kể chuyện về ông Lương Định Của.(nhân tiện kể chuyện ma nha)
Kể lại câu chuyện Ông Bụt đã đến cho người thân nghe. Nếu suy nghĩ của em về nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện.
- Em tiến hành kể lại câu chuyện Ông Bụt cho người thân nghe theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2.
- Suy nghĩ của em về nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện: Ông nhạc sĩ trong câu chuyện là một người rất tốt bụng và ấm áp. Khi Mai làm gãy nhành hoa, mặc dù ông biết nhưng ông không hề trách mắng Mai. Ngược lại ông còn hóa thân thành ông Bụt, mua một chậu lan mới thay cho chậu lan cũ để hoàn thành mong ước của Mai một cách thầm lặng.
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1.
- Sự việc 2.
- Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế
Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.
Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.
Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.
Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.
Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.
Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.
Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.
Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.
Đóng vai nhân vật ông sáu kể lại câu chuyện về tình cha con qua cha câu chuyện ngắn chiếc lược ngà.
Đối với tôi hạnh phúc lớn nhất cả cuộc đời này là có được bé Thu - đứa con gái đầu lòng của tôi. Dù đã xa con gần tám năm nhưng không ngày nào là tôi không nghĩ đến cái ngày gia đình được đoàn tụ. Và cuối cùng cơ hội cũng đã đến với tôi khi tôi được về phép trong ba ngày lòng tôi vui sướng khôn tả nghĩ đến cái cảnh đứa con gái yêu quí của mình chạy lại ôm tôi vào lòng và được nó gọi một tiếng ba thì hạnh phúc biết bao.
Nhưng tất cả mọi thứ đều trái ngược với cái mơ ước nhỏ nhoi ấy, đứa con gái mà tôi hằng mong nhớ lại xem tôi như một người xa lạ, xem người cha ruột này như một người dưng qua đường không hề quen biết vì trên má tôi có một vết thẹo dài không giống với người trong ảnh chụp cùng với má nó.
Ờ thì, có lẽ nó cư xử như vậy là đúng thật vì khi mà tôi lên đường đi chiến đấu khi nó chưa tròn 1 tuổi nữa mà, còn quá nhỏ để ghi khắc hình ảnh của người cha này và cũng chưa đủ lớn để nhận biết được sự tàn khốc của chiến tranh mang lại nên lúc nào đối với tôi nó cũng nói trổng, mặc cho tôi có làm gì, có nói ra sau thì mọi thứ đều như công dã tràng.
đóng vai Mã Lương, kể lại câu chuyện " cây bút thần " . (kể cả câu chuyện nha, ko phải 1 việc làm).
Bài làm
Tôi là nhân vật Mã Lương trong câu truyện " Cây bút thần " mà các bạn được học trong Ngữ Văn 6 đây. Sau đây tôi sẽ kể lại câu chuyện của mình.
Tôi là một cậu bé thông minh và ham học vẽ từ nhỏ. Đi đến đâu tôi cũng vẽ nhưng nhà nghèo qua nên tôi không mua nổi được 1 cây bút. Một hôm nằm mơ tôi được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Tôi vui lắm, vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Tôi vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo.
Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt tôi về vẽ cho hắn. Tôi từ chối, hắn tức giận, đem giam tôi vào chuồng ngựa và bỏ đói. Tôi liền vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Tên địa chủ tức giận sai đầy tớ giết tôi để cướp bút thần. Tôi vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ cầm dao đuổi theo.
Dừng chân ở một thị trấn, tôi vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý tôi để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt tôi vẽ theo ý hắn. Tôi cũng không chịu, tôi thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, tôi lại vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.
Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho tôi. Tôi vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, tôi đã vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.
Sau đó tôi đã đi khắp mọi nơi với cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo khổ.
Chúc bạn học tốt môn Văn
Tôi bắt đầu một cuộc sống phiêu du nay đây mai đó kể từ khi rời bỏ xóm làng, rời bỏ những kẻ tham lam, tàn ác. Ngày ngày tôi cùng chú ngựa thân yêu rong ruổi đến những vùng núi xa, bởi tôi biết rằng ở đó cuộc sống của họ còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Một hôm, trời đã bắt đầu về chiều, tôi quyết định dừng chân nghỉ ở một ngôi làng nhỏ nằm sát ven rừng. Khung cảnh làng mạc xung quanh có vẻ tiêu điều, xơ xác. Cây cối chẳng mấy xanh tốt, đồng ruộng khô cằn, có những mảnh ruộng đã chết cháy chỉ còn lơ thơ vài ngọn cỏ. Trên đường đi tôi gặp một cụ già nét mặt đăm chiêu lo lắng, đến gần cụ, tôi chào:
- Cháu chào cụ ạ. Cụ ơi ở đây có ngôi nhà nào có thể ở trọ qua đêm được không ạ?
Cụ già nhìn tôi, đáp:
- Trước đây thì cũng có đấy nhưng mấy năm nay hạn hán kéo dài, cuộc sống đói khổ nhiều người chẳng còn làm ăn được nữa, và nhiều người đã bỏ làng đi tìm nơi khác.
Nói xong cụ già giơ tay chỉ ra mấy cánh đồng trước mặt, nói tiếp:
- Đấy cả nhà tôi trông vào ruộng lúa này mà nay chỉ còn trơ vài ngọn cỏ, chẳng biết từ nay nhà tôi lấy gì mà ăn nữa.
Nói đoạn ông hỏi tôi:
- Thế cậu từ đâu đến mà lại lạc vào xứ này, có lẽ đã lâu lắm rồi chẳng còn ai dám đến làng ta chơi nữa. Thôi cậu hãy vào nhà ta nghỉ tạm một đêm, mai hãy đi tiếp.
Tôi theo lão nông về nhà, ngôi nhà nhỏ của lão nằm nép bên chân núi, nhìn từ xa chẳng khác gì mộ túp lều.
Nhìn gia cảnh nghèo nàn của lão tôi vô cùng ái ngại, tôi nói với lão:
- Cháu có thể giúp làng ông có nước để tưới cho cây khỏi chết khô.
Nghe tôi nói vậy, ông lão nhìn tôi tỏ vẻ nghi ngờ, nhưng sau khi thấy tôi quả quyết lão vô cùng sung sướng. Lão lật đật chạy vào làng thông báo cho tất cả mọi người. Chỉ một loáng sau tất cả già trẻ gái trai đã đến tụ tập đầy trước nhà ông lão. Nhìn họ ai cũng đói rách, khốn khổ.
Tôi liền đưa bút vẽ mấy nét một con sông đã hiện ra trước mắt nước trong veo và muốn cho dân làng có cái ăn tôi lại chấm mấy cái thế là hàng đàn cá tung tăng bơi lội.
Bà con vô cùng mừng rỡ, họ gọi nhau đi bắt cá và ai nấy còn thức gì có thể ăn được đều đem đến nấu chung để cả làng liên hoan một bữa no say.
Đêm đó tôi tâm sự với ông lão về cuộc sống trước đây của tôi, ông lão tỏ ra vô cùng thương xót và cảm thông, lão nói:
- Nhà ta cũng chẳng giàu có gì nhưng cháu hãy ở đây làm con nuôi của ta, hai cha con ta chịu khó làm lụng cũng có thể đủ sống.
Dù rất quý ông lão nhưng tôi vẫn không thể ở lại, vì tôi hiểu rằng còn có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, họ sẽ cần đến cây bút thần của tôi.
Sáng hôm sau, từ biệt ông lão tôi lại rong ruổi trên đường, mong cứu giúp được nhiều hơn những con người nghèo khổ.
đóng vai Mã Lương, kể lại câu chuyện " cây bút thần " . (kể cả câu chuyện nha, ko phải 1 việc làm).
Tôi là Mã Lương, khi tôi vừa lên mười thì bố mẹ tôi mất, để lại tôi một mình trong cuộc đời đầy cô quạnh này. Tôi ngày ngày đi kiếm củi để bán lấy tiền, lên núi gánh nước, tuy tuổi còn nhỏ nhưng những công việc nặng nhọc của người lớn tôi đều đã từng làm qua. Tuy khổ cực nhưng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ từ bà con hàng xóm, điều đó làm tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi tuy nghèo nhưng lại có một mong ước vô cùng da diết, đó là được đi học, được cầm bút vẽ lên những vật mà tôi nhìn thấy hàng ngày. Nhưng ngay cả miếng ăn còn thiếu thốn thì việc đi học là vô cùng xa xỉ. Nhưng trong một lần nằm mộng, tôi đã gặp một ông lão đầu tóc bạc phơ, ông cho tôi một cây bút. Tôi vui mừng tỉnh dậy thì phát hiện trong tay đang cầm cây bút ở trong mộng. Từ khi có cây bút thần, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi, tôi có thể rat ay giúp đỡ những người nghèo khó, đồng thời có thể thẳng tay mà trừng trị kẻ ác.
Ngày nào tôi cũng lên núi kiếm củi, bán cho những gia đình địa chủ để lấy phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tôi ra bờ suối để lấy nước, đây cũng là khoảng thời gian tôi yêu thích nhất, vì đây là khoảng thời gian tôi rảnh rỗi nhất trong ngày. Tôi có thể thỏa sức nô đùa cùng bạn bè cùng trang lứa, cũng có khi tôi rón rén đến một lớp học gần đó để xem thầy giáo dạy học. Đây cũng là lúc tôi được sống hết mình với niềm đam mê của mình, đó chính là vẽ. Vì nhà nghèo, không có tiền mua bút nên tôi dùng những cành củi khô mà vạch từng đường lên phiến đá. Tôi mô phỏng lại hình dạng của những con vật, những khung cảnh xung quanh mà tôi từng nhìn thấy.
Các bạn ai cũng tấm tắc khen ngợi những hình vẽ mà tôi vẽ ra, khen chúng rất giống thật. Còn người lớn mỗi khi đi ngang qua thì vỗ vai tôi khen “Mã Lương vẽ thật có hồn”. Nhận được những lời khen làm tôi vui lắm, tôi vẽ mọi nơi có thể, căn nhà nhỏ của tôi cũng tràn ngập những hình vẽ mà tôi dùng than củi để vẽ. Tôi vẽ nhiều đến mức bốn bức tường xung quanh chật kín những hình mà không thể vẽ tiếp được nữa. Đêm hôm ấy, khi đã chìm vào giấc ngủ, tôi mơ thấy mình đang ngồi trên phiến đá và vẽ vời những thứ mình thích thì bỗng ở đâu hiện lên một ông lão đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ.Ông lại gần xoa đầu tôi và sau đó tặng tôi một cây bút, tôi vui lắm, nhận bút rồi rối rít cảm ơn ông lão. Nhưng chỉ trong chốc lát, ông lão đã biến đâu mất không chút dấu vết. Đến đó, tôi chợt bừng tỉnh nhưng kì lạ thay tay tôi đang cầm một cây bút, cây bút này giống hệt với trong giấc mơ. Lúc này tôi mới biết người mình gặp trong mơ là Tiên ông. Lập tức tôi mang cây bút ra vẽ thử, nhưng kì lạ hơn nữa, tôi vẽ ra con cá thì con cá bỗng quẫy đuôi mà quẫy xuống nước, tôi vẽ chim thì chim vỗ cánh bay lên trời. Tôi vui mừng lắm vì như vậy tôi không chỉ thỏa sức vẽ mà còn có thể giúp đỡ cho bà con cô bác nghèo trong xóm.
Từ ngày hôm ấy, tôi thường xuyên giúp đỡ các cô bác trong những khu vực lân cận, ai thiếu cày tôi vẽ cày, ai thiếu trâu tôi vẽ trâu, thiếu gì vẽ đấy. Được giúp đỡ mọi người làm tôi rất vui. Nhưng vẽ tin đồn lan xa, một ngày xuất hiện trước mặt tôi là một đám người, chúng bắt tôi về và bắt tôi vẽ cho một người đàn ông trung niên, khuôn mặt gian ác, thì ra đó chính là tên địa chủ khét tiếng tham lam ở làng bên. Tôi không hề vẽ ra bất cứ hình vẽ nào mà hắn ta yêu cầu, vì tôi biết rõ lòng tham và sự độc ác của chúng. Mục đích không thành, hắn ta bắt tôi vào ngục, nhưng hắn ta không thể làm khó được tôi, trời lạnh tôi vẽ ra lửa, đói bụng tôi vẽ ra gà rừng, ung dung ngồi nướng thịt để ăn.
Hắn ta nảy ý định giết chết tôi để cướp bút thần, nhưng tôi không để hắn đạt được âm mưu của mình. Khi người của tên địa chủ nọ kéo đến thì tôi đã thoát khỏi nhà giam với một cây thang, sau đó tôi vẽ ra ngựa để chạy trốn. Nhưng thật không ngờ, lại có đám người khác chặn trước ngựa của tôi, thì ra lần này là người của nhà vua. Đây là ông vua chỉ biết ăn chơi xa đọa mà không chăm lo cho đời sống của người dân, vì vậy mà ông ta yêu cầu tôi vẽ rồng thì tôi vẽ ra rắn rết, côn trùng. Ông ta yêu cầu tôi vẽ một con thuyền tôi vẽ một con thuyền giữa biển khơi.
Ông ta cùng hoàng hậu, công chúa và tham quan bước lên, tôi vẽ những gợn sóng nhỏ, gió nhẹ nhưng thích thú với điều kì lạ, vị hôn quân kia liên tục yêu cầu tôi cho gió thổi mạnh lên để gió thổi căng buồn, tôi vẽ thành cơn bão tố, lật đổ nhấn chìm cả đám người xấu xa. Đây là kết cục tất yếu dành cho những kẻ tham lam, độc ác. Sau khi chôn vùi lũ người ham vật chất mà bất chấp luân lí, tôi đã biến mất cùng cây bút thần, không có ai trong nhân gian có thể nhìn thấy tôi nữa.
Tôi bắt đầu một cuộc sống phiêu du nay đây mai đó kể từ khi rời bỏ xóm làng, rời bỏ những kẻ tham lam, tàn ác. Ngày ngày tôi cùng chú ngựa thân yêu rong ruổi đến những vùng núi xa, bởi tôi biết rằng ở đó cuộc sống của họ còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Một hôm, trời đã bắt đầu về chiều, tôi quyết định dừng chân nghỉ ở một ngôi làng nhỏ nằm sát ven rừng. Khung cảnh làng mạc xung quanh có vẻ tiêu điều, xơ xác. Cây cối chẳng mấy xanh tốt, đồng ruộng khô cằn, có những mảnh ruộng đã chết cháy chỉ còn lơ thơ vài ngọn cỏ. Trên đường đi tôi gặp một cụ già nét mặt đăm chiêu lo lắng, đến gần cụ, tôi chào:
- Cháu chào cụ ạ. Cụ ơi ở đây có ngôi nhà nào có thể ở trọ qua đêm được không ạ?
Cụ già nhìn tôi, đáp:
- Trước đây thì cũng có đấy nhưng mấy năm nay hạn hán kéo dài, cuộc sống đói khổ nhiều người chẳng còn làm ăn được nữa, và nhiều người đã bỏ làng đi tìm nơi khác.
Nói xong cụ già giơ tay chỉ ra mấy cánh đồng trước mặt, nói tiếp:
- Đấy cả nhà tôi trông vào ruộng lúa này mà nay chỉ còn trơ vài ngọn cỏ, chẳng biết từ nay nhà tôi lấy gì mà ăn nữa.
Nói đoạn ông hỏi tôi:
- Thế cậu từ đâu đến mà lại lạc vào xứ này, có lẽ đã lâu lắm rồi chẳng còn ai dám đến làng ta chơi nữa. Thôi cậu hãy vào nhà ta nghỉ tạm một đêm, mai hãy đi tiếp.
Tôi theo lão nông về nhà, ngôi nhà nhỏ của lão nằm nép bên chân núi, nhìn từ xa chẳng khác gì mộ túp lều.
Nhìn gia cảnh nghèo nàn của lão tôi vô cùng ái ngại, tôi nói với lão:
- Cháu có thể giúp làng ông có nước để tưới cho cây khỏi chết khô.
Nghe tôi nói vậy, ông lão nhìn tôi tỏ vẻ nghi ngờ, nhưng sau khi thấy tôi quả quyết lão vô cùng sung sướng. Lão lật đật chạy vào làng thông báo cho tất cả mọi người. Chỉ một loáng sau tất cả già trẻ gái trai đã đến tụ tập đầy trước nhà ông lão. Nhìn họ ai cũng đói rách, khốn khổ.
Tôi liền đưa bút vẽ mấy nét một con sông đã hiện ra trước mắt nước trong veo và muốn cho dân làng có cái ăn tôi lại chấm mấy cái thế là hàng đàn cá tung tăng bơi lội.
Bà con vô cùng mừng rỡ, họ gọi nhau đi bắt cá và ai nấy còn thức gì có thể ăn được đều đem đến nấu chung để cả làng liên hoan một bữa no say.
Đêm đó tôi tâm sự với ông lão về cuộc sống trước đây của tôi, ông lão tỏ ra vô cùng thương xót và cảm thông, lão nói:
- Nhà ta cũng chẳng giàu có gì nhưng cháu hãy ở đây làm con nuôi của ta, hai cha con ta chịu khó làm lụng cũng có thể đủ sống.
Dù rất quý ông lão nhưng tôi vẫn không thể ở lại, vì tôi hiểu rằng còn có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, họ sẽ cần đến cây bút thần của tôi.
Sáng hôm sau, từ biệt ông lão tôi lại rong ruổi trên đường, mong cứu giúp được nhiều hơn những con người nghèo khổ.
Tôi là Mã Lương, khi tôi vừa lên mười thì bố mẹ tôi mất, để lại tôi một mình trong cuộc đời đầy cô quạnh này. Tôi ngày ngày đi kiếm củi để bán lấy tiền, lên núi gánh nước, tuy tuổi còn nhỏ nhưng những công việc nặng nhọc của người lớn tôi đều đã từng làm qua. Tuy khổ cực nhưng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ từ bà con hàng xóm, điều đó làm tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi tuy nghèo nhưng lại có một mong ước vô cùng da diết, đó là được đi học, được cầm bút vẽ lên những vật mà tôi nhìn thấy hàng ngày. Nhưng ngay cả miếng ăn còn thiếu thốn thì việc đi học là vô cùng xa xỉ. Nhưng trong một lần nằm mộng, tôi đã gặp một ông lão đầu tóc bạc phơ, ông cho tôi một cây bút. Tôi vui mừng tỉnh dậy thì phát hiện trong tay đang cầm cây bút ở trong mộng. Từ khi có cây bút thần, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi, tôi có thể rat ay giúp đỡ những người nghèo khó, đồng thời có thể thẳng tay mà trừng trị kẻ ác.
Ngày nào tôi cũng lên núi kiếm củi, bán cho những gia đình địa chủ để lấy phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tôi ra bờ suối để lấy nước, đây cũng là khoảng thời gian tôi yêu thích nhất, vì đây là khoảng thời gian tôi rảnh rỗi nhất trong ngày. Tôi có thể thỏa sức nô đùa cùng bạn bè cùng trang lứa, cũng có khi tôi rón rén đến một lớp học gần đó để xem thầy giáo dạy học. Đây cũng là lúc tôi được sống hết mình với niềm đam mê của mình, đó chính là vẽ. Vì nhà nghèo, không có tiền mua bút nên tôi dùng những cành củi khô mà vạch từng đường lên phiến đá. Tôi mô phỏng lại hình dạng của những con vật, những khung cảnh xung quanh mà tôi từng nhìn thấy.
