Nêu các ví dụ về sự nở vì nhiệt của các chất và tìm cách khắc phục
Lấy 3 ví dụ về các chất rắn, lỏng, khí khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách khắc phục. Giải thích hiện tượng liên quan
Ví dụ:
-chất rắn: vào những ngày nhiệt độ lên cao, các thanh đường ray nở ra và chạm và nhau, ngăn cản sự nở vì nhiệt của đường ray, từ đó gây ra một lực rất lớn làm cong đường ray-biện pháp: khi lắp đường ray, chúng ta phải lắp chúng cách nhau 1 đoạn, tạo thành một khe hở, như thế, khi thanh ray nở ra sẽ không chạm vào nhau và không làm cong đường ray.
-chất lỏng: ly thủy tinh nào cũng có 2 lớp: lớp trong và lớp ngoài, khi đổ nước sôi vào một ly thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và giãn nở trước, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa nóng lên và chưa giãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và khiến ly bị vỡ- biện pháp: đối với cốc mỏng, khi đổ nước sôi vào, thì lớp thủy tinh bên trong lẫn bên ngoài đều nóng lên và giãn nở đồng thời, như thế ly nước sẽ không bị vỡ.
-chất khí: khi ta đổ nước từ trong bình thủy ra ngoài thì có một lượng không khí tràn vào bình, nếu ta đậy nút lại ngay thì lượng không khí này sẽ bi nước trong bình làm cho nóng lên, nở ra và làm bật nút bình-biện pháp:để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút lại ngay mà chờ cho lượng không khí tràn vào bình, nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đóng nút lại, như thế sẽ không làm bật nút bình.
* mình chỉ biết sơ sơ thôi, nếu có gì thiếu sót mong mọi người bổ sung giúp! Bạn cũng có thể tham khảo thêm các vd khác trong skg hay sbt hoăc trực tiếp hỏi thầy cô để được giải đáp, chúc bạn học tốt!!!
Hãy nêu một số ví dụ minh họa về hoạt động thông tin của con người.
Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não
- VD: Một trận đấu bóng đá trên tivi; Đèn tín hiệu; Truyện tranh;...
- Máy tính điện tử (hay máy tính). VD:
+ Làm tính nhanh và chính xác.
+ Làm việc không cần nghỉ ngơi.
+ Lưu trữ được lượng thông tin rất lớn và tìm kiếm thông tin rất nhanh.
+ Truyền thông tin qua khoảng cách xa trong thời gian ngắn.
...
Lấy ví dụ về 1 sự nở vì nhiệt có lợi, 1 ví dụ về sự nỏ vì nhiệt có hại?
Mk cần gấp lắm
Ai nhanh mk sẽ tick cho
sự nở vì nhiệt có lợi: khi một quả bóng bàn bị xẹp , ta ngâm quả bóng bàn trong nước ấm , không khí trong quả bóng nở ra tác dụng một lực đẩy lên vỏ quả làm vỏ quả phồng lên.
Sự nở vì nhiệt có hại: - giữa hai thanh ray không có khe hở, khi trời nóng, thanh ray sẽ nóng lên và nở ra, thể tích tăng gặp thanh ray khác cản trở gây ra lực lớn làm bẻ cong đường ray.
- mùa hè, nếu bơm xe quá căng thì khi nhiệt độ cao, không khí trong lốp sẽ nở ra và làm nổ lốp.
1. Khi các chất dãn nớ vì nhiệt mà gặp vật cản sẽ gây ra hiện tượng gì? Nêu ví dụ về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn , chất lỏng, chất khí?
2. Có mấy loại nhiệt kế? Nhiệt kế y tế có công dụng gì?
1. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản sẽ gây ra lực rất lớn
Ví dụ:Chất rắn: Đường ray xe lửa khi bị đám cháy lớn sẽ nở dài ra làm cong các thanh thép của đường ray.
Chất lỏng: Nước đổ đầy ấm, khi đun nóng nước sẽ nở ra làm bật nắp ấm và tràn ra ngoài.
Chất khí: Không khí trong quả bom, nếu bị đốt nóng sẽ dãn nở rất mạnh và làm nổ bom.
