Văn bản ngữ văn 8

Đông Phương Thiên Lạc

Phân tích giá trị hiện thức và giá trị nhân đạo trong các tác phẩm " lão Hạc " của Nam Cao , " Tắt Đèn " của Ngô Tất Tố và " trong lòng mẹ " của Nguyên Hồng

Nguyễn Minh Huyền
22 tháng 2 2019 lúc 9:32

Mình làm ngắn theo ý hiểu nhé

* Lão Hạc:

- Giá trị hiện thực: Sự đau khổ, thiếu thốn trong đời sống của người nông dân vào thời kì PK, điển hình là lão Hạc.

- Giá trị nhân đạo:

+ Tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm

+ Ngợi ca những phẩm chất cao quý của người nông dân Việt Nam.

* Tắt đèn:

- Giá trị hiện thực: Cuộc sống khốn khổ của những con người nông dân lao động cơ cực lam lũ. Bản chất bất nhân của chế độ thực dân phong kiến.

- Giá trị nhân đạo:

+ Nhà văn Ngô Tất Tố đã đồng cảm với cảnh ngộ của người nông dân, hiểu rõ nỗi lòng của người nông dân để thấu cảm cảnh ngộ của họ, cho họ quyền sống quyền làm người.

+ Ngợi ca phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh tối tăm, ngột ngạt

* Trong lòng mẹ:

- Giá trị hiện thực: Bức tranh về cuộc sống đương thời, tập hồi kí về tuổi thơ ít niềm vui, nhiều cay đắng của tác giả. Nhân vật bà cô tượng trưng cho những định kiến xã hội, đậm chất hiện thực

- Giá trị nhân đạo:

+ Nhà văn đã đồng cảm với số phận đắng cay tủi cực của nhân vật, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ và lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống phẩm giá của con người.

Bình luận (0)
Thời Sênh
20 tháng 2 2019 lúc 20:44

tức nước vỡ bờ Tác phẩm "Tắt đèn" nói chung và đọan trích "tức nước vỡ bờ" nói riêng rất giàu giá trị hiện thực bởi dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, hòan cảnh xã hội, cuộc sống của con người, tâm lý của nhân vật được miêu tả một cách sâu sắc và chân thực. Nó hòan tòan hiện thực, không phải do văn hoa hay trau chuốt mới có được, nó mộc mạc và giản đơn qua những từ ngữ rất "thực". Hình ảnh cùng cực đến thương tâm, sự bế tắc của người dân đựơc cảm nhận sâu sắc.Và tác phẩm mang giá trị nhân đạo cũng là vì nó đã nêu lên đựơc giá trị hiện thực. Tác giả chắc hẳn đã gửi vào đấy sự đồng cảm và xót thương chân thành!
Nhưng giá trị nhân đạo đựơc đưa đến cao trào khi tác giả để cho nhân vật chị Dậu vùng lên, một sự "tức nước vỡ bờ", đó là hy vọng và khát khao được giải thóat của ngừơi dân.
(Các) nguồn
khi bạn đọc tác phẩm, bạn tưởng tượng mình là một nhân vật trong đó, nhìn thấy tòan bộ câu chuyện xảy ra như thế nào , bạn sẽ cảm nhận được rất nhiều và cảm nhận đó tôi bảo đảm là rất sâu sắc. Trong quá trình phân tích bạn hãy sử dụng một số từ ngữ trong tác phẩm để dẫn chứng vào bài làm. Chúc bạn thành công !

lão hạc Theo tôi giá trị nhân đạo của tác phẩm ở đây đó là nỗi trăn trở về một kiếp người khốn khó và cuối cùng dẫn đến cái chết bi thảm của người nông dân nghèo đáng thương. Ông đã tự dằn vặt lương tri mình khi lừa cậu Vàng để bán đi, ông thà tự mình tìm đến cái chết chứ ko chịu bán đi mảnh vườn dành cho cậu con trai... Những tác phẩm của NC gieo vào lòng người những nỗi đau khôn nguôi về những con người, những số phận và những cái chết bi thuơng của họ... Nói chung bạn cần đọc kỹ và suy ngẫm nhiều hơn về tác phẩm này cũng như dẫn chứng một số tác phẩm khác vào bài làm của mình. Thân ái!!!

nguồn net

nói chung là cả 3 truyện trên đều mang giá trị nhân đạo rất sâu sắc , với nghệ thuật vị nhân sinh . chị dậu vùng nên đấu tranh , lão hạc tự tử hay cậu bé hồng cũng đều là sản phẩm của sự tha hóa trong xã hội phong kiến ( dẫn chứng ) , nỗi thống khổ , ( không tiền bạc , ... ) , tác giả như luôn thấu hiểu lòng họ , luôn bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với họ ...

Bình luận (2)
minh nguyet
20 tháng 2 2019 lúc 20:48

Tham khảo:

Ý 1:

Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc.

Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn. Nhà văn hay chính là nhân vật ông giáo trong tác phẩm đã không nén được những lời thương cảm: "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai". Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Anh rời cha già luôn mấy năm, thiên truyện khép lại nhưng hình bóng anh người đọc cũng chưa được mục kích, câu hỏi về số phận của anh đành rơi vào câm lặng... Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên". Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.

Nhưng sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Và một biểu hiện quan trọng khác của giá trị nhân đạo trong tác phẩm là nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình.

Các nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: con chó ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...

Sống trong cái đói, cái nghèo nhưng không bị sự bần hàn làm cho quay quắt, hèn mọn, điều đáng quý nhất ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng là lòng tự trọng sáng ngời trong nhân phẩm. Lão Hạc thà nhịn đói chứ không chịu ăn không dù chỉ là củ khoai củ sắn của hàng xóm. Lão đã có thể bán vườn lấy tiền chống chọi với cái đói nhưng lão không làm vậy vì nhất quyết không ăn vào của con. Lão cũng có thể chọn con đường như