Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 1
Điểm SP 5

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (4)

Thảo Phương
Mai Hà Chi
Huyền Ribby

Câu trả lời:

Dàn Ý " Mùa xuân nho nhỏ "

I- MB

_ Giới thiệu về tác giả

_ Nói sơ về mùa xuân

_ Dẫn = một bài hát, thơ về mùa xuân

II-TB

1.Ý 1: Mùa xuân thiên nhiên (khổ 1)

_ Chi tiết: Chim hót hoa nở -> nói về mùa xuân

_ Mùa xuân rộn ràng tươi vui đầy sức sống ( Mọc giữa dòng, hót vang trờ)

_ Đây là mùa xuân của tưởng tượng (sáng tác tháng 11/1980)

_ Bài thơ viết khi ông nằm trên giường bệnh nhưng vẫn lạc quan (tôi đưa.....)-> Thái độ nâng niu

_ Giọng điệu thiết tha, yêu đời

_ Đối chiếu với bài " Cáo tập thị chúng" của Mãn Giác Tiền Sư:

"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm trước sân nhà một nhành mai"
=> Bức tranh mùa xuân xứ Huế

2. Ý 2:: Mùa xuân đết nước và con người(khổ 2+3)

_ Người cầm súng -> người lính

Người ra đồng-> nông dân

-> Vì sao nhắc tới họ?.............(nên viết 10 dòng về hoàn cảnh đầt nước hiện nay)

_ Giải thĩ từ " Lộc"

_ Điệp từ " tất cả" và từ láy "hối hả","xôn xao"

=> Khẩn trương trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước

_ Lối nhân hóa vất vả, gian lao

-> Giặc giã, thiên tai

-> Lấy lịch sử để chứng minh (thời vua Hùng đến nay)

_ Lối so sánh "như vì sao"

-> "Vì sao" là lá cờ tổ quốc

_ Đối chiếu: Lê Anh Xuân đã viết đất nước ta là "ngôi sao sáng giữa bầu trời sao"

_ Từ "cứ" => sự đường hoàng, đĩnh đạc

=> Những con người llàm nên mùa xuân cho đất trời

3. Ý 3: Ước nguyện của tác giả

_ Sự chuyển đổi ngôi thứ "tôi"-> "ta"

=> Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

_ Điệp ngữ "ta làm", nói lên sự quyết tâm, lối liệt kê :con chim, cành hoa, nốt nhạc

-> Yếu tố tạo nên mùa xuân

_ Nốt nhạc trầm-> sự cống hiến thầm lặng

-> Liên tưởng anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa", chị quét rác trong "Tiếng chổi tre"

_ Giải thích tựa bài thơ

_ Điệp ngữ "dù là"-> như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau

_ Lối hoán dụ người tóc bạc, tuổi 20->tuổi trẻ-> tuổi già

-> Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tính, giai cấp

_ Điệp ngữ "Nước non ngàn dặm"-> Cuộc sống yên vui hạnh phúc-> Giải thĩ " Nam ai....."

_ Khổ cuối là hệ quả cho các khổ trên

_ Đối chiếu:

Trời đất rộng vô cùng

Đời người sao ngắn ngủi
=> Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng

III-KB
(st).

Câu trả lời:

Môi trường học đường là một thế giới rất kì diệu đối với mỗi người. Không những thế nơi đây chúng ta được gặp gỡ và chia sẻ những sở thích, những niềm vui và những điều băn khoăn trắc trở với nhau. Và trong môi trường học đường chúng ta cũng cần có kỷ luật học đường để ngôi trường của chúng ta có thể phát huy nhiều hơn nữa. Chính vì thế kỷ luật học đường chính là một trong những yếu tố giúp các bạn học sinh có thể hoàn thiện nhân cách của bản thân hơn.
Vậy kỉ luật học đường là gì? Kỷ luật học đường chính là những nguyên tắc, nội quy, luật lệ được đưa ra và mọi học sinh đều phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Nói chung kỷ luật học đường chính là ý thức giữ nề nếp kỉ luật của mỗi cá nhân trong trường học.
Mỗi ngày đến trường, chúng ta đều được học hỏi nhiều điều hay và bổ ích, không những thế chúng ta còn được tiếp thu được nhiều điều từ mọi người, chúng ta được trao đổi những thông tin, kiến thức bổ ích với thầy cô giáo và bạn bè. Môi trường học đường là một nơi thú vị và đầy niềm vui. Nhưng nếu là một cá nhân trong một tập thể thì chúng ta bao giờ cũng phải giữ kỉ luật và nề nếp. Trong môi trường học tập cũng thế, bản thân là một học sinh chúng ta phải biết tuân thủ, chấp hành nội quy mà nhà trường đã đưa ra. Như lễ phép, vâng lời thầy cô, không nói tục chửi bậy, không gây gổ, đánh nhau trong trường học,…Nếu chúng ta thực hiện theo những nguyên tắc, nội quy đó thì chúng ta chính là những người có kỷ luật.
Kỷ luật học đường là một trong yếu tố và nền tảng quan trọng để hoàn thiện nhân cách của một người học sinh. Những cá thể biết chấp hành theo nội quy trong một cộng đồng thì cá thể đó sẽ được nhiều người kính trọng, yêu mến. Còn những người không biết tôn trọng những quy tắc chung của một cộng đồng, luôn vô kỉ luật thì những cá thể đó sẽ không được kính trọng và còn bị nhiều người ghét bỏ vì tính ích kỉ không biết đến nghĩ đến mọi người xung quanh.
Nhưng hiện nay, trong môi trường học đường của chúng ta đã có những hiện tượng xấu như: bạo lực học đường, học sinh vô lễ với thầy cô,…Không ngừng ở đó mà những hiện tượng tiêu cực này xảy ra ở rất nhiều trường học nhưng vẫn chưa có biện pháp để giải quyết một cách triệt để và hiệu quả. Đây là một hồi chuông cảnh báo cho môi trường học đường. Một nơi tốt đẹp, đem lại nhiều điều thú vị, bổ ích đối với nhiều bạn học sinh nhưng giờ lại biến thành một nơi là ác mộng đối với nhiều bạn học sinh.
Vì thế chúng ta cần phải hành động ngay lúc này, cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giúp những cá nhân vô kỉ luật nhìn nhận ra sai lầm của mình và biết sửa chữa để trở thành những người có ích cho xã hội.
Môi trường học đường chính là nền tảng của mỗi con người, đi kèm với nó chính là kỷ luật học đường một công cụ để giúp ta tiến bước trên con đường hoàn thiện nhân cách của bản thân. Vì thế để giúp môi trường học đường trở thành một nơi thân thiện hơn chúng ta cần phải nghiêm túc tuân thủ theo kỷ luật học đường để mỗi cá nhân trong trường học sẽ là một “ngôi sao sáng” cho xã hội cũng như cho đất nước sau này.