Ôn tập lịch sử lớp 8

Duyên Trần

Nêu rõ sự giống và khác nhau giữa việt nam và nhật bản nửa đầu thế kỉ XIX

Tuệ An
20 tháng 5 2019 lúc 20:42

“Văn minh hoá” là khái niệm dùng để chỉ sự biến đổi to lớn về nhiều mặt trong đời sống xã hội ở các nước châu Á do sự thâm nhập – tiếp nhận văn minh phương Tây từ nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Từ nửa sau thế kỉ XIX, Việt Nam và Nhật Bản tiến bước theo những con đường khác nhau. Nhờ thực hiện Minh Trị Duy tân, Nhật Bản đã hiện đại hoá, văn minh hoá thành công, xây dựng đất nước “phú quốc cường binh”. Trong khi đó, ViệtNam trước nguy cơ bị Pháp xâm lược vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đóng cửa, để cuối cùng bị thất bại trong cuộc đối đầu chống thực dân Pháp và biến thành thuộc địa của chúng.

Về phía Nhật Bản, Chính phủ Minh Trị đã tiến hành văn minh hoá qua một loạt các chính sách như “phú quốc cường binh”, “thực sản hưng nghiệp”, “thoát Á nhập Âu”... và chủ trương học tập văn minh phương Tây từ văn minh vật chất đến văn minh tinh thần, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt xã hội Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Ở Việt Nam, người Pháp thực hiện chính sách “khai hoá” đối với thuộc địa ở Đông Dương nhằm đồng hoá Việt Nam. Để đấu tranh với thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, giới trí thức Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộc vận động phong trào yêu nước chống Pháp, trong đó có phong trào Duy tân, Đông kinh nghĩa thục. Các nhà lãnh đạo của các phong trào này đã xem Nhật Bản là một tấm gương về “Văn minh hoá”, chủ trương học tập các nền văn minh tiên tiến của Nhật Bản để xây dựng đất nước.

Có thể thấy “Văn minh hoá” là một hiện tượng lớn ở các nước Đông Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, có ảnh hưởng quan trọng đến con đường phát triển của các nước trong khu vực này. Do đó, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ nội dung của “Văn minh hoá”, so sánh “Văn minh hoá” ở Nhật Bản, Việt Nam và các nước Đông Á khác, đề xuất những bài học hữu ích cho tiến trình hiện đại hoá ở Việt Nam là một việc làm có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn.

Trên tinh thần đó, tháng 12 – 2011, được sự tài trợ của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo quốc tế : “So sánh Văn minh hoá ở Việt Nam và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”.

Hội thảo đã quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Waseda, Đại học Hosei, Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Đại học Hiroshima, Đại học Công nghệ Fukuoka, Đại học Điều dưỡng Niigata (Nhật Bản), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá), Đại học Vinh, Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học thuộc Đại học Huế, Đại học Sư phạm thuộc Đại học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân (Đà Nẵng), Đại học Quy Nhơn, Đại học Phan Thiết, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Sài Gòn và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Các báo cáo của Hội thảo tập trung nghiên cứu và trao đổi về hai chủ đề chính: thứ nhất là Những vấn đề lí luận về “Văn minh hoá” và “ Văn minh hoá” ở Nhật Bản, Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; và thứ hai là So sánh “Văn minh hoá” giữa Việt Nam và Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Nhiều báo cáo tham gia Hội thảo đã làm sáng tỏ khái niệm “bunmeikaika” (văn minh khai hoá) trong tiếng Nhật, theo cách hiểu của người Nhật, những vấn đề về tư tưởng “Văn minh hoá” của giới trí thức khai sáng Nhật Bản, tiến trình “Văn minh hoá” ở Nhật và những hạn chế của nó. Các nhà nghiên cứu có nhận thức chung là không tách rời những thành tựu “Văn minh hoá” Nhật Bản ra khỏi di sản thời Edo, nói cách khác, chính thời Edo đã tạo ra được những nền tảng cơ bản để tiếp nhận những thành tựu của văn minh Âu – Mĩ để “Văn minh hoá” Nhật Bản. Điều đáng lưu ý là trong lúc các nhà nghiên cứu Việt Nam có khuynh hướng đánh giá cao “Văn minh hoá” ở Nhật Bản, thì các nhà nghiên cứu Nhật Bản trong khi nêu lên những thành quả của “Văn minh hoá” lại chú ý phân tích những điểm hạn chế của phong trào này.

Nhiều báo cáo so sánh những nét giống và khác nhau trong quan niệm và quá trình thực hiện “Văn minh hoá” ở Nhật và Việt Nam. Qua sự so sánh đó, các tác giả chỉ ra rằng nền tảng cho sự tiếp nhận văn minh Âu – Mĩ của Nhật Bản có nhiều điểm khác với Việt Nam và các nước châu Á khác. Đây có lẽ là điểm khác nhau căn bản, dẫn tới phong trào văn minh khai hoá của Nhật Bản thành công còn ở các nước châu Á khác thì không thành công. Nhiều bài viết chỉ ra nhiều bài học cho Việt Nam trong quá trình văn minh hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay qua nghiên cứu văn minh khai hoá ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các báo cáo đã đem đến cho chúng ta một cách nhìn toàn diện, đa dạng hơn về những vấn đề xung quanh “Văn minh hoá” và tiến trình “Văn minh hoá” ở Nhật Bản, Việt Nam và các nước Đông Á khác. Các báo cáo còn gợi mở ra nhiều vấn đề mới xung quanh vấn đề “Văn minh hoá” cần được tiếp tục nghiên cứu rộng hơn và sâu hơn.

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Hằng
23 tháng 5 2019 lúc 20:53

Giống và khác của việt nam nhật bản nửa đầu thế kỷ XIX
Giống
Chính trị: 2 quốc gia quân chủ, chịu ảnh hưởng của Nho giáo
Kinh tế: hai quốc với nền nông nghiệp chính, san xuat trên cơ sở vật chất lạc hậu.
Xã hội: đều là xã hội có sự phân chia đẳng cấp.
Khác:
Chính trị: Việt Nam có nền quân chủ tập quyền chuyên chế cao độ, Nhật Bản là nền quân chủ tuy nhiên quyền hành có phần bị phân tán.
Xã hội - hành chính: Việt Nam thống nhất từ trung ương đến đia phương, Nhật Bản phân thành các Daimyo, mỗi Daimyo như một tiểu quốc.
Kinh tế: Việt Nam nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc, thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp, thương nghiệp bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ, thuế khoá cả nước gần như thống nhất. Nhật Bản nông nghiệp là chính nhưng có sự trao đổi hàng hoá, thủ công và thương nghiệp tương đối tự do, đang trên đà phát triển, đơn vị đo lường và thuế khoá có sự khác nhau giữa các daimyo.
Đối ngoại: Việt Nam bế quan toả cảng, không giao thương với các nước khác trừ một số nước Á Đông. Nhật Bản, có daimyo (chu yeu la cac daimyo thuộc đảo Hokaido ở miền bắc) đóng cửa giao thương, có Daimyo mở cửa buôn bán (cac daimyo mien trung va mien nam).

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trinh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Duân
Xem chi tiết
Mai Ngọc Việt
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh An
Xem chi tiết
Lê Cẩm Ly
Xem chi tiết
lê thị phương anh
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến
Xem chi tiết
Ngô Thu Hường
Xem chi tiết
mesi
Xem chi tiết