2. Có nhiều loại nhiệt kế như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế, ...
Nhiệt kế rượu : Đo nhiệt độ không khí hằng ngày
Nhiệt kế thuỷ ngân : Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm
Nhiệt kế y tế : Đo thân nhiệt người hoặc con vật
Câu 1:Nêu những đặc điểm của cơ thể sống. Lấy ví 3 ví dụ về vật sống và 3 ví dụ về vật không sống.
Câu 2: Kể tên các loại thân biến dạng và chức năng của từng loại.
Câu 3: Phân biệt đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?
Câu 1:Nêu những đặc điểm của cơ thể sống. Lấy ví 3 ví dụ về vật sống và 3 ví dụ về vật không sống.
Đặc điểm: Lớn lên, lấy thức ăn, sinh sản.
Ví dụ: Vật sống: con gà, cây đậu, cây lúa
Vật không sống: cái bàn, hòn đá, cái ly
Câu 2: Kể tên các loại thân biến dạng và chức năng của từng loại.
Thân củ: khoai tây, su hào, .... chứa chất dự trữ
Thân rễ: gừng, giềng, dong ta, ..... chứa chất dự trữ
thân mọng nước: xương rồng, cành giao,... dự trữ nước
Câu 3: Phân biệt đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?
Rễ cọc có rễ cái to khỏe , đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên . Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa . Rễ chùm gồm nhiều rễ con , dài gần bằng nhau , thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm .
Câu 1:
-Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây:
+Có sự trao đổi chất với môi trường(lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) thì mới tồn tại được.
+Lớn lên và sinh sản
1.sự nở vì nhiệt của các chất nêu kết luận thí nghiệm chất rắn lỏng khí
2.một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt nêu kết luận băng kép
3.nhiệt kế thang đo nhiệt độ
câu 1:
Chất rắn : Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau.
Chất lỏng : Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau.
Chất khí : Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt giống nhau.
độ tăng thẻ tích của các chất từ ít đến nhiều
Chất rắn→Chất lỏng→ Chất khí
câu 2:
-Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Sự nở vì nhiệt của các chất (rắn, lỏng, khí) có nhiều ứng dụng trong thực tế và kĩ thuật:
VD: Khinh khí cầu, nhiệt kế, rơle nhiệt trong bàn ủi, để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray…
*Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nỡ vì nhiệt của chất rắn.
*Cấu tạo: Băng kép gồm hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, được tán chặt vào nhau.
* Hoạt động: Khi bị hơ nóng băng kép sẽ cong về phía thanh kim loại nào nở vì nhiệt ít hơn trong hai thanh kim loại được dùng làm băng kép.
còn câu 3 không dc rõ nên mk ko làm đc
CÂU1 Dùng ròng rọc có lợi gì ? Lấy ví dụ về sử dụng ròng rọc trong đời sống ?
CÂU2 Nêu tác dụng của đòn bẩy ? Cho ví dụ ?
CÂU3 Nêu các kết luận của sự nở vì nhiệt của các chất Rắn , Lỏng ,Khí ?
CÂU4 Nêu ứng dụng của các loại nhiệt kế ?
CÂU5 Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phòng lên như củ ?
CÂU6 Tại sao bàn là điện lại tự động tắt khi đã đủ nóng ? Thanh đồng của băng kép ở thiết bị đóng ngắt của bàn là này nằm ở phía trên hay dưới ?
MONG CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI NHÉ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
2 Tác dụng của đòn bẩy là gì?
Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống.
Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Hãy nêu ví dụ các vật dụng trong đời sống có sử dụng đòn bẩy
Ví dụ trong thực tế khi sử dụng đòn bẩy ta được lợi về lực: Bập bênh, mái chèo, bua nhổ đinh, kìm, xe cút kít, kéo cắt kim loại....
Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.
4. Nhiệt kế là thiết bị dùng để đo nhiệt độ.
Một nhiệt kế có hai thành phần quan trọng: phần cảm nhận nhiệt độ (Ví dụ: bầu đựng thủy ngân hoặc rượu trong nhiệt kế) và phần hiển thị kết quả (Ví dụ: thang chia vạch trên nhiệt kế).
Các loại nhiệt kế trong công nghiệp thường dùng thiết bị điện tử để biểu thị kết quả như máy vi tính.
Nhiệt kế điện tử thường dùng lắp ở một số bảng đồng hồ treo tường kiểu Lịch Vạn niên, trong các máy đo nhanh của y học,... thì dùng cảm biến bán dẫn, biến đổi tín hiệu tương tự sang số (ADC) và hiện số liệu
5. Khi cho quả bóng bàn vào chậu nước nóng , không khí trong quả bóng bàn nóng lên , nở ra và làm quả bóng phồng lên như cũ
Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó:
a. ngắn và cụt lủn
b. cao và lêu nghêu
c. lên tiếng và cao giọng
d. chậm rãi và chậm chạp
a. ngắn chỉ tính chất trung tính nhưng cụt lủn có sắc thái châm biếm.
Đặt câu:
- Cái cây này ngắn quá.
- Cái cây này sao cụt ngủn thế.
b. cao chỉ mang sắc thái trung tính còn lêu nghêu mang sắc thái nghĩa chê bai.
Đặt câu:
- Cậu ấy cao nhất lớp.
- Cậu ấy trông lêu nghêu.
c. lên tiếng chỉ mang sắc thái trung tính còn cao giọng mang sắc thái mỉa mai.
Đặt câu:
- Cậu ấy lên tiếng phản đối những thói hư tật xấu trong xã hội.
- Cậu ấy cao giọng với mọi người trong lớp.
d. chậm rãi chỉ mang sắc thái tích cực còn chậm chạp mang sắc thái tiêu cực.
Đặt câu:
- Cậu ấy làm mọi thứ chậm rãi, rất chắc chắn.
- Cậu ấy làm gì cũng chậm chạp.
Nêu nguyên nhan, tác hại , cách khắc phục và các biện pháp phòng tránh được tật cận thị cho trẻ em
Nguyên nhân :+do gen di chuyền
+ mắt tiếp xúc nhiều với ánh sáng và các bức xạ
Thường xuyên để mắt nghỉ ngơi
cho mất tiếp xúc vừa đủ với ánh sáng,ko quá sáng hay quá tối
Đi khám mắt định kỳ
Ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt. ...
Nguyên nhân : Do gen di truyền hoặc mắt tiếp xúc nhiều vs ánh sáng mạnh, .... dẫn đến thể thủy tinh bị phồng -> Mắt không thể nhìn rõ vật
Tác hại : Cận thị khiến mắt ng ta khó nhìn rõ vật ở xa. Vì vậy rất khó khăn cho việc quan sát vik tầm nhìn hạn chế
Cách khắc phục : Thay thể thủy tinh, đeo kính cận, ăn đủ chất đặc biệt là vitamin A, giảm bớt việc ngồi trc màn hih đt máy tính quá lâu,....
Biện pháp phòng tránh : Nếu lak do gen di truyền gây nên thik ko thể nào phòng tránh trước đc. Nhưng nếu ko do gen di truyền thik tốt nhất là nên có 1 chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh làm đôi mắt căng thẳng, mỏi mắt. Nếu có dấu hiệu thik nên đi khám ngay để không gia tăng độ cận thị. Và phổ biến nhất lak không cho trẻ em sử dụng đt, máy tính, tivi quá sớm hoặc đã sử dụng thik ko đc quá lâu,.....vv
Nguyên nhân: cận thị bẩm sinh do yếu tố di truyền, trẻ thiếu ngủ hoặc mất ngủ, trẻ xem tivi quá gần hoặc quá lâu
Tác hại: ảnh hưởng đến thẩm mĩ, hạn chế kết quả học tập, hạn chế tham gia các hoạt động về thể lực, hạn chế vui chơi sinh hoạt về một số lĩnh vực
Khắc phục: ko tự ý đeo kính ko đúng tiêu chuẩn, khi đeo cần phải tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn: đi khám mắt định kì, ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt
Phòng tránh: không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài; khi xem tivi ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5m và xem ở nơi có ánh sáng phù hợp; thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời; khi ra ngoài nhớ che chắn cho mắt để hạn chế ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt
đây nha bạn.