Ôn tập lịch sử lớp 7

Phạm Hà Nhi

Em hãy viết một đoạn văn ngắn về một trong nhân vật lịch sử tiêu biểu đã học mà em thích.

Sách Giáo Khoa
16 tháng 2 2020 lúc 14:07

Trần Hưng Đạo có tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em dòng họ cùng lo toan việc nước. Ngài vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2 và lần 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ (Tổng tư lệnh quân đội). Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước vì thế ngài được phong tước Hưng Đạo Vương. Ngài mất vào ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300).

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
16 tháng 2 2020 lúc 14:09

Bạn tham khảo :

Nhân vật lịch sử: Trần Quốc Toản Đoàn quân mang lá cờ đề “Phá cường địch, báo hoàng ân” vừa xuống khỏi dốc đầu trại Vĩnh Bình (Lạng Sơn) thì dừng lại. Trần Quốc Toản mặc áo bào đỏ, cưỡi ngựa trắng, dáng vẻ uy nghi giữa hàng quân, nói: “Ta vì sợ không được quan tin dùng nên băng rừng đi tìm giặc mà đánh. Nay giặc đã ở sát bên. Vậy ta hãy đánh vài trận cho giặc Nguyên khiếp vía, cho người lớn biết sức chúng ta. Sau khi được quân do thám báo cáo tình hình và bày binh, Trần Quốc Toản vẫy tay ra hiệu. Tiếng tù và rúc lên. Toán giặc đầu tiên ngã gục dưới làn mưa tên dữ dội. Toán thứ hai quay đầu chạy. Trần Quốc Toản đón đầu, giáp mặt với giặc, vung kiếm chém giặc như chém chuối. Viên tướng giặc liều chết mờ đường mau rút lui nhưng trước mặt hắn là vị tướng rất trẻ mặc áo bào đó, cười ngựa trắng oai phong lẫm liệt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
16 tháng 2 2020 lúc 14:51

Tham khảo:

Lịch sử nước ta trải hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đã có rất nhiều anh hùng trở thành tấm gương sáng trong lịch sử nước nhà. Đó là Ngô Quyền, Lê Lợi, Hai Bà Trưng...nhưng có lẽ, người mà em cảm thấy ấn tượng nhất và thích nhất đó chính là Lý Thường Kiệt.

Nhắc đến Lý Thường Kiệt, hẳn ai cũng nhớ đến một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý của nước Đại Việt ta thời bấy giờ. Làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã để lại đời sau những trận đánh vô cùng oanh liệt. Tiêu biểu là trận đánh năm 1077, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bằng chiến thuật và tài trí của mình, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang.

Đặc biệt, sau lần đại chiến quân Tống, bài thơ "Nam Quốc sơn hà" của ông sáng tác đã được truyền đi khắp nơi cho đến tận ngày nay. Đó được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước.

Ngày nay, khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, không chỉ riêng em mà tất cả mọi người dân đất Việt đều nhớ đến ông - một người anh hùng kiệt xuất với bốn câu thơ ngắn gọn, gắn bó với tên tuổi của ông:

"Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ".

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
기민윤
16 tháng 2 2020 lúc 19:45

Lịch sử nước ta trải hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đã có rất nhiều anh hùng trở thành tấm gương sáng trong lịch sử nước nhà. Đó là Ngô Quyền, Lê Lợi, Hai Bà Trưng...nhưng có lẽ, người mà em cảm thấy ấn tượng nhất và thích nhất đó chính là Lý Thường Kiệt.

Nhắc đến Lý Thường Kiệt, hẳn ai cũng nhớ đến một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý của nước Đại Việt ta thời bấy giờ. Làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã để lại đời sau những trận đánh vô cùng oanh liệt. Tiêu biểu là trận đánh năm 1077, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bằng chiến thuật và tài trí của mình, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang.

Đặc biệt, sau lần đại chiến quân Tống, bài thơ "Nam Quốc sơn hà" của ông sáng tác đã được truyền đi khắp nơi cho đến tận ngày nay. Đó được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước.

Ngày nay, khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, không chỉ riêng em mà tất cả mọi người dân đất Việt đều nhớ đến ông - một người anh hùng kiệt xuất với bốn câu thơ ngắn gọn, gắn bó với tên tuổi của ông:

"Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ".

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
Nhi Trần
19 tháng 2 2022 lúc 16:29

Bó tay

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nghỉ Hè - Học 24
Xem chi tiết
Quyen Nguyen Hanh Bao
Xem chi tiết
Đoàn Thị Diễm My
Xem chi tiết
Pimul Sakiko
Xem chi tiết
Trần Đình Lê Chiến
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Lan Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Heo Rypa
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết