Những câu hỏi liên quan
Trần Minh Minh
Xem chi tiết
Triệu Việt Hưng
15 tháng 4 2016 lúc 12:57
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa và phát triển tế bào. Hạt giống của các chủng loài khác nhau và kể cả từ cùng một cây sẽ nảy mầm ở nhiều nhiệt độ khác nhau. Hạt giống thường có một ngưỡng nhiệt độ mà chúng sẽ nảy mầm, và sẽ không nếu chúng nằm ở trên hay dưới ngưỡng đó. Nhiều hạt giống nảy mầm ở nhiệt độ cao hơn 60 – 75 độ F (16 – 24 độ C) một chút, trong khi những hạt khác nảy mầm ở nhiệt độ chỉ trên nhiệt độ đóng băng, và một số hạt chỉ nảy mầm khi phản ứng lại sự chuyển đổi trong nhiệt độ, giữa ấm và lạnh. Một số hạt giống nảy mầm khi đất lạnh (28-40 độ F – 2-4 độ C), và một số nảy mầm khi đất ấm (76-90 độ F – 24-32 độ C). Một số hạt thì cần tiếp xúc với nhiệt độ thấp (sự xuân hóa – vernalization) để phá vỡ trạng thái tiềm sinh. Một số hạt giống khi ở trong trạng thái tiềm sinh sẽ không nảy mầm kể cả khi các điều kiện đều thuận lợi. Hạt giống mà phụ thuộc vào nhiệt độ để kết thúc sự tiềm sinh thường là dạng tiềm sinh sinh lý. Ví dụ, hạt giống cần sự lạnh giá của mùa đông thì không thể nảy mầm cho đến khi chúng hấp thu nước vào mùa thu và trải qua nhiệt độ lạnh hơn. Bốn độ C là đủ lạnh để kết thúc sự tiềm sinh cho hầu hết các hạt giống tiềm sinh lạnh, nhưng ở một số nhóm cây, đặc biệt là trong họ Mao lương và các loài khác, chúng cần nhiệt độ thấp hơn âm 5 độ C. Một số hạt giống sẽ chỉ nảy mầm sau khi trải qua nhiệt độ cao trong suốt một trận cháy rừng mà sẽ làm nứt lớp áo hạt của chúng; dạng này là tiềm sinh vật lý.

Hầu hết các loại rau quả hàng năm thường gặp đều có nhiệt độ nảy mầm tối ưu giữa 75 – 90 độ F (24 – 32 độ C), dù nhiều loài (như cải củ hay rau chân vịt) có thể nảy mầm ở nhiệt độ thấp hơn đáng kể, ở 40 độ F (4 độ C), do đó cho phép chúng phát triển từ hạt ở những vùng khí hậu lạnh. Nhiệt độ cận tối ưu dẫn đến tỉ lệ này mầm thấp hơn và khoảng thời gian nảy mầm dài hơn.

Trần Minh Minh
28 tháng 4 2016 lúc 19:51

cảm ơn bạn nhiều 

Vũ Ngọc Lan
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 4 2017 lúc 16:56

Giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của hạt: hấp thụ chất dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ tổng hợp lại để phát triển hạt và nảy mầm.

-> Nhiệt độ có vai trò quan trọng đối với sự nảy mầm của hạt.

Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
  ♍  Xử Nữ (Virgo)
9 tháng 3 2016 lúc 10:25

những điều kiện ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt: 

Nước, nhiệt độ, không khí thích hợp.

 

Nhi Trần
9 tháng 3 2016 lúc 14:22

Những điều kiện đó là:

+nước

+Không khí

+chất lượng hạt tốt

+nhiệt độ thích hợp

+...

Nguyễn Thu Trang
9 tháng 3 2016 lúc 16:14

Những điều kiện ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt là :

+ Chất lượng của hạt

+ Độ ẩm

+ Không khí

+ Nhiệt độ

Minh Lệ
Xem chi tiết

Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào ở hạt đậu:

- Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp → hạt nảy mầm.

- Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm thấp → hạt không nảy mầm.

- Độ ẩm thích hợp, nhiệt độ thấp → hạt không nảy mầm.

- Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp → hạt không nảy mầm.

nguyễn Mỹ Hạnh
Xem chi tiết
Ngọc Mai
18 tháng 4 2017 lúc 12:03

Câu 2 :

Ở nhiệt độ quá cao, hạt không thể nảy mầm, ở nhiệt độ thấp, hạt cũng không nảy mầm

=> Phải có điều kiện nhiệt độ thích hợp hạt mới nảy mầm

Nhớ ủng hộ tick Đúng nhé !

Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 3 2017 lúc 18:54

Câu 2:

Ở nhiệt độ quá cao hạt không nảy mầm được, mà nhiệt độ quá thấp hạt cũng không nảy mầm nổi vì thế với một điều kiện nhiệt độ thích hợp thì hạt có thể nảy mầm.

Nguyên Huỳnh Nguyễn thảo
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
7 tháng 1 2018 lúc 16:33

Những điều kiện bên ngoài giúp hạt nảy mầm là: đủ nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp.
- Điều kiện bên trong giúp hạt nảy mầm là: chất lượng hạt giống.
- Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo( chống úng, chống hạn, chống rét), phải gieo trồng đúng thời vụ.
CHÚC BẠN HỌC TỐT

Nguyễn Thị Thuý Hường
Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
7 tháng 3 2021 lúc 21:00

Nhiệt độ và nước là yếu tố bên ngoài giúp hạt nảy mầm.

- Mỗi loại hạt đều có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau giúp cho hạt nảy mầm tốt nhất.

Do đó,để nâng cao năng suất cây trồng và khả năng nảy mầm của hạt cần cung cấp đủ nước và duy trì nhiệt độ phù hợp cho từng loại hạt.

Ngô Thị Kiều Uyên
13 tháng 2 2022 lúc 15:13

- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió : Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, giúp nhận được nhiều gió, tác động mạnh hơn, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.

Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.

baonhi dong
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
17 tháng 4 2023 lúc 21:49

Câu 2: Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là:

A. Ánh sáng B. Nhiệt độC. Độ ẩm D. Hormone

Câu 3: Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:

1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây từ 3-5 lá.

2. Đặt chậu nước có chỗ lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cho cây

3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm

4. Sau 3 đến 5 ngày ( kể từ khi đặt chậu nước). nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ.Thứ tụ các bước thí nghiệm đúng là:

A. 1, 2, 3, 4. B. 3, 1, 2, 4. C. 4, 2, 3, 1. D. 3, 2, 1, 4.

Câu 4: Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển ở động vật là: 

A. Yếu tố di truyền B. Hormone C. Thức ăn D. Nhiệt độ ánh sáng

Câu 5: Loài nào không sinh sản bằng hình thức vô tính

A. Trùng giày B. Trùng roi C. Trùng biến hình D. Cá chép

Câu 6: Vì sao nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,.. người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành 

A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.

B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.

C. Cành của cây đó quá to nên không giâm cành được

D. Khả năng vận chuyển dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.

Câu 7: Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình:

A.  Hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể.

B. Tạo ra cơ thể mới từ một phần cơ thể mẹ hoặc bố.

C. Tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.

D. Tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 8: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là:

A. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

B. Mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.

C. Mô phân sinh lá và mô phân sinh thân. 

D. Mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Câu 9: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?

A. Mức nhiệt độ thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

B. Mức độ cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.

C. Mức độ thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.

D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 10: Khí nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển đời sống sinh vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?

1. Là hai quá trình độc lập nhau

2. Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sinh cho nhau

3. Sinh trưởng điều kiện của phát triển

4. Phát triển làm thay đổi sinh trưởng

5. Sinh trưởng là một phần của phát triển

6. Sinh trưởng thường diễn ra trước, sau đó phát triển mới diễn 

A. 6 B. 5 C. 4 D. 3

Câu 11: Tập tính bẩm sinh: 

A. Sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.          B. Thông qua học tập và rút kinh nghiệm. C. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống.    D. Là những phản xạ có điều kiện.Câu 12: Trong điều khiển sinh sản ở động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?

A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yếu tố môi trường.

B. Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.

C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.

D. Sử dụng hormone.

Câu 13: Loại mô giúp cho thân dài ra là:

A. Mô phân sinh ngọn.

B. Mô phân sinh rễ.

C. Mô phân sinh lá.

D. Mô phân sinh thân. 

Huyen Nguyen
Xem chi tiết
NLT MInh
2 tháng 3 2021 lúc 19:25

Ở nhiệt độ quá cao, hạt không thể nảy mầm, ở nhiệt độ thấp, hạt cũng không nảy mầm

=> Phải có điều kiện nhiệt độ thích hợp hạt mới nảy mầm

Hạt cần nước và không khí để nảy mầm.

Phạm Trần Hoàng Anh
2 tháng 3 2021 lúc 19:26

Ở nhiệt độ quá cao, hạt không thể nảy mầm, ở nhiệt độ thấp, hạt cũng không nảy mầm

=> Phải có điều kiện nhiệt độ thích hợp hạt mới nảy mầm

Hạt cần nước và không khí để nảy mầm.