Cho 3 số a, b, c thuộc đoạn [1; 2]. Tìm Max \(S=\dfrac{\left(a+b+c\right)\left(ab+bc+ca\right)}{abc}\)
1) Gọi M là một điểm nằm trên đoạn thẳng AB sao cho MA/MB=1/2.Tính các tỉ số AM/AB; MB/AB
2) Cho điểm C thuộc đoạn AB
a)Biết AB=20cm,CA/AB=2/3. Tính:CA,CB
b) Biết AC/AB=m/n. Tính tỉ số AC/CB
3) Cho đoạn thẳng AB. Điểm C thuộc đoạn thẳng AB, điểm D thuộc tia đối của tia BA sao cho: CA/CB=DA/DB =2. Biết CD=4cm. Tính độ dài AB
Cho a,b,c là các số thực thuộc đoạn [0,1 ] .Chứng minh:
\(a\left(b-1\right)+b\left(1-c\right)+c\left(1-a\right)\le1\)
\(a\left(b-1\right)+b\left(1-c\right)+c\left(1-a\right)\le1\\ \Leftrightarrow-abc+ab+bc+ca-a-b-c+1\le2-abc\\ \Leftrightarrow\left(1-a\right)\left(1-b\right)\left(1-c\right)\le2-abc\)
lại có \(abc\le1\) nên \(2-abc\ge1\)
ta chứng minh \(\left(1-a\right)\left(1-b\right)\left(1-c\right)\le1\)
luôn đúng do \(0\le a;b;c\le1\)
vậy bđt dc cm
tick mik nhaaaaa.mik ms l9 thui
Cho a,b,c là các số thực thuộc đoạn [1,2 ].Chứng minh rằng:
\(\left(a+b+c\right)\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)\le10\)
Không mất tính tổng quát, giả sử \(a\ge b\ge c\).
Khi đó: \(\left(a-b\right)\left(b-c\right)\ge0\)
\(\Leftrightarrow ab+bc\ge ac+b^2\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{a}{c}+1\ge\dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{c}\\\dfrac{c}{a}+1\ge\dfrac{c}{b}+\dfrac{b}{a}\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{c}+\dfrac{c}{a}+\dfrac{b}{a}+\dfrac{c}{b}+\dfrac{a}{c}\le2+2\left(\dfrac{a}{c}+\dfrac{c}{a}\right)\)
Vì \(1\le c\le a\le2\Rightarrow\left(\dfrac{a}{c}-2\right)\left(\dfrac{2a}{c}-1\right)\le0\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{a}{c}+\dfrac{c}{a}\le\dfrac{5}{2}\)
\(\Rightarrow\dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{c}+\dfrac{c}{a}+\dfrac{b}{a}+\dfrac{c}{b}+\dfrac{a}{c}\le7\)
\(\Leftrightarrow\left(a+b+c\right)\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)\le10\)
Đẳng thức xảy ra khi \(a=b=2;c=1\) và các hoán vị.
giúp mình với: cho a,b,c là các số thực thuộc đoạn [0;1]. tìm GTLN của biểu thức P=a(1-b)+b(1-c)+c(1-a)
Cho các số thực a,b,c thuộc đoạn [0;1]. Tìm Max
\(P=\dfrac{a}{b+c+1}+\dfrac{b}{a+c+1}+\dfrac{c}{a+b+1}+\left(1-a\right)\left(1-b\right)\left(1-c\right)\)
Không mất tính tổng quát, giả sử \(a\ge b\ge c\)
\(\Rightarrow P\le\dfrac{a}{b+c+1}+\dfrac{b}{b+c+1}+\dfrac{c}{b+c+1}+\left(1-a\right)\left(1-b\right)\left(1-c\right)\)
\(\Rightarrow P\le\dfrac{a+b+c}{b+c+1}+\left(1-a\right)\left(1-b\right)\left(1-c\right)=\dfrac{a-1}{b+c+1}+\left(1-a\right)\left(1-b\right)\left(1-c\right)+1\)
\(\Rightarrow P\le\left(1-a\right)\left[\left(1-b\right)\left(1-c\right)-\dfrac{1}{b+c+1}\right]+1\le\left(1-a\right)\left[\left(1-b\right)\left(1-c\right)-\dfrac{1}{bc+b+c+1}\right]+1\)
\(\Rightarrow P\le\left(1-a\right)\left[\left(1-b\right)\left(1-c\right)-\dfrac{1}{\left(1+b\right)\left(1+c\right)}\right]+1\)
\(\Rightarrow P\le\left(1-a\right)\left(\dfrac{\left(1-b^2\right)\left(1-c^2\right)-1}{\left(1+b\right)\left(1+c\right)}\right)+1\)
Do \(a;b;c\le1\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}1-a\ge0\\\left(1-b^2\right)\left(1-c^2\right)\le1\\\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left(1-a\right)\left[\dfrac{\left(1-b^2\right)\left(1-c^2\right)-1}{\left(1+b\right)\left(1+c\right)}\right]\le0\)
\(\Rightarrow P\le1\)
\(P_{max}=1\) khi \(\left(a;b;c\right)=\left(0;0;0\right);\left(1;1;1\right);\left(0;1;1\right);\left(0;0;1\right)\) và các hoán vị
Bài 1:Gọi M là điểm nằm trên đoạn thẳng AB sao cho MA/MB=1/2.Tính câc tỉ số AM/AB và MB/AB?
Bài 2:Cho đoạn thẳng AB.Điểm C thuộc đoạn thẳng AB; điểm D thuộc tia đối của tia BA sao cho CA/CB=DA/DB=2.Biết CD=4cm,tính AB?
Bài 3:Cho ∆ABC:Điểm D thuộc cạnh BC sao cho tỉ số BD/BC.Điểm E thuộc đoạn AD sao cho AE=2ED.Tính tỉ số AE/EC?
Cho các số a,b,c,d đều thuộc đoạn [0;1]. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức :
P= \(\sqrt[3]{abcd}+\sqrt[3]{\left(1-a\right)\left(1-b\right)\left(1-c\right)\left(1-d\right)}\)
3 bạn A,B,C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng 1 số tự nhiên thuộc đoạn [1;16]. Xác suất để 3 số được viết ra có tổng chia hết cho 3 bằng?
Cho em hỏi cách làm dạng này với ạ :<
Mỗi bạn có 16 cách viết nên số phần tử không gian mẫu là 16^3.
Gọi A là biến cố '3 số được viết ra có tổng chia hết cho 3'
Các số tự nhiên từ 1 đến 16 chia thành 3 nhóm:
Nhóm I gồm các số tự nhiên chia hết cho 3 gồm 5 số.
Nhóm II gồm các số tự nhiên cho 3 dư 1 gồm 6 số.
Nhóm III gồm các số tự nhiên cho 3 dư 2 gồm 5 số.
Để ba số có tổng chia hết cho 3 thì xảy ra các trường hơp sau:
Cả ba bạn viết được số thuộc nhóm I có 5^3 cách.
Cả ba bạn viết được số thuộc nhóm II có 6^3 cách.
Cả ba bạn viết được số thuộc nhóm III có 5^3 cách.
Mỗi bạn viết được một số thuộc một nhóm có 3!×(5×6×5)
=> n(A) = 5^3 + 6^3 + 5^3 + 3!×(5×6×5) = 1366
Vậy P(A) = 1366/16^3
Cho a,b,c là các số thực thuộc đoạn [0;1]. Chứng minh rằng:
\(\sqrt{a^3b^3c^3}+\sqrt{\left(1-a^2\right)\left(1-b^2\right)\left(1-c^2\right)\left(1-abc\right)}\le1\)