Nghệ thuật tả người của nguyễn du nhu the nao ?giai mau minh can gap do ban
Minh do cac ban nhe
Lam the nao de trong 10 cay thanh 5 hang,moi hang 4 cay
Minh se giai no sau 3 ngay
La vao 17/2
Neu ban nao dang can giai gap minh se giai
tim x
1 + 3 + 5 + ......+ x = 2500
bai 2
khi chia mot so cho 54 ta duoc so du la 49 neu chia so do cho 18 thi thuong se thay doi nhu the nao?
giai giup mk voi mk dang can gap
1
Ta có : 1+3+5+...+x = 2500
Đặt 1+3+5+7+...+x là A
A = 1+3+5+...+x
Số số hạng từ 1 đến x là : (x-1):2+1 = (x+1):2
Tổng của các số hạng từ 1 đến x là (x+1): 2.(x+1):2
với (x+1): 2.(x+1):2 = 2500
(x+1): 2.(x+1):2 = 50 . 50
=> (x+1):2 = 50
x+1 = 50.2
x+1 = 100
x = 100 -1
x = 99
Tinh nhanh
2,5 : 0,25 :0,5
Ban nao giai giup minh voi minh dang can gap minh se tich cho ban nao tra loi nhanh nhat dung nhat nen giai ho minh di nhe can gap lam nhe cac ban
Tính nhanh :
3,5 : 0,25 : 0,5
= 14 : 0,5
= 28
k cho mik nha
2,5 : 0,25 : 0,5
= 10 : 0,5
= 20
mik ghi lộn đề nha
sorry
Cảm nhận về nghệ thuật tả người và tả cảnh của Nguyễn Du.
Đọc Truyện Kiều, điều dễ nhận ra trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của đại thi hào Nguyễn Du là khi tả các nhân vật chính diện, ông dùng bút pháp ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển; còn khi tả các nhân vật phản diện, ông dùng bút pháp tả thực.
Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du đã khai thác triệt đế ưu thế của nghệ thuật ước lệ. Điều đó thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của ông đối với Thúy Kiều, Thúy Vân, hai cô gái xinh đẹp xứng đáng với cách gọi có tính chất tôn vinh: Tố Nga.
Có thể nói Nguyễn Du đã dồn hết tâm huyết và tài năng của mình vào ngọn bút để làm nổi bật thần thái trong chân dung của hai chị em Thúy Kiều mà bước đầu, ông đã đánh giá:
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Nhà thơ lấy những nét đẹp trong thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người, ở các nhà thơ khác, nếu tả theo công thức này thì nhân vật thường trở nên chung chung, mờ nhạt, nhưng vào tay Nguyễn Du, nó lại biến hóa khôn lường, đầy tài hoa, sáng tạo.
Chúng ta có thể tưởng tượng ra hình dáng của Thúy Kiều, Thúy Vân thanh tú, yểu điệu (mai cốt cách), tâm hồn trong trắng như sương, như tuyết (tuyết tinh thần). Rõ ràng, họ là con nhà nề nếp gia phong, được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ và nghiêm cẩn.
Dụng ý, dụng công của nhà thơ thề hiện khá rõ qua cách lựa chọn hình ảnh và từ ngữ để miêu tả. Ngay cả việc tại sao ông lại không tả Thúy Kiều trước mà lại tả Thúy Vân trước cũng là điều đáng để người đọc suy ngẫm.
Thúy Vân hiện lên với dáng dấp đài các, kiêu sa của một tiểu thư con nhà khá giả:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Thúy Vân có gương mặt phúc hậu, mắt phượng mày ngài. Nụ cười tươi như hoa mới nở, tiếng nói thánh thót như tiếng ngọc rơi trên mâm vàng:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Da nàng trắng hơn tuyết, tóc đen hơn mây. Có thể nói sắc đẹp của Thúy Vân dường như đã đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Nàng là kì công của Tạo hoá và Tạo hóa đã ban cho nàng nhan sắc “hoa nhường nguyệt thẹn”, “chim sa cá lặn” như cách nói trong văn chương cổ điển, vẻ đẹp của Thúy Vân mặc nhiên được công nhận, không bị ai ganh ghét, đố kị. Nó báo trước đời nàng sau này sẽ là cuộc đời bình yên, viên mãn của một bậc phu nhân quyền quý giữa giàu sang, nhung lụa.
Thế nhưng, vẻ đẹp trang trọng khác vời của Thúy Vân vẫn nằm trong khuôn khổ dược người đời công nhận, thán phục và chiêm ngưỡng. Đặt Thúy Vân bên cạnh Thúy Kiều thì cái nhan sắc tuyệt mĩ ấy bỗng nhiên mờ nhạt hẳn, chỉ còn tác dụng như một phông nền để làm nổi bật vẻ đẹp lộng lẫy, phá vỡ mọi khuôn mẫu từ trước tới nay:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Nguyễn Du khẳng định chắc chắn như vậy và ông nhấn mạnh đến bản chất cái đẹp từ bên trong tỏa chiếu ra bên ngoài qua các tính từ đặc tả chính xác: sắc sảo, mặn mà và sự đánh giá khái quát: tài sắc Thúy Kiều vượt trội hơn hẳn Thúy Vân.
Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Du tả Thúy Vân chỉ bằng bốn câu, còn dành tới mười hai câu để ca ngợi vẻ đẹp Thúy Kiều.
Tả Thúy Kiều, Nguyễn Du tập trung nhiều vào đôi mắt – cửa sổ tâm hồn – cũng là điểm sinh động nhất, cuốn hút nhất trên gương mặt người đẹp:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Vẫn những hình ảnh ước lệ nhưng không sáo mòn; ngược lại, dường như không còn gì hợp hơn để tả đôi mắt long lanh như nước hồ thu, nét mày thanh tú như dáng núi mùa xuân của Thúy Kiều. Quả là đôi mắt mà ai trông thấy một lần, ắt chẳng thể nào quên.
Sắc đẹp của Thúy Kiều khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Theo quy luật, trên đời này, phàm cái gì tốt đẹp đều khó mà giữ được bền lâu. Thúy Kiều đẹp đến mức không ai có thể so sánh nổi:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Trong cách tả, Nguyễn Du đã hé lộ một dự cảm bất an về cuộc đời Kiều, Kiều ắt sẽ bị người đời ghen ghét và đày đọa.
Ngoài sắc đẹp hiếm có, Kiều còn là một cô gái đa tài, nhất là tài chơi đàn đạt đến mức tuyệt kĩ:
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Cũng theo Nguyễn Du: Chữ tài liền với chữ tai một vần. Trong đời, ít có ai nhiều tài đến như vậy.
Tâm hồn mẫn cảm báo trước cho Kiều một tương lai đầy sóng gió. Điều đáng lo ngại ấy thấm đẫm trong từng nối nhạc, từng câu chữ của thiên bạc mệnh mà Kiều đã soạn riêng cho mình:
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
Đọc những dòng thơ Nguyễn Du tả Thúy Kiều, ta thấy rõ tình cảm yêu mến, trân trọng mà tác giả dành cho nhân vật chính trong tác phẩm, vẻ đẹp của Thúy Kiều ẩn chứa tài năng, cùng với đức hạnh cao quý, tâm hồn phong phú và một thành tâm thiện ý. Đó là sự hội tụ cao nhất của vẻ đẹp mặn mà về hình thức và sắc sảo về trí tuệ, tạo nên chân dung bất hủ của người con gái tài sắc vẹn toàn.
Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, nghệ thuật tả cảnh của Nguyền Du cũng đạt đến trình độ điêu luyện. Nhắc đến mùa xuân là nhắc tới hình ảnh của chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong xanh, cao rộng:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Câu thơ trên còn mang ý nghĩa ngày xuân thấm thoắt qua mau. Tháng giêng, tháng hai đã hết, bước sang tháng ba với tiết Thanh minh tảo mộ, đâu đâu cũng tràn ngập màu sắc ngời ngời sức sống của mùa xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Tưởng chừng như màu xanh bát ngát của cỏ non nối liền với sắc xanh vời vợi của bầu trời, làm mát mắt và mát cả tâm hồn khách du xuân. Trên cái phồng nền tươi xanh ấy, nổi lên sắc trắng tinh khôi của mấy đoá hoa lê vừa nở. Nguyễn Du đã nắm rất vững nghệ thuật hội họa. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân mà ông miêu tả có xa và gần, cao và thấp, có diện và điểm, có động và tĩnh… Màu sắc vừa tương phản vừa hài hòa. Đường nét thanh tú, uyển chuyển, hình ảnh đẹp đẽ có khả năng gợi tả, gợi cảm cao. Chỉ bằng hai câu thơ lục bát mà thi hào đã thể hiện được một cách thần tình sức sống mạnh mẽ của mùa xuân. Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du đã dệt nên bức tranh xuân tuyệt mĩ bằng ngôn ngữ thơ ca. Quả đúng là “thi trung hữu họa”.
