Ôn tập lịch sử lớp 6

Khuynh ly Nam cung

Câu 1.

Em hãy hoàn thiện bảng thống kê sau về chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc khi cai trị nước ta.

Chính sách cai trị

Trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Hành chính

Bộ máy cai trị

Kinh tế

Văn hóa

Nhận xét

Câu 2.

a. Em hiểu thế nào là khởi nghĩa và kháng chiến.

b. Trình bày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

c. Cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng chống quân Hán đã diễn ra như thế nào?

Câu 3.

a, Tình hình kinh tế nước ta từ thế I đến thế kỉ VI có điểm gì mới?

b, Em có suy nghĩa gì về năng lực của người Việt thời Bắc thuộc?

Thời Sênh
17 tháng 2 2020 lúc 10:10

2.

a. - Khởi nghĩa : Hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp hay dân tộc bị áp bức đứng lên cầm võ khí đánh đổ kẻ thù để lập ra một chế độ xã hội mới, tiến bộ hơn. - Kháng chiến : chiến đấu tự vệ của một quốc gia hoặc một dân tộc chống xâm lược vũ trang, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ b. - Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em ruột, con của Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi vua Hùng, Căm thù quân xâm lược, Hai Bà Trưng đã liên kết với gia đình Lạc tướng huyện Chu Diên và những thủ lĩnh giỏi các vùng xung quanh mộ quân luyện tập, chuẩn bị khởi nghĩa - Mùa xuân năm 40 (tháng 3 Dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). Nghe tin Hai Bà Trưng nổi dây, hào kiệt khắp nơi kéo về ủng hộ. Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. - Tướng giặc Tô Định hốt hoảng phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu lẻn trốn về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi. c. - Tháng 4 năm 42, vua Hán sai tướng Mã Viện chỉ huy 2 vạn quân tinh nhuệ gồm 200 xe, thuyền cùng nhiều phu chiến chia thành hai đạo quân tiến vào nước ta. - Được tin cấp báo, Hai Bà Trưng cùng tướng lĩnh kéo quân đến vùng Lãng Bạc đón đánh địch. Tại đây, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. - Quân ta chiến đấu dũng cảm nhưng không chống nổi quân của Mã Viện. Trưng Vương quyết định lui về Cẩm Khê (Ba Vì- Hà Tây) ra sức cản địch. Sau một năm cầm cự, quân ta yếu thế, tan vỡ dần. Hai Bà Trưng hy sinh anh dũng trên đất Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến chấm dứt.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Cẩm Nhung
24 tháng 2 2020 lúc 11:15

Câu 2:

a. - Khởi nghĩa : Hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp hay dân tộc bị áp bức đứng lên cầm võ khí đánh đổ kẻ thù để lập ra một chế độ xã hội mới, tiến bộ hơn. - Kháng chiến : chiến đấu tự vệ của một quốc gia hoặc một dân tộc chống xâm lược vũ trang, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

b. - Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em ruột, con của Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi vua Hùng, Căm thù quân xâm lược, Hai Bà Trưng đã liên kết với gia đình Lạc tướng huyện Chu Diên và những thủ lĩnh giỏi các vùng xung quanh mộ quân luyện tập, chuẩn bị khởi nghĩa - Mùa xuân năm 40 (tháng 3 Dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). Nghe tin Hai Bà Trưng nổi dây, hào kiệt khắp nơi kéo về ủng hộ. Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. - Tướng giặc Tô Định hốt hoảng phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu lẻn trốn về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi. c. - Tháng 4 năm 42, vua Hán sai tướng Mã Viện chỉ huy 2 vạn quân tinh nhuệ gồm 200 xe, thuyền cùng nhiều phu chiến chia thành hai đạo quân tiến vào nước ta. - Được tin cấp báo, Hai Bà Trưng cùng tướng lĩnh kéo quân đến vùng Lãng Bạc đón đánh địch. Tại đây, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. - Quân ta chiến đấu dũng cảm nhưng không chống nổi quân của Mã Viện. Trưng Vương quyết định lui về Cẩm Khê (Ba Vì- Hà Tây) ra sức cản địch. Sau một năm cầm cự, quân ta yếu thế, tan vỡ dần. Hai Bà Trưng hy sinh anh dũng trên đất Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến chấm dứt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hải Đăng
24 tháng 2 2020 lúc 13:30

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

a﴿ Nguyên nhân; ‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc. ‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

b﴿ Diễn biến; ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

c﴿ Kết quả: ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.

Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
24 tháng 2 2020 lúc 14:15

Câu 3.a)Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.

Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.

Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".

Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Toka Moyo Isaki
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
Không Văn Tên
Xem chi tiết
tuyết Võ
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Minh
Xem chi tiết
quỳnh anh
Xem chi tiết
Trương Diệp Quân
Xem chi tiết
Trà My
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết