
\(V_{O_2\left(dư\right)}=\left(0,1-0,025\right).22,4=1,68\left(l\right)\)
c. \(m_{H_2O}=0,05.18=0,9\left(g\right)\)
Ta có
nH2 = 1,12 / 22,4 = 0,05 ( mol )
nO2 = 0,1 ( mol )
2H2 + O2 ---to ---> 2H2O
có : 0,05 0,1
pư : 0,05 0,025 0,05
dư : 0 0,075
Xét tỉ lệ : 0,05 / 2 < 0,1 / 1 , ta được O2 dư
=> nO2 dư = 0,1 - 0,025 = 0,075 ( mol )
=> V = 0,075 . 22,4 = 1,68 ( l )
mH2O = 0,05 . 18 = 0,9 ( g )
Câu 5: Chỉ ra dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra trong các quá trình sau. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của các phản ứng.
(a) Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến cháy trong không khí (tác dụng với oxi) tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
(b) Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt khí ở vỏ. Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.
(c) Khi đốt than, than cháy trong không khí (tác dụng với oxi) tạo ra khí cacbon đioxit.
(d) Nước vôi (canxi hiđroxit) được quét lên tường một thời gian sau đó sẽ khô và hóa rắn (chất rắn là canxi cacbonat).
Biết rằng khí cacbon đioxit đã tham gia phản ứng và sản phẩm còn có nước.
viết phương trình hóa học trong các trường hợp sau
a) Đốt cháy khí hiđro
b) chô một luồng khí hiđro đi qua bột đồng oxit đun nóng
c)Điều chế khí hiđro từ sắt và axit clohidri
các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào
\(a)\ 2H_2 + O_2 \xrightarrow{t^o} 2H_2O\\ b)\ CuO + H_2 \xrightarrow{t^o} Cu + H_2O\\ c)\ Fe + 2HCl \to FeCl_2 + H_2\)
a) : Phản ứng hóa hợp
b) : Phản ứng oxi hóa khử
c) : Phản ứng thế
Đốt cháy hoàn toàn 6,4g Sulfur trong không khí thu được 12,8g khí Sulfur dioxide
a) Viết phương trình hóa học phản ứng xảy ra
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử , phân tử giữa các chất trong phản ứng
c) Áp dụng DLBTKL , hãy tính khối lượng khí Oxygen đã phản ứng
\(a.S+O_2\xrightarrow[]{t^0}SO_2 \)
b. Tỉ lệ 1 : 1 : 1
\(c:BTKL:m_S+m_{O_2}=m_{SO_2}\\ \Rightarrow m_{O_2}=m_{SO_2}-m_S\\ =12,8-6,4\\ =6,4g\)