Không gian mênh mông, khoáng đãng, tiết xuân mát mẻ, êm đềm, cảnh xuân phơi phới, tươi đẹp… rất hợp với nhu cầu giao cảm tâm linh. Sự cách biệt giữa hai thế giới âm dương hầu như đã bị xóa nhòa bởi nhịp sống rộn ràng, náo nức:
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm…
Hoà giữa dòng người đông đúc ấy, ba chị em Thúy Kiều cùng nhau thưởng ngoạn thiên nhiên và tâm hồn cũng phơi phới niềm vui. Nhưng nói như Nguyễn Du: Ngày vui ngắn chẳng tày gang. Ánh thiều quang rực rỡ của ngày xuân nhanh chóng lụi tàn, nhường chỗ cho bóng tà dương:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Đọc kĩ, chúng ta sẽ nhận ra một điều là bức tranh mùa xuân mà Nguyễn Du miêu tả không chỉ là đơn thuần là cảnh thực mà còn là bức tranh tâm cảnh được nhìn qua đôi mắt tâm trạng của Thúy Kiều.
Đang sống trong chốn: Êm đềm trướng rủ màn che, lần đầu tiên chị em Thúy Kiều làm một cuộc “viễn du” nhân tiết Thanh minh. Tất nhiên, mọi điều đối với Thúy Kiều đều mới lạ. Từ cảnh: Gần xa nô nức yến anh…, đến cảnh : Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước, áo quần như nêm… mang lại cho nàng cảm giác ngỡ ngàng, thích thú và tâm hồn người con gái mới bước vào tuổi cài trâm cũng háo hức, xốn xang.
Nhưng phút vui không dài. Lúc hoàng hôn, người dự hội đã thưa vắng và nắng đã nhạt nhòa thì Thúy Kiều lại rơi vào trạng thái bâng khuâng khó tả trước cảnh: Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Có một cái gì đó u uẩn, kì bí dẫn dắt bước chân nàng đến với điềm báo trước số mệnh đoạn trường. Đó là mả Đạm Tiên – một kĩ nữ nổi danh tài sắc một thì. Ngôi mộ ấy giờ đây chỉ là: Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh, không ai thăm viếng, lạnh lẽo khói nhang. Cũng chính tại chỗ này, Thúy Kiều đã nghe Vương Quan kể về Đạm Tiên và số kiếp người con gái tài hoa bạc mệnh ấy bắt đầu vận vào cuộc đời Thúy Kiều.
Nguyễn Du tả cảnh ngụ tình. Cảnh buồn hay vui là tùy thuộc vào tâm trạng con người. Dù tả thực hay ước lệ, Nguyễn Du cũng vẫn giừ vững nguyên tắc mà ông đã đúc kết trong nhận định: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!
Đây là nghệ thuật tả cảnh:
“Truyện Kiều" của thi hào dân tộc Nguyễn Du là một công trình nghệ thuật bằng thơ lục bát chứa chan tinh thần nhân đạo. Thiên diễm tình của “người quốc sắc, kẻ thiên tài" với bao tình tiết đẹp đẽ, cảm động gieo vào lòng ta bao ấn tượng khó phai mờ. Có không ít vần thơ, câu thơ tả cảnh lung linh sắc màu chẳng khác nào mảnh trời xanh rủ bóng xuống hồn ta trên những nẻo đường nắng lửa. Thiên nhiên trong “Truyện Kiều" đẹp lắm, đọc qua một lần đầu để quên? Và đây là hai câu Kiều cho ta nhiều thú vị văn chương:
“...Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha"
Cái buổi chiều tà thanh minh ấy, hình ảnh "'Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa" đã làm cho Kim Trọng hào hoa “chập chờn cơn tỉnh cơn mê"... Cuộc chia tay không một lời hẹn ước mà sao đằm thắm nghĩa tình? "Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” (Thế Lữ) đã được thi hào Nguyễn Du ghi lại một cách thần tình:
“Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo... ”
Rất tế nhị và thanh tao, cái giây phút rạo rực trái tim Kim - Kiều dự cảm một tình yêu đắm say chớm nở, khiến Nguyễn Du đồng cảm viết nên những vần thơ tình tuyệt bút.
Cuộc chia tay trong hội Đạp thanh đâu dễ quên? Bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du nâng cao cảm xúc nghệ thuật. Thời gian trôi nhanh, không gian trở nên trong sáng, tĩnh lặng. Hình ảnh chọn lọc, cụ thể nhưng xiết bao gợi cảm: chiếc cầu nho nhỏ xinh xinh, dòng nước trong veo lững lờ, cành liễu thiết tha trong bóng chiều nhạt ... Cảnh đơn sơ mà xinh xắn như bức tranh thuỷ mặc - chứng nhân cho một mối tình đẹp đang nảy nở.
Cảnh vật đẹp và thơ mộng quá! Thiên nhiên như mang nặng tình người. Dòng nước trong veo chảy dưới cầu như tình cảm trong sáng của lòng người. Nhà thơ không hề nói đến gió mà có gió thổi:
"'Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha"
Hình ảnh ẩn dụ "tơ liễu” và từ láy ''thướt tha” gợi tả lá liễu, cành liễu dài và mềm bay trước làn gió nhẹ, mang theo bao tình ý xôn xao. Ngoại cảnh hoà nhập trong tâm cảnh, biểu hiện nỗi lòng bâng khuâng xao xuyến, thiết tha của Thúy Kiều và Kim Trọng.
Hai câu thơ lục bát được viết theo cấu trúc “bình đối" không gian hai chiều: “dưới cầu" và “bên cầu”, có màu xanh “trong veo” của dòng nước chảy, có dáng liễu, “tơ liễu” bay “thướt tha” trong bóng chiều xuân, cảnh vật cân xứng, hài hoà và rất hữu tình. Hai câu thơ lục bát tả cảnh đẹp như một bức tranh của một danh hoạ được vẽ bằng những đường nét tinh tế, tươi tắn, gam màu nhẹ hoà hợp tạo cảm xúc thơ mộng: màu xanh của dòng nước trong veo, màu vàng nhạt của bóng chiều tà mùa xuân, màu xanh lục của liễu, đường nét của "chiếc cầu nho nho cuối ghềnh bắc ngang", của dòng nước “nao nao” uốn lượn quanh co ... Ngòi bút của thi nhân tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật thanh tao, sống động, ấp ủ hồn người. Ngoại cảnh như đang xao xuyến rung động trước nỗi niềm bâng khuâng, man mác của lứa đôi. Cảnh vật in dấu tâm sự và tình cảm; một tình yêu đẹp mới chớm nở trong lòng “người quốc sắc, kè thiên tài".
Trong “Truyện Kiều”, tả cảnh cũng như tả người, Nguyễn Du vận dụng sáng tạo thi pháp cổ truyền thống, tả ít mà gợi nhiều. Chỉ một vài nét chấm phá mà nhà thơ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên chứa chan thi vị. Bao trùm lên tất cả là bút pháp ước lệ tượng trưng. Người thì ngư, tiều, canh, mục. Cảnh thì có phong, hoa, tuyết, nguyệt. Cỏ cây hoa lá thì sen, cúc, trúc, mai.v.v... Tuy nhiên, thi hào với ngòi bút thiên tài và tâm hồn nghệ sĩ đã để lại ở câu thơ, vần thơ những dấu ấn đậm đà.
Đọc "Truyện Kiều", ta nhớ mãi bức tranh tứ bình về trăng, hoa, gió, tuyết:
"Đòi phen gió tựa, hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu"
ra quên sao được sự chuyến biến của bốn mùa trong nỗi buồn đau nặng trĩu lòng người:
“Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân."
Thiên nhiên trong "Truyện Kiều" rất đỗi quen thuộc với tâm hồn con người Việt Nam. Nhà thơ như một hoạ sĩ tài ba phối sắc, tạo hình, dựng cảnh ... đều thần tình, đem đến cho người đọc nhiều rung cảm. Mùa xuân với “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa". Mùa hè với tiếng chim quyên và hoa lựu đỏ:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông."
Mùa thu với sắc màu rực rỡ:
''"Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khối biếc non phơi bóng vàng."
Những hình ảnh "Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia", những nhánh liễu mềm “Lơ thơ tơ liễu buông mành", những con đường "Lối mòn cỏ nhợt màu sương", ta vẫn thấy quanh ta, thân thiết, gần gũi. Ta vốn mê say mảnh trăng xứ sở trong ca dao, dân ca, cho nên ta yêu thêm vầng trăng ly biệt trong “Truyện Kiều":
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi.
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường"
Có lúc thi hào dựa vào thi liệu cổ Trung Hoa rồi chắt lọc, tái tạo, câu thơ Kiều trở nên cổ kính, trang nhã, cảnh sắc lại đậm đà một hồn quê:
"Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông"
Nguyễn Du đã từng nói: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” không chỉ là cái nền, cái khung cảnh cho nhân vật, mà còn biểu hiện tâm trạng nhân vật. Ngoại cảnh hoà hợp với tâm cảnh. Tám câu thơ tả cảnh “Trước lầu Ngưng Bích" là những vần thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt diệu. Mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong đoạn thơ đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng và một hoán dụ về số phận người thiếu nữ tài sắc mà bạc mệnh:
“...Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Nguyễn Du đã dành cho thiên nhiên một tình yêu nồng hậu với tất cả trái tim đa cảm cùa người nghệ sĩ thiên tài. Thi hào có biệt tài nắm bắt được cái "thần" tiêu biểu nhất của mỗi cảnh vật riêng biệt, và chỉ vài nét phác hoạ. bức tranh thiên nhiên hiện ra hữu tình, hấp dẫn kỳ lạ:
“Song sa vò võ phương trời,
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng."
