Cho hình bình hành ABCD. Gọi E; F và O lần lượt là trung điểm của AB; CD và BD. Gọi I và K là
điểm bất kì trên AD và BC.
a) Chứng minh AI song song CK. b) Chứng minh AE = FC.
c) Chứng minh A; O và C thẳng hàng.
Cho hình bình hành \(ABCD\). Gọi \(E\) là trung điểm của \(AD\), \(F\) là trung điểm của \(BC\)
a) Chứng minh rằng tứ giác \(EBFD\) là hình bình hành
b) Gọi \(O\) là giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành \(ABCD\). Chứng minh rằng ba điểm \(E\), \(O\), \(F\) thẳng hàng.
a) Vì \(ABCD\) là hình bình hành (gt)
Suy ra \(AD = BC\); \(AD\) // \(BC\)
Mà \(E\), \(F\) là trung điểm của \(AD\), \(BC\) (gt)
Suy ra \(AE = ED = BF = FC\)
Xét tứ giác \(EBFD\) ta có:
\(ED = FB\) (cmt)
\(ED\) // \(BF\) (do \(AD\) // \(BC\))
Suy ra \(EDFB\) là hình bình hành
b) Vì \(ABCD\) là hình bình hành (gt)
Suy ra \(O\) là trung điểm của \(AC\) và \(BD\)
Mà \(DEBF\) là hình bình hành (gt)
Suy ra \(O\) cũng là trung điểm của \(EF\)
Suy ra \(E\), \(O\), \(F\) thẳng hàng
cho hình bình hành abcd, gọi e là trung điểm ad, f là trung điểm bc. cmr DEBF là hình bình hành. cmr: DE =DF
Xét tứ giác DEBF có
DE//BF
DE=BF
Do đó: DEBF là hình bình hành
Cho hình bình hành ABCD,góc ACD=1/2 gocsD .gọi M là trung điểm của AB hai tia CM và DA cắt nhau tại E . a,Cm:tứ giác AEBC là hình bình hành b,Để hình bình hành AEBC là hình chữ Nhật thì số đo các góc của hình bình hành ABCD là bao nhiêu
a: Xét ΔMEA và ΔMCB có
góc EMA=góc CMB
MA=MB
góc MEA=góc MCB
=>ΔMEA=ΔMCB
=>ME=MC
=>M là trung điểm của CE
Xét tứ giác AEBC có
M là trung điểm chung của AB và EC
=>AEBC là hbh
b: Để AEBC là hình chữ nhật thì góc EAC=90 độ
=>góc DAC=90 độ
=>góc ACD+góc D=90 độ
mà góc ACD=1/2*góc D
nên góc D=2/3*90=60 độ
=>góc B=60 độ
góc BAD=góc BCD=180-60=120 độ
Cho hình bình hành ABCD có AB=2AD. Gọi E và F theo thứ tự là trung điểm của AB và CD. Hình bình hành ABCD nói trên có thêm điều kiện gì thì EMFN là hình vuông.
Ta có: Hình chữ nhật EMFN là hình thoi ⇒ ME = MF
ME = 1/2 DE (tính chất hình thoi)
MF = 1/2 AF (tính chất hình thoi)
Suy ra: DE = AF
⇒ Tứ giác AEFD là hình vuông (vì hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau)
⇒ ∠ A = 90 0 ⇒ Hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.
Ngược lại: ABCD là hình chữ nhật ⇒ ∠ A = 90 0
Hình thoi AEFD có ∠ A = 90 0 nên AEFD là hình vuông
⇒ AF = DE ⇒ ME = MF (tính chất hình vuông)
Hình chữ nhật EMFN là hình vuông (vì có 2 cạnh kề bằng nhau)
Vậy hình chữ nhật EMFN là hình vuông nếu ABCD là hình chữ nhật có AB = 2AD.
Cho hình hình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh rằng
a) AEFD là hình bình hành
b)BCFE là hình bình hành
AEFD và BCFE có phải hình bình hành đâu bạn? Bạn coi lại đề.
cho Hình bình hành ABCD . Gọi E, F tương ứng là hình chiếu Vuông góc của A và C trên BD. Chứng minh AECF là hình bình hành ?
Cho hình bình hành ABCD gọi E F G H lần lượt là trung điểm AB BC CD AD chứng minh EFGH là hình bình hành
Cho hình bình hành ABCD có AB = 2AD. Gọi E là trung điểm AD, F là trung điểm CD. Gọi M là giao điểm của AF và DE, N là giao điểm của BF và CE. AECF là hình bình hành, AEDF là hình bình hành. Chứng minh rằng MN = EF
Ai giúp e vs ạ 8h30 e phải nộp rùi please
Xét tứ giác AECF có
AE//CF
AE=CF
Do đó: AECF là hình bình hành
Cho hình bình hành ABCD. Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của A, C trên BD. a) Chứng minh: AE = CF b) Chứng minh AECF là hình bình hành
a: Xét ΔADE vuông tại E và ΔCBF vuông tại F có
AD=CB
\(\widehat{ADE}=\widehat{CBF}\)
Do đó: ΔADE=ΔCBF
Suy ra: AE=CF
b: Xét tứ giác AECF có
AE//CF
AE=CF
Do đó: AECF là hình bình hành
Cho hình bình hành ABCD. Gọi E,F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,CD. CM: A. Hai tứ giác AEFD, AECF là những hình bình hành. B. BF=BE, EF=AD, AF=EC
CÁC BẠN GIÚP MIK NHA!!!
a/
Ta có
AB = CD (cạnh đối hình bình hành)
AE = BE (gt); CF=DF (gt)
=> AE = BE = CF = DF
Xét tứ giác AEFD có
AB//CD (cạnh đối hình bình hành)
=> AE//DF mà AE = DF (cmt) => AEFD là hbh (tứ giác có cặp cạnh đối // và bằng nhau là hình bình hành)
Xét tứ giác AECF có
AB//CD (cạnh đối hbh)
=> AE//CF mà AE = CF => AECF là hình bình hành (lý do như trên)
b/
Do AEFD là hbh => EF=AD (cạnh đối hbh)
C/m tương tự như câu a ta cũng có BEDF là hbh => BF=DE (cạnh đối hbh)
C/m tương tự có AECF là hbh => AF=EC (cạnh đối hbh)