Chương III- Điện học

Ctuu

Đề cương

Câu 1:Nêu nguyên tắc an toàn về điện khi sử dụng điện.Nếu có 1 bạn bị điện giật thì em phải làm gì để giúp bạn?

Câu 2:

a)Nêu đơn vị của cường độ dòng điện?Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ nào?

b)Cho mạch điện gồm nguồn điện có 2 quả pin,1 bóng đèn ,1 công tắc,dây dẫn.Hãy vẽ sơ đồ mạch điện này và dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch.

Câu 3:Lấy thanh thủy tinh cọ xát vào lụa,sau khi cọ xát thanh thủy tinh vào mảnh vải lụa ,mảnh vải lựa nhiễm điện gì?Vật nào nhận thêm êlectrôn,vật nào mất bớt êlectrôn?

Câu 4:

-Kể tên 2 thiết bị nhà em thường dùng và 2 chất dẫn điện

-E hãy nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử mà e đã học

︵✰Ah
10 tháng 6 2020 lúc 19:56

CÂU 2:Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe. Kí hiệu là A, đơn vị đo cường độ dòng điện I trong hệ SI, lấy tên theo nhà Vật lí và Toán học người Pháp André Marie Ampère. 1 Ampe tương ứng với dòng chuyển động của 6,24150948. Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế

Bình luận (0)
︵✰Ah
10 tháng 6 2020 lúc 19:58

CÂU 3:Khi cọ xát thanh thủy tinh vào mảnh vải lụa thì mảnh vải nhiễm điện dương còn thanh thủy tinh cũng bị nhiễm điện.
Do 2 vật cọ xát với nhau nên các electron dịch chuyển từ vật này sang vật kia, vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
Vì mảnh vải nhiễm điện dương ⇔⇔ mảnh vải mất bớt electron
⇒⇒ thanh thủy tinh nhận thêm electron ⇒⇒ thanh thủy tinh nhiễm điện âm.
Thanh thủy tinh bị nhiễm điện do cọ xát.

Bình luận (0)
︵✰Ah
10 tháng 6 2020 lúc 20:02

CÂU 4:

-Các bộ phận dẫn điện là : dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn, lõi dây, hai chốt cắm

-Các bộ phận cách điện là : trụ thủy tinh, thủy tinh đen, vỏ dây, vỏ nhựa của phích cắm

_ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương

_xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử

_tổng điện tích âm có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện

_electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác

Bình luận (0)
︵✰Ah
10 tháng 6 2020 lúc 19:55

CÂU 1:

Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng điện

Những nguyên nhân gây tai nạn điện:

Sửa chữa điện khi chưa đóng/ngắt nguồn điện Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở Tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn đang tích điện Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch,… các tia hồ quang sinh ra có nhiệt độ rất cao. Hồ quang điện sẽ gây bỏng nặng và bỏng sâu đối với những người ở trong phạm vi ảnh hưởng, vết thương này rất khó chữa trị. Vi phạm khoảng cách an toàn với trạm biến thế và lưới điện cao áp. Đối với điện cao áp hay đường dây cao áp, điện sẽ bị phóng ra ngoài không khí, dù bạn chỉ đến gần chứ không tiếp xúc trực tiếp thì vẫn rất nguy hiểm. Ở khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ sẽ có hiện tượng phóng điện cao áp, dòng điện lớn đi qua cơ thể và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. 15 biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần ghi nhớ Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện phù hợp Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc Khi lắp đặt thiết bị điện trong gia đình Sử dụng thiết bị điện chất lượng tốt Khi kiểm tra hệ thống đường điện Khi ngập nước, trời mưa to, có sấm sét Bảo hành thiết bị điện định kỳ Trang bị bảo hộ đầy đủ Kỹ thuật viên điện cần được đào tạo bài bản Kiểm tra vận hành đúng quy tắc an toàn điện Không lắp đặt tự phát gần công trình lưới điện

Việc cần làm khi gặp người bị điện giật

Khi phát hiện người bị điện giật, trước tiên cần tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Đối với trường hợp điện áp cao, cần ngắt điện cầu dao trước, sau đó mới lại gần nạn nhân để tiến hành sơ cứu. Nếu người bị nạn ở trên cao, cần bố trí đỡ người bị nạn khi rơi xuống.

Đối với mạng hạ áp có thể ngắt điện bằng cầu dao, rút phích, rút công tắc, rút cầu chì. Dùng dao cán gỗ khô để chặt đứt dây điện. Dùng vải khô lót tay kéo người bị nạn ra.

Lưu ý: Không chạm vào dây dẫn ở gần người bị nạn, không nắm vào người bị nạn. Sau khi tách được nguồn điện ra khỏi người bị nạn, cần đặt nạn nhân nơi thoáng mát, tiến hành sơ cứu và báo cho y tế đến hỗ trợ kịp thời.

Cách nhanh nhất để cứu người bị điện giật - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Cách sơ cứu người bị điện giật

Cần kiểm tra nạn nhân bị điện giật còn thở hay không bằng cách, áp má vào mũi nạn nhân để xem lồng ngực có di động hay không hoặc đặt tay vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.

Trường hợp nạn nhân không còn thở, cần hô hấp nhân tạo và ép lồng ngực ngay tại chỗ. Cách hô hấp nhân tạo như sau: Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 - 30 lần (H2).

Ép tim ngoài lồng ngực: Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.

Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Cần kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ vì những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời.


​Tiến hành hô hấp nhân tạo khi nạn nhân không còn thở (Ảnh: Internet)

Nhấn để phóng to ảnh

​Tiến hành hô hấp nhân tạo khi nạn nhân không còn thở (Ảnh: Internet)

Phòng ngừa điện giật

Thực tế cho thấy, những tai nạn do điện giật có cả những nguyên nhân cả khách quan, cả chủ quan. Để hạn chế mức thấp nhất tai nạn điện sảy ra, cần lắp đặt hệ thống điện một cách an toàn nhất. Toàn bộ hệ thống ổ cắm trong nhà nên để ở những vị trí che khuất. Với những ổ cắm chưa được sử dụng, cần che chắn và bao bọc bởi các thiết bị bịt ổ điện an toàn.

Đối với những gia đình có trẻ em, tuyệt đối không để các dụng cụ điện, dây dẫy điện ngang tầm tay trẻ. Không cho trẻ chơi đùa gần các thiết bị điện như ổ điện, quạt điện, siêu điện đang cắm…

Không nên để các thiết bị điện trong nhà gần nguồn nước. Tuyệt đối không ngắt cầu dao, bật, cắm công tắc điện khi tay bị ướt, chân không mang giầy, dép. Nếu một thiết bị điện bị rơi vào nguồn ước, hãy ngặt nguồn điện trước khi lấy ra.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện trong gia đình. Khi sửa điện, phải dùng các thiết bị bảo hộ an toàn như gang tay, ủng, kìm, bít thử điện…Trong những trường hợp cần thiết, hãy nhờ thợ điện chuyên nghiệp sửa chữa để đảm bảo an toàn…

Bình luận (0)
︵✰Ah
10 tháng 6 2020 lúc 19:57

CÂU 2 B ko có khóa k hả bạn

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Hinamori Amu
Xem chi tiết
Selina Moon
Xem chi tiết
Kurokawa Izana
Xem chi tiết
haitani rindo
Xem chi tiết
Phạm Lê Duy
Xem chi tiết
Thương Bùi
Xem chi tiết
Phát-36-7.5 Tấn
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Nghĩa
Xem chi tiết