Trong ‘‘Truyện Kiều", thiên nhiên cũng là một "nhân vật" trữ tình. Mỗi lần thiên nhiên xuất hiện, câu thơ trở nên lung linh, huyền diệu. Nó phản ánh một hồn thơ tuyệt đẹp, một nghệ thuật tả cảnh điêu luyện vô song. Đẹp thay những câu thơ Kiều nói về thiên nhiên. Qua những câu thơ ấy, ta yêu thêm tiếng Việt và thơ ca dân tộc. Đến với những vần thơ Kiều, tâm hồn người đọc rộng mở thắm tươi mãi tình yêu tạo vật, yêu cảnh sắc bốn mùa của đất nước quê hương; đồng cảm với vần thơ của Chế Lan Viên:
"Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn"
Nguyễn Du – đại thi hào của dân tộc Việt Nam , danh nhân văn
hóa thế giới . Nhắc đến tên tuổi của ông ta không thể không nhắc đến kiệt tác “ Truyện Kiều”. Một trong những yếu tố làm nên thành công của “truyện Kiều” chính là ở nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, là ngôi sao chói lọi nhất trong nền văn học cổ Việt Nam. Bên canh những thành công đó còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng nhân vật là một thành tựu lớn của “Truyện Kiều” : Kì tài diệu bút.
Nghệ thuật khắc họa nhân vật được Nguyễn Du tập trung ở hai dạng nhân vật: chính diện và phản diện. Dù miêu tả nhân vật nào thì ngòi bút của ông cũng đạt đến mức tinh diệu, bởi những nhân vật trong truyện hiện lên rất sống động và chân thực.
Với các nhân vật chính diện Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng cùng với ngôn ngữ trân trọng, ngợi ca theo khuynh hướng lí tưởng hóa . Dùng vẻ đẹp của thiên nhiên để sánh ví với vẻ đẹp của con người. Theo Nguyễn Du chỉ có vẻ đẹp của thiên nhiên mới có thể thể hiện cái đẹp bề ngoài cũng như tâm hồn của nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật chính diện là ngôn ngữ trân trọng, ngợi ca. Nguyễn Du dành cho nhân vật của mình những tình cảm tốt đẹp và yêu mến. Hình ảnh chị em Thúy Kiều hiện lên thật đẹp, thật hoàn mỹ. Nào hoa cười , ngọc thốt ; mây thua , tuyết nhường. Nào làn thu thủy , nét xuân sơn ; nào hoa ghen liễu hờn... Đó chẳng phải đều là những bức chân dung hoàn thiện , hoàn mỹ hay sao.
Rồi khi Nguyễn Du miêu tả chàng Kim , một con người hào hoa phong nhã.
Nguyên người quanh quất đâu xa
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh
Nền phú hậu bậc tài danh
Văn chương nết đất thông minh tính trời
Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong nho nhã ra vào hào hoa
Việc miêu tả nội tâm nhân vật khiến các nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên chân thực, sinh động và gần gũi với đời sống. Miêu tả tâm lí nhân vật là một thành công của Nguyễn Du khiến ông vượt trội so với những tài năng khác cùng thời. Nguyễn Du có khả năng phân tích tâm lí nhân vật và có khả năng hóa thân vào nhân vật ... Hoài Thanh nhận xét: Nguyễn Du là người hiểu đời, hiểu người.
Với các Nhân vật phản diện đại thi hào sử dụng bút pháp tả thực theo khuynh hướng điển hình hóa: tả nhân vật như vốn có ở đời, ngoại hình nhân vật đại diện cho một tầng lớp, một hạng người trong xã hội . Theo ông chỉ có tả thực mới lột tả hết được bản chất xấu xa của nhân vật hoặc mới lột tả được hết xác phàm của chúng.
Mã Giám Sinh - Cộc lốc, mập mờ, không rõ ràng, phản ánh một tính cách vô học, giả dối.
Hỏi tên : rằng Mã Giám Sinh
Hỏi quê : rằng huyện Lâm Thanh cũng gần
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng…
Một Tú Bà- đanh đá , chua ngoa , giọng con buôn …
Con kia đã bán cho ta
Nhập gia cứ phải phép nhà tao đây
Lão kia có giở bài bây
Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe
Ngôn ngữ nhân vật phản diện là ngôn ngữ thực, mỉa mai. Nhân vật phản diện hiện lên rất thực.
Phương diện xây dựng nhân vật của Nguyễn Du quả là kì tài diệu bút. Những nhân vật của ND rất sống động như bước từ ngoài đời vào trong trang sách. Hoài Thanh nhận xét: “ND đã tái tạo lại một cuộc sống đương thời và sáng tạo ra một thế giới có thật. trong thế giới ấy có những con người rất sống, rất thật khiến nhiều khi người ta không còn nhớ đó là những con người trong tiểu thuyết”.
Mot cai hop co dang hinh hop chu nhat co chieu dai la 36 cm chieu rong 24 cm va chieu cao 12 cm .Nguoi ta xep cac hinh lap phuong nhu nhau canh 3 cm vao day hop do .Hoi can bao nhieu hinh lap phuong nhu the
Cac ban giai ho minh nhe minh dang can gap
a) Bai van nghi luan Long Khiem Ton giai thich van de gi va giai thich nhu the nao?
De tim hieu phuong phap giai thich, bn hay chon va ghi ra vo nhung cau dinh nghia nhu: Long khiem ton co the coi la... Do co phai la cach giai thich khong?
b) Muc dich
cua giai thich la gi va co nhung phuong phap giai thich nao?
Giup mik vs mik dag can gap de soan bai hjhj
a, Bài văn nghị luận Lòng khiêm tốn giải thích về lòng khiêm tốn, đó là đức tính mà tất cả mọi người đều nên có.
Cách giải thích:Dùng rất nhiều lí lẽ, hầu như không có dẫn chứng.Ngoài ra tác giả còn giải thích bằng cách liệt kê ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.
Các câu có định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính..... là:
-Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản của con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
-Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.
-Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
-Khiêm tốn là tính nhã nhẵn, biết sống biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
-Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài văn cũng là một cách chứng minh.
b,Mục đích của giải thích là nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm của con người.
Các phương pháp giải thích là:Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách để phòng hoặc noi theo,... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
a. Bài văn giải thích về lòng khiêm tốn, tác giả đã giải thích bằng cách kê ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.
b. Những câu văn định nghĩa có trong bài văn:
- Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đốì đãi với sự vật. - Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.
- Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người. -
Khiêm tôn là tính nhã nhặn, biết sông một cách nhún nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không nguôi học hỏi.
- Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu ngưới, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với cuộc đời. Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài vãn cũng là một cách giải thích của tác giả.
cchúc p hk tốt
bài trước mk nhầm, mk làm lại nè
a. Bài văn giải thích về lòng khiêm tốn, tác giả đã giải thích bằng cách kê ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.
1 vat hinh khoi lap phuong dat tren mat ban nam ngang tac dung len mat ban voi ap suat 36000pa .biet m= 14,4kg. neu nghieng mat ban mot chut so voi phuong nam ngang thi ap suat do hop len mat ban co thay doi khong, thay doi nhu the nao vi sao. giúp với minh dang can gap
Phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn thơ tả chân dung Thúy Kiều
Từ một tác phẩm bình thường của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du, với thiên tài nghệ thuật của mình, đã tạo nên “Truyện Kiều” bất hủ, niềm tự hào của văn học Việt Nam. Trong những đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Du, có nghệ thuật tả người. Đoạn Nguyễn Du tả tài sắc chị em Thúy Kiều có thể được coi là một đoạn thơ tiêu biểu của nghệ thuật ấy.
Chỗ tài tình của Nguyễn Du là, khi ông tả người, tả vẻ ngoài của con người nhưng chính là ông tả bản chất con người với những đặc sắc bên trong của nó và dự báo cả số phận mai sau của họ. Tả chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du bắt đầu từ cái rất chung, giới thiệu những nét chung nhất của họ:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân,
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Cả hai chị em, Thúy Kiều và Thúy Vân đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn của vẻ đẹp theo lí tưởng của xã hội và thời đại. Họ mang cái cốt cách thanh cao của cây mai và cái tinh thần trắng trong của tuyêt. Tuy thế, dẫu “mười phân vẹn mười”, cái đẹp của hai chị em vẫn là “mỗi người một vẻ”. Chính nhà thơ đã chuẩn bị miêu tả riêng, so sánh và phân biệt cho ra “mỗi người một vẻ” ấy. Nhà thơ bắt đầu từ Thúy Vân:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mấy thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Qua đoạn trên, ta không thể biết được một cách tỉ mỉ, cụ thể về nhan sắc Thúy Vân nhưng ta lại biết được nhan sắc ấy thật tuyệt trần. Tất cả đều trọn vẹn, tất cả đều đạt tới mức cao nhất yêu cầu của xã hội về nhan sắc. Đó là một vẻ đẹp mà với những từ “trang trọng”, “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang”, “mây thua”, “tuyết nhường”, luôn luôn tạo cho người xung quanh một tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Đó là một vẻ đẹp dễ dàng được xa hội công nhận.
Tả Thúy Vân chỉ bốn dòng thế là đủ, Nguyễn Du chuyển sang tả Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làm thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Hóa ra, khi tả Thúy Vân, Nguyễn Du đã bắt đầu tả Thúy Kiều, Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng Thúy Kiều lên chỗ tuyệt vời. Kiều có tất cả những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn. Tả Thúy Vân, nhà thơ chỉ nói đến sắc. Thúy Kiều thì “tài sắc”, và cả “tài” lẫn “sắc” đều “lại là phần hơn”.