Các bạn ai cũng tấm tắc khen ngợi những hình vẽ mà tôi vẽ ra, khen chúng rất giống thật. Còn người lớn mỗi khi đi ngang qua thì vỗ vai tôi khen “Mã Lương vẽ thật có hồn”. Nhận được những lời khen làm tôi vui lắm, tôi vẽ mọi nơi có thể, căn nhà nhỏ của tôi cũng tràn ngập những hình vẽ mà tôi dùng than củi để vẽ. Tôi vẽ nhiều đến mức bốn bức tường xung quanh chật kín những hình mà không thể vẽ tiếp được nữa. Đêm hôm ấy, khi đã chìm vào giấc ngủ, tôi mơ thấy mình đang ngồi trên phiến đá và vẽ vời những thứ mình thích thì bỗng ở đâu hiện lên một ông lão đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ.
Ông lại gần xoa đầu tôi và sau đó tặng tôi một cây bút, tôi vui lắm, nhận bút rồi rối rít cảm ơn ông lão. Nhưng chỉ trong chốc lát, ông lão đã biến đâu mất không chút dấu vết. Đến đó, tôi chợt bừng tỉnh nhưng kì lạ thay tay tôi đang cầm một cây bút, cây bút này giống hệt với trong giấc mơ. Lúc này tôi mới biết người mình gặp trong mơ là Tiên ông. Lập tức tôi mang cây bút ra vẽ thử, nhưng kì lạ hơn nữa, tôi vẽ ra con cá thì con cá bỗng quẫy đuôi mà quẫy xuống nước, tôi vẽ chim thì chim vỗ cánh bay lên trời. Tôi vui mừng lắm vì như vậy tôi không chỉ thỏa sức vẽ mà còn có thể giúp đỡ cho bà con cô bác nghèo trong xóm.Từ ngày hôm ấy, tôi thường xuyên giúp đỡ các cô bác trong những khu vực lân cận, ai thiếu cày tôi vẽ cày, ai thiếu trâu tôi vẽ trâu, thiếu gì vẽ đấy. Được giúp đỡ mọi người làm tôi rất vui. Nhưngvẽ tin đồn lan xa, một ngày xuất hiện trước mặt tôi là một đám người, chúng bắt tôi về và bắt tôi vẽ cho một người đàn ông trung niên, khuôn mặt gian ác, thì ra đó chính là tên địa chủ khét tiếng tham lam ở làng bên. Tôi không hề vẽ ra bất cứ hình vẽ nào mà hắn ta yêu cầu, vì tôi biết rõ lòng tham và sự độc ác của chúng. Mục đích không thành, hắn ta bắt tôi vào ngục, nhưng hắn ta không thể làm khó được tôi, trời lạnh tôi vẽ ra lửa, đói bụng tôi vẽ ra gà rừng, ung dung ngồi nướng thịt để ăn.
Hắn ta nảy ý định giết chết tôi để cướp bút thần, nhưng tôi không để hắn đạt được âm mưu của mình. Khi người của tên địa chủ nọ kéo đến thì tôi đã thoát khỏi nhà giam với một cây thang, sau đó tôi vẽ ra ngựa để chạy trốn. Nhưng thật không ngờ, lại có đám người khác chặn trước ngựa của tôi, thì ra lần này là người của nhà vua. Đây là ông vua chỉ biết ăn chơi xa đọa mà không chăm lo cho đời sống của người dân, vì vậy mà ông ta yêu cầu tôi vẽ rồng thì tôi vẽ ra rắn rết, côn trùng. Ông ta yêu cầu tôi vẽ một con thuyền tôi vẽ một con thuyền giữa biển khơi.
Ông ta cùng hoàng hậu, công chúa và tham quan bước lên, tôi vẽ những gợn sóng nhỏ, gió nhẹ nhưng thích thú với điều kì lạ, vị hôn quân kia liên tục yêu cầu tôi cho gió thổi mạnh lên để gió thổi căng buồn, tôi vẽ thành cơn bão tố, lật đổ nhấn chìm cả đám người xấu xa. Đây là kết cục tất yếu dành cho những kẻ tham lam, độc ác. Sau khi chôn vùi lũ người ham vật chất mà bất chấp luân lí, tôi đã biến mất cùng cây bút thần, không có ai trong nhân gian có thể nhìn thấy tôi nữa.
Nội dung chính của truyện Chuỗi hạt cườm màu xám là gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp của chuỗi hạt cườm màu xám
B. Ca ngợi tài năng của Na, người làm ra chuỗi hạt cườm
C. Kể lại câu chuyện về hai ông cháu nhân vật Na
D. Kể lại câu chuyện về chuỗi hạt cườm màu xám
D. Kể lại câu chuyện về chuỗi hạt cườm màu xám
Hóa thân vào nhân vật lão Hạc kể lại chuyện lão nhờ ông giáo trông nom mảnh vườn và giữ tiền lo ma cho mình.(15 câu)
Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí thế nào với từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" quan trọng hơn?
- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) để phân biệt hai mạch kể:
+ Từ đầu… mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi"
+ Từ năm học…sau chân trời xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi"
+ Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng "tôi"
- "Tôi" là vai tác giả ủy thác để kể chuyện, dẫn dắt câu chuyện. Mọi sự việc, cảm nhận, quan sát đều bằng nhãn quan của "tôi"
- Dù đoạn kể xuất hiện đại từ nhân xưng "chúng tôi" là lúc "tôi" nhân danh bọn con trai ngày trước, nhưng kí ức thơ ấu hiện lên chân thực, rõ nét.
- Mạch kể của nhân vật "tôi" là chủ yếu,còn mạch kể nhân xưng "chúng tôi" là mạch kể trữ tình.
hãy kể lại câu chuyện Lượm bằng văn xuôi!!! giúp mình với! nhân tiện kb với mình nha ^_^
Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.
Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, trên đường, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.
Tôi hỏi:
– Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?
Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:
– Ở đồn Mang Cá vui lắm chú a, còn vui hơn ở nhà nhiều!
Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.
Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:
– Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?
Dù tuổi nhỏ, nhưng Lượm vẫn rất tích cực tham gia kháng chiến
– Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòe đi.
Người quen ấy kể:
– Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:
– Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.
Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.
– Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.
Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ calô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ calô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ calô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cháu ngủ.
Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân quyết hi sinh để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do chúng ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Không khí những ngày đó thật sôi sục. Người dân xứ Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đồng lòng đánh giặc, bảo vệ quê hương.
Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: "Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy?". Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca nô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Cháu cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.
Ồ! Lượm! Đứa cháu bé bỏng của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trông như một anh bộ đội thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:
- Cháu làm liên lạc. Ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm việc... Vui lắm chú à!
Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ứng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, đứng nghiêm chào tôi: "Thôi, chào đồng chí!" kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nhảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì Lượm đã trở thành đồng đội của tôi, một đồng đội tí hon.
Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao tận tay người chỉ huy trận đánh lệnh của cấp trên. Một viên đạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi...
Mỗi khi nghĩ đến Lượm, trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hòa ánh nắng.
Chú bé lượm là 1 người anh hùng hi sinh vì đất nước
1 cậu bé vô danh chấp nhận bảo vệ hòa bình trong bóng tối là 1 anh hùng đích thức
một anh hùng thực sự không thể hiện qua cách họ sống mà thể hiện qua cách họ chết như thế nào
lượm là 1 anh hùng thực sự Pain sẽ không bao giờ quên cái tên lượm