Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

Võ Thị Thùy Dung
Xem chi tiết
Võ Thị Hoài Linh
3 tháng 3 2016 lúc 15:10

1.Hoàn cảnh lịch sử Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị Trung ương đảng lần VIII

a.Thế giới:

-Sau khi chiếm phần lớn các nước Châu Âu, đức chuẩn bị tấn công Liên Xô.

-Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc và tiến sát biên giới Việt Trung *Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến mới.Thế giới hình thành hai trân tuyến: Một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu; một bên là khối phát xít do đức đứng đầu làm cho tính chất của cuộc chiến tranh thay đổi.

b.Trong nước:

-Nhân dân ta đều rên xiết dưới hai tầng áp bức bóc lột Pháp- Nhật. Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc phát xít Pháp Nhật vô cùng sâu sắc.

-Nhân dân ta ngày càng được cách mạng hóa với nhiều cuộc đấu tranh như khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì…

*Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, ngày 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị Trung ương đảng lầnVIII họp từ ngày 10 đến 19/5/1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng)

2.Nội dung của Hội nghị Trung ương đảng lần VIII

a.Nhận định của Hội nghị:

Hội nghị nhận định mâu thuẫn giữa các dân tộc ta với đế quốc phát xít là mâu thuẫn chủ yếu nhất, vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Vì vậy, lúc này nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất.

b.Chủ trương.

-Xác định kẻ thù: Kẻ thù của nhân dân đông Dương lúc này là phát xit Nhật

-Nhiệm vụ: Nhiệm vụ bức thiết nhất là giải phóng cho được các dân tộc đông Dương khói ách Pháp - Nhật. (đây là chủ trương quan trọng nhất vì Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của một bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được) .

 -Khẩu hiệu đấu tranh: Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đề ra tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian chia cho dân cày. -Hình thức tập hợp lực lượng: để phát huy sức mạnh dân tộc ở mỗi nước đông Dương, cần phải đặt vấn đề dân tộc trong phạm vi mỗi nước.Vì vậy Hội nghị chủ trương ở mỗi nước cần thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng. Ở Việt Nam thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt làViệt Minh), bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội cứu quốc….

-Hình thức đấu tranh: đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang coi đó là nhiệm vụ của toàn đảng toàn quân và toàn dân ta. Chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Hội nghị còn vạch rõ: Khởi nghĩa vũ trang muốn thắng lợi thì phải được chuẩn bị chu đáo và nổ ra đúng thời cơ, phải đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa.

3.Ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị TW đảng lần thứ VIII

a.Ý nghĩa:

Hội nghị TW đảng lần VIII có ý nghĩa lịch sử to lớn

-Đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của đảng đã đề ra từ Hội nghị lần VI.

-Kiên nquyết gương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ hết.

 -Giải quyết đúng đắn giữa hai nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và phong kiến.

 -Đề ra phương pháp cách mạng cụ thể

b. Tầm quan trọng của Hội nghị :

Hội nghị TW đảng lần thứ VIII có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của cách mạng tháng tám.

e.đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường . đảng lợi dụng khả năng hợp pháp để đưa người của đảng vào Hội đồng quản hạt Nam Kì, viện dân biểu Bắc Kì để đấu tranh Cuối năm 1938 chính phủ mặt trận nhân dân Pháp ngày càng thiên hữu, bọn phản động Pháp ở đông Dương ngóc đầu dậy phản công và đàn áp phong trào cách mạng nước ta làm cho phong trào cách mạng thu hẹp dần đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì chấm dứt.

 4.Ý nghĩa và tác dụng của phong trào 1936-1939

-Cuộc vân động dân chủ 1936-1939 là một phong trào dân tộc dân chủ rộng lớn.Qua đó đảng ta đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục râu rộng tư tưởng Mác-Lê Nin, đường lối chính sách của đảng, tập hợp đông đảo quần chúng trong mặt trận dân tộc thống nhất xây dựng được đội quân chính trị đông đảo.

 -Qua phong trào uy tín và ảnh hưởng của đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng, trình độ chính trị và khả năng công tác của cán bộ được nâng lên, tổ chức đảng được củng cố và phát trển.

-Phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm như bài học về sử dụng các hình thức và khẩu hiệu đấu tranh, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng Mặt trận nhân dân thống nhất. Với những ý nghĩa đó phong trào dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc diễn tập lần thứ hai của nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. 

Bình luận (0)
Thái Mỹ Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
3 tháng 3 2016 lúc 15:32

*.Nguyên nhân khách quan.

 Hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi đó là Hồng quân Liên Xô và phe Dồng mimh đã đánh bại phát xít Nhật, kẻ thù của ta đã gục ngã. đó là cơ hội để nhân dân ta vùng lên giành chính quyền.

*Nguyên nhân chủ quan:

 - Dân tộc ta giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

- Sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn sáng tạo.

- Đã xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được các lực lượng yêu nước trong mặt trận thống nhất.

- Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị chu đáo cho thắng lợi của cách mạng tháng tám trong suốt 15 năm với ba cuộc diễn tập 1930-1931;1936-1939;1939-1945

**Nguyên nhân quan trọng và mang tính quyết định nhất là nguyên nhân chủ quan bởi vì:

Nếu quần chúng nhân dân không sẵn sàng đứng lên, nếu đảng không sáng suốt tài tình nhận định đúng thời cơ thì thời cơ sẽ qua đi.Vì thế nguyên nhân chủ quan mang tính chất quyết định còn nguyên nhân khách quan chỉ là sự hổ trợ là thời cơ để đảng sáng suốt phát động quần chúng nhân dân đứng lên giành chính quyền trong thời gian ngắn. 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
Võ Thị Hoài Linh
3 tháng 3 2016 lúc 15:35

1.Thuận lợi:

 -Sau chiến tranh thế giới thứ hai so sánh lực lượng cách mạng và phản cách mạng thay đổi có lợi cho ta.

+Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ.

+Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hình thành.Chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đang trong quá trinh hình thành hệ thống thế giới. +Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa (trừ Mỹ) đa suy yếu nhiều

-Có sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh -Ta đã giành được chính quyền, nhân dân ta làm chủ và quyết tâm bảo vệ thành quả của cách mạng tháng tám..

 2.Những khó khăn:

Vừa mới ra đời nước ta đứng trước muôn vàn những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, đó là: a.Giặc ngoại xâm và nội phản:

*Giặc ngoại xâm: Sau cách mạng tháng tám thì quân đội các nước quân đồng minh lần lược kéo vào nước ta với âm mưu là bao vây và can thiệp cách mạng nước ta:

-Từ vĩ tuyến 16 trở ra 20 vạn quânTưởng kéo vào với âm mưu thủ tiêu chính quyền cách mạng.

-Từ vĩ tuyến 16 trở vào có hơn một vạn quân Anh chúng đã dung túng và giúp đỡ cho Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ.

-Lúc này trên nước ta còn hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp trong đó có một bộ phận giúp Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ.

 -Thực dân Plháp muốn khôi phục lại nền thổng trị cũ, đã xâm lược nước ta ở Nam Bộ.

*Nội phản: Các lực lượng phản cách mạng ở cả hai miền đều ngóc đầu dậy hoạt động chống phá cách mạng như cướp bóc, giết người, tuyên truyền kích động, làm tay sai cho Pháp…

b.Khó khăn về kinh tế, tài chính:

-Kinh tế nghèo nàn lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai, lũ lụt nạn đói đang đe dọa nghiêm trọng.

-Ngân sách nhà nước trống rỗng, lạm phát gia tăng, giá cả đắt đỏ ….

c.Khó khăn về chính trị, xã hội.

-Chính quyền còn non trẻ , lực lượng mỏng, thiếu kinh nghiệm quản lí

-Hơn 90% dân số mù chử, các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút kha phổ biến.

* Do những khó khăn trên làm cho cách mạng nước ta đang đứng trước những thử thách hết sức hiểm nghèo, trực tiếp đe dọa sự tồn vong của chính quyền cách mạng. vận mệnh Tổ Quốc như “Nghìn cân treo sợi tóc”

 

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Đức Nhân
Xem chi tiết
Vũ Trịnh Hoài Nam
3 tháng 3 2016 lúc 16:13

 1.Sự hình thành đường lối kháng chiến.

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, đảng ta mà đứng đầu là chủ tich Hồ Chí Mimh đã vạch ra đường lối kháng chiến để chỉ đạo mọi mặt kháng chiến của quân và dân ta. đường lối đó được xuất phát từ những văn kiện chính sau đây:

-Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) -Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ trung ương đảng (22/12/1946).

 -Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh 1947. Từ những văn kiên ấy dần dần hình thành đường lối kháng chiến của ta. đường lối đó là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, và tự lực cánh sinh. đường lối này đã thể hiện tính chất của cuộc kháng chiến của nhân ta là:

-Cuộc kháng của ta là một cuộc chiến tranh cách mạng chính nghĩa, chống lại một cuộc chến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp.

 -Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm mục đích: Giành độc lập và thống nhất Tổ Quốc, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân.

-Trong cuộc kháng chiến này, dân tộc việt Nam vừa đấu tranh để tự cứu mình, vừa đấu tranh cho hòa bình thế giới.Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam do đó còn là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, vì dân chủ hòa bình.

2.Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến.

*Kháng chiến toàn dân: Là toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc không phân biệt già trẻ, trai gái, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài. Sở dĩ như vậy là vì:Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì lợi ích toàn dân nên phải do toàn dân tiến hành

*Kháng chiến toàn diện: Là kháng chiến trên tất cả các mặt:Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…..Vì thực tiển giặc Pháp không những đánh ta về quân sự mà con phá ta cả về kinh tế, chính trị, văn hóa…Cho nên ta không những kháng chiến chống Pháp trên mặt trận quân sự mà phải kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt. đồng thời kháng chiến toàn diện còn để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

*Kháng chiến trường kỳ (nghĩa là đánh lâu dài): đây là một chủ trương vô cùng sáng suốt của đảng ta, vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào hoàn cảnh nước ta.Ta yếu địch mạnh nên phải đánh lâu dài để chuyển hóa lực lượng.

*Tự lực cánh sinh: Chủ yếu là dựa vào sức mình là chính (sức mạnh của nhân dân) không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài, đồng thời phải tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Muốn đánh lâu dài thì phải dựa vào sức mình là chính.

* Ý nghĩa và tác dụng của đường lối kháng chiến chống Pháp

 -Toàn bộ đường lối kháng chiến thấm nhuần tư tưởng chiến tranh mhân dân sâu sắc. Nó chứng tỏ cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa, nên được nhân dân ủng hộ.  

-Đường lối kháng chiến có tác dụng dộng viên, dẫn dắt nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù phải trải qua nhiều hy sinh gian khổ nhưng nhất định sẽ giành thắng lợi.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Huỳnh Đông Anh
Xem chi tiết
qwerty
30 tháng 3 2016 lúc 14:56

1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh:
+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.
- Tháng 2/1945, Mỹ (Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.


2. Nội dung của hội nghị ( những quyết định quan trọng):
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
- Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới 
- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á :
+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu;Đông Béc lin : Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Â, Tây Béc lin.
Ở châu Á:
* Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin; 
Vùng ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây:Nhật Bản,Nam Triều Tiên;Đông Nam Á,Nam Á, Tây Á …
* Ở Đông Dương : việc giải giáp quân N hật giao cho quân Anh ở phía Nam và quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc.
* Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất. 


Những quyết định của hội nghị Yalta (I-an-ta) đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mớithường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".


3. Hệ quả của những quyết định trên:
- Đặt nền tảng cho việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh .
- Sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. sẽ hạn chế sự thao túng hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản với các tổ chức quốc tế 
- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phạm vi ảnh hưởng của chúng dẫn đến sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ ở Châu Âu và Châu Á .
- Những quyết định của Hội nghị chỉ là sự thoả thuận của Liên Xô , Mỹ và Anh , nhưng ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề của thế giới sau chiến tranh .
- Một trật tự thế giới được hình thành trên khuôn khổ của những thoả thuận tại hội nghị này , được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".

Bình luận (0)
Phạm Đức Dâng
Xem chi tiết
qwerty
30 tháng 3 2016 lúc 14:58

a) Khái niệm: Các nước Đông Bắc Á là những nước có vị trí nằm ở phía đông – bắc châu Á. Bao gồm các nước : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc, Nhật Bản và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 
 
b) Đặc điểm khu vực: Là khu vực rộng lớn (Hơn 10 triệu km²). Dân số đông nhất thế giới (Khoảng 1 tỉ 510 triệu người). Có tài nguyên thiên nhiên phong phú…Truớc Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước này (trừ Nhật Bản) đều bị nô dịch…
 
c) Sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á. 
 
* Sự biến đổi về mặt chính trị : 
 
+ Bốn sự kiện đánh dấu sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á là: 
 
        Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1 – 10 – 1949) 
 
         Sự xuất hiện nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (8 – 1948)
 
      Sự thành lập nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (9 – 1948).
 
         Dân chủ hoá nước Nhật.
 
+ Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là hệ quả của cuộc “Chiến tranh lạnh”.
 
      Quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ Đồng minh sang đối đầu.
 
      Hệ thống xã hội chủ nghĩa chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu.
 
      Mĩ và đồng minh của Mĩ nhận thấy cần phải ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của nó, nên đã chia cắt Triều Tiên, không thực hiện những thoả thuận trước đó với Liên Xô,…
 
* Sự biến đổi về mặt kinh tế : Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện.
 
d) Từ nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế :
 
 Hiện nay, “4 con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 “con Rồng” là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan…
 
 Nhật Bản vươn lên trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. (Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 1960 đến 1969 là 10,8%…).
 
 Trong những năm 80 – 90 (thế kỉ XX) và những năm đầu của thế kỉ XX, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới…(GDP tăng trung bình hằng năm trên 8%…)
 
 Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất nước…

Bình luận (0)
Vũ Trịnh Hoài Nam
30 tháng 3 2016 lúc 15:07

- Là khu vực rộng lớn, đông dân cư nhất thế giới, tài nguyên phong phú.

- Trước năm 1945, bị thực dân nô dịch (trừ Nhật). 

- Từ sau 1945, có nhiều chuyển biến quan trọng:

* Về chính trị:

   + Tháng 10/1949, nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.

   + Cuối thập niên 90: Trung Quốc thu hồi Hồng Kông và Ma Cao.

   + Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 nhà nước với 2 thể chế chính trị khác nhau là Hàn Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên => quan hệ đối đầu, căng thẳng.

* Về kinh tế:  Nửa sau thế kỉ XX, Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao như ở Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Minh Đức
Xem chi tiết
Vũ Trịnh Hoài Nam
30 tháng 3 2016 lúc 15:06

* Giai đoạn 1945 – 1954: chống Pháp

- 10/1945 Pháp trở lại xâm luợc Campuchia.

- 1951 Đảng nhân dân cách mạng Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp .

- 1953 do hoạt động ngoại giao của Xihanúc, Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho CPC.

- 1954 Pháp kí hiệp định Giơnevơ công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

* Giai đoạn 1954 –1970: hòa bình

  Thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia liên minh quân sự, chính trị nào.

* Giai đoạn 1970 – 1975: chống Mĩ

     - 3/1970 Mĩ điều khiển tay sai lật đổ chính phủ Xihanúc.

     - 17/4/1975 thủ đô Phnômpênh giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi.

* Giai đoạn 1975 – 1979: Chống Khơme đỏ

      - Tập đoàn Khơme đỏ do Pônpốt cầm đầu  phản bội cách mạng, thực hiện chính sách diệt chủng.

      - Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, ngày 07.01.1979 thủ đô Phnômpênh được giải phóng, nước Cộng hòa nhân dân CPC thành lập.

* Giai đoạn 1979 – 1993: nội chiến

- Từ năm 1979 đến năm 1991: diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm và kết thúc với sự thất bai của Khơme đỏ

- 10/1991, hiệp định hòa bình về Campuchi được kí kết. Sau tổng tuyển cử 1993, Campuchia trở thành Vương quốc độc lập, bước vào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước.

Bình luận (0)
trần trà my
2 tháng 5 2017 lúc 8:07

vẽ hai góc kề bù xoy và yoz biết xoy =130 độ

a.Tính yoz

b.Gọi Ot là tia phân giác góc yoz .Tính toz

trả lời hộ mình nha.CẢM ƠNhihi

Bình luận (0)
Hoshimiya Ichigo
9 tháng 5 2017 lúc 19:50

a. Vì hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180° nên :

\(\Rightarrow\) góc xOy + góc yOz= góc xOz

hay : 130 độ + yOz = 180 độ

\(\Rightarrow\) yOz = 180 độ - 130 độ = 50 độ

b. Vì Ot là tia phân giác của góc yOz nên :

góc yOt = góc tOz = \(\dfrac{yOz}{2}\)=\(\dfrac{50}{2}\) = 25 độ

Bình luận (0)
Ngô Võ Thùy Nhung
Xem chi tiết
qwerty
30 tháng 3 2016 lúc 15:02

a. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:

      ASEAN ra  đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực:
       - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển.
       - Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.

       - Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.
       - 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.
* Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
b.  Quá trình phát triển:

   + Từ 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế
   + Từ 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc :
    - 2/ 1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).
      * Nôi dung Hiệp ước Ba li (Nguyên tắc hoạt động):

        + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

         + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

        + Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.

        + Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

        + Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

       - Quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kinh tế ASEAN tăng trưởng.

      - Năm 1984 Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Sau đó lần lượt VN( 1995) , Lào và Miama( 1997), Campuchia ( 1999)

      => ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT, VH nhằm xây dựng  Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.

  c. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.

* Cơ hội:

   +  Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.

  + Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.

   +  Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế.

      +  Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.

  +  Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

 * Thách thức:

  + Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.

      + Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.

       + Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của DT

Bình luận (0)
Vũ Trịnh Hoài Nam
30 tháng 3 2016 lúc 15:04

- Sau khi giành độc lập, 5 nước đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

- Từ những năm 60 – 70 trở đi chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu – mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển ngoại thương.

- Kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 5 nước khá cao: Inđônêxia 7%, Malaixia là 7.8%, Philíppin là 6.3%; Thái Lan là 9% , Xingapo là 12%.

+ Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 nước đạt tới 130 tỉ USD.

Bình luận (0)
Ngô Thanh Dương
Xem chi tiết
qwerty
30 tháng 3 2016 lúc 15:32

a. Cuộc đấu tranh giành độc lập:
+Ấn Độ là 1 nước lớn ở Châu Á và đông dân thứ 2 TG (1 tỉ 20 triệu người- năm 2000)
+Sau chiến tranh TGT2, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại đã diễn ra sôi nổi
+Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng tại trao quyền tự trị theo" phương án Maobotton.
+Ngày 15/8/1947 2 nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập và thành lập nhà nước công hòa.
=> Ý nghĩa: Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b. Thành tựu:
+ Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và công nghiệp trong công cuộc xây dựng đất nước.
+Nhờ tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo (từ năm 1995)
+ Nền Công nghiệp: đã sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy, xe hơi, tàu máy xe lửa…sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện
+ KHKT: là cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ: Thử thành công bom nguyên tử (1974); Phóng vệ tinh nhân tạo ( 1975)
+Về đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bìnhtrung lập tích cực,là một trong những nước đề xướng phong trào ko LK, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.(16972 AĐ thiết lập ngoại giao VN)

Bình luận (0)
Phan Nhật Linh
30 tháng 3 2016 lúc 15:42

* Cuộc đấu tranh giành độc lập.

            - Sau chiến tranh thế giới II, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân An Độ diễn ra sôi nổi, năm 1945 có 848 cuộc bãi công.

            - Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” .

            - Tháng 8/1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan thành lập.

            - Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa.

- Ý nghĩa: đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân Ấn Độ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới .

* Công cuộc xây dựng đất nước: đạt nhiều thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp.

- Nông nghiệp, nhờ tiến hành “cách mạng xanh” đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới.

- Công nghiệp, đứng thứ 10 thế giới, chế tạo được máy móc hiện đại như máy bay, xe hơi …

- Khoa học – kĩ thuật, là cường quốc công nghệ phần mền, hạt nhân, vũ trụ.

            + Năm 1974 thử thành công bom nguyên tử.

            + Năm 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

- Đối ngoại: thực hiện chính sách hòa bình, trung lập, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Là nước đề xướng Phong trào không liên kết.

 

Bình luận (0)
Ngô Việt Hà
Xem chi tiết
qwerty
30 tháng 3 2016 lúc 15:33

Những thành quả chính trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân châu Phi:

Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952) lật đổ Vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (18-6-1953). Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập. Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp(1954-1962), nhân dân Angieri đã giành được thắng lợi.

Tuynidi, Maroc và Xudang được trao trả độc lập năm 1956, Gana –năm 1957, Ghine-năm 1958…

Đặc biệt lịch sử ghi nhận năm 1960 là  Năm Châu Phi với 17 nước tuyên bố độc lập. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Moodambich và Anggola trong cuộc chiến tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

Sau đó nhân dân Nam Roodedia xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue (18-4-1980). Ngày 21-3-1990, Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi.

Tháng 2-1990, chế độ phân biệt chủng tộc “Apacthai” bị xóa bỏ. Sau đó cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxon Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công, một biểu hiện của chủ nghĩa thực dân.

-Những khó khăn mà các nước châu Phi đang phải đối mặt là : Nhiều nước Châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và đầy khó khăn: xung đột sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ về dân số đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài.

Bình luận (0)
Phan Nhật Linh
30 tháng 3 2016 lúc 15:41

-  Sau Chiến tranh thế giới II, nhất là từ những năm 50, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra sôi nổi, mở đầu ở Bắc Phi: Ai Cập, Libi (1952); Tuynidi, Xuđăng (1956).

- Năm 1960, được gọi là Năm châu Phi với 17 nước giành được độc lập.

- Năm 1975, Môdămbích, Anggôla chống Bồ Đào Nha thắng lợi.

- Từ  năm 1980,  nhân dân Nam Rôđêdia và Tây Nam Phi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, thành lập nước Cộng hòa Dimbabuê và Namibia.

- Năm 1993, tại Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

- Năm 1994,  Manđêla là người da đen đầu tiên làm tổng thống Cộng hòa Nam Phi.

=> Đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân 

Bình luận (0)