Tả Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng dùng phương pháp ước lệ, với những thành ngữ quen thuộc “làn thu thuỷ” để chỉ đôi mắt, “nét xuân sơn” để chỉ đôi lông mày; tuy thế với nhưng từ ngữ “ghen”, “hờn” gắn cho tạo vật, nhà thơ đã cho thấy nhan sắc Thuý Kiều là nhan sắc độc đáo, kì lạ, vượt lên trên sự bình thường. Đó là nhan sắc hiếm có trên đời, như một của quý ít khi xuất hiện, thường được tôn sùng và cũng thường bị đố kị, lúc nào cũng gây ra sóng gió cho mình.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài dành họa hai.
Đã giới thiệu tài sắc hơn đời của Thúy Kiều, đã tả sắc của nàng như thế, Nguyễn Du tiếp tục bằng việc tả tài của nàng:
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm,
Cung thương, lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương,
Khúc nhà tay tựa nên chương
Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân.
Tài của Kiều là cái tài toàn diện của nghề phong lưu: cầm, kì, thi, họa, mà tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn vẹn. sắc đã hiếm có, tài lại hiếm có hơn. Thúy Kiều đúng là người hiếm ở đời. Người hiếm có như thế thì có thể gặp tột cùng hanh phúc, hoặc có thể tột cùng đau khổ. Mà Kiều thì chắc là sẽ đau khổ bởi vì “hoa ghen” với nàng, “liễu hờn” với nàng kia mà! Tả tài sắc Thúy Kiều, thật ra Nguyễn Du đã dự báo cho thân phận của nàng.
Thúy Kiều và Thúy Vân đúng là “mười phân vẹn người” nhưng lại “mỗi người một vẻ”. Đảo lộn trình tự, nói về em trước rồi mới nói đến chị, Nguyễn Du đã tập trung vào nhân vật chính của tác phẩm. Không đi vào chi tiết, Nguyễn Du chỉ nói lên cái thần của nhân vật bằng những nét tiêu biểu nhất, đó chính là điều đặc sắc trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.
Trong bài thơ "Kính gửi Cụ Nguyễn Du", nhà thơ Tố Hữu viết:
... “Tiếng thơ ai động đất trời,
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu.
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày...".
Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc ta. Truyện Kiều là kiệt tác của nền thi ca cổ dân tộc sáng ngời tinh thần nhân đạo, về phương diện nghệ thuật, áng thơ này là mẫu mực tuyệt vời về ngôn ngữ, về tả cảnh, tả người, tả tình, tự sự, v.v... đem lại cho nhân dân ta nhiều thú vị văn chương.
Đoạn thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong "Truyện Kiều". Thúy Kiều là nhân vật trung tâm của truyện thơ, một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn đã được thi hào khắc họa một cách thần tình, mĩ lệ.
Đoạn thơ gồm 24 câu: 4 câu đầu giới thiệu chung hai chị em Kiều là “ hai ả Tố Nga" của ông bà Vương Viên ngoại. 4 câu tiếp theo nói về sắc đẹp Thúy Văn. 12 câu tiếp theo nói về tài sắc Thúy Kiều, 4 câu cuối đoạn ca ngợi đức hạnh của hai chị em Kiều.
Hai chị em Kiều mang vẻ đẹp thanh tao, trinh trắng như "mai", như “ tuyết", mỗi người một vẻ đẹp riêng, toàn thiện, toàn mĩ:
"Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười".
Sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp của một thiếu nữ "đoan trang", "trang trọng khác vời"rất quý phái: khuôn mặt "đầy đặn" tươi sáng như vầng trăng, mắt phượng mày ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc. Còn gì đẹp hơn về mái tóc, màu da của nàng ? - "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da". Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả sắc đẹp Thúy Vân, tạo nên những hình ảnh ẩn dụ đầy gợi cảm. Tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du để khẳng định Kiều là một giai nhân tuyệt thế:
"Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn".
Dung nhan Thúy Kiều đẹp lắm "nghiêng nước nghiêng thành". Mắt đẹp trong như sắc nước mùa thu, lông mày thanh tú xinh xắn như dáng núi mùa xuân; một vẻ đẹp đằm thắm, xanh tươi mơn mởn khiến cho "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh". Ngòi bút tả người của thi hào biến hóa, đa dạng: Kết hợp thần tình các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, thậm xưng với sự vận dụng tinh tế thi liệu cổ (nghiêng nước nghiêng thành) tạo nên những vần thơ đẹp gợi cảm. Hình bóng giai nhân được phác họa đôi ba nét chấm phá ước lệ nhưng hết sức thần tình, để lại cho người đọc bao cảm xúc, trân trọng:
Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Hóa công như đã ưu đãi dành cho Kiều tất cả “ sắc đành đòi một, tài đành họa hai". Thông minh bẩm sinh "tính trời", tài hoa lỗi lạc xuất chúng: thơ tài, họa giỏi, đàn hay: môn nghệ thuật nào nàng cũng tuyệt giỏi, cũng thành "nghề", "ăn đứt" thiên hạ:
"Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung hương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một chương".
Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi Thúy Kiều bằng một số từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: vốn sẵn tính trời, pha nghề, đủ mùi... lầu bậc... nghề riêng ăn đứt...
Khi tả tài sắc Thúy Kiều, thi hào không chỉ nói lên cái tuyệt vời của hiện tại mà còn hàm ý dự báo về tương lai của nàng. Sắc đẹp kiều diễm "hoa ghen... liễu hờn...ăn đứt với bản đàn "bạc mệnh mà nàng sáng tác ra "lại càng não nhân" như gợi ra trong tâm hồn chúng ta một ám ảnh định mệnh mà nhà thơ đã khẳng định: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen",... "Chữ tài liền với chữ tai một vần",... Gần hai thế kỉ nay, bức chân dung giai nhân này qua đoạn thơ Chị em Thúy Kiều đã để lại trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam một sự cảm mến nồng hậu, một sự phấp phỏng lo âu đối với người con gái đầu lòng của Vương ông. Đó là tài năng đích thực của Nguyễn Du về nghệ thuật tả người.
Đức hạnh là cái gốc của con người. Thúy Kiều không chỉ có tài sắc mà còn có đức hạnh. Nàng được hưởng một nền giáo dục theo khuôn khổ của lễ giáo, của gia phong. Tuy sống trong cảnh "phong lưu rất mực hồng quần”, đã tới “tuần cập kê" nhưng nàng là một thiếu nữ có gia giáo, đức hạnh:
"Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai".
Tóm lại, Thúy Kiều là một nhân vật tuyệt đẹp trong "Đoạn trường tân thanh". Thi hào Nguyễn Du với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ ca trác việt đã miêu tả Thúy Kiều bằng những vần thơ lục bát đẹp nhất, ông đã dành cho nhân vật bao tình cảm yêu mến, trân trọng sâu sắc. Sự kết hợp tài tình bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng sáng tạo các biện pháp tu từ, nhất là ẩn dụ so sánh, một ngôn ngữ thơ tinh luyện, hàm súc, hình tượng và gợi cảm để vẽ nên bức chân dung mĩ nhân bàng thơ sáng giá nhất trong nền văn học cổ nước nhà. Thúy Kiều mang một "lí lịch" ngoại tộc nhưng dưới ngòi bút thiên tài của thi hào Nguyễn Du, nàng xuất hiện với bao phẩm chất tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc, vẻ đẹp nhân văn toát lên từ hình ảnh Thúy Kiều là vẻ đẹp văn chương của đoạn thơ này.
Phân tích nghệ thuật tả người : Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: “Kiều càng sắc sảomặn mà”. Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều:sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ: “Làn thu thủy nét xuân sơn” gợi đôi mắt trong sáng, long lanhnhư làn nước mùa thu; hàng lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều hội tụ ở đôi mắt– cửa sổ tâm hồn thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ.
- Vẻ đẹp của Kiều khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”, nước phải nghiêng, thành phải đổ. Thi nhân không tả trực tiếp vẻ đẹp mà tả sự đố kị, ghen ghét với vẻ đẹp ấy; tả sự ngưỡng mộ, mê say trước vẻ đẹp
ấy. “Nghiêng nước nghiêng thành” là cách nói sáng tạo điển cố để cực tả giai nhân. Rõ ràng, cái đẹp củaKiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm mê mẩn lòng người. Vẻ đẹp ấy như tiềm ẩn phẩm chất bên trong
cao quý – tài và tình rất đặc biệt của nàng.
- Trí tuệ thông minh tuyệt đối
- Kiều là người con gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng: đủ cả cầm, kì, thi, họa.
- Đặc biệt, tài đàn của nàng vượt trội hơn cả. Nàng đã soạn riêng một khúc bạc mênh mà ai nghe cũng nãolòng. Khúc nhạc thể hiện tâm hồn,tài năng, trái tim đa sầu đa cảm.
=> Chân dung Thúy Kiều mang tính cách số phận. Ngòi bút Nguyễn Du nhuốm màu định mệnh. Sắc đẹpvà tài năng của Kiều nổi trội quá mà thiên nhiên, tạo hóa -> Cuộc đời của nàng sẽ gặp nhiều éo le, đau khổ.
co 4 ban cung thi giai toan nhu sau. moi nguoi phai giai 4 bai toan .neu giai dung 1 bai thi duoc 2 diem ,con neu sai mot bai thi tru 2 diem . neu so diem bi tru bang hoac lon honso diem dat thi coi nhu la 0. trong cuoc thi nay chac chan it nhat co 2 ban cung diem . em giai thich dieu do ? nhanh len, minh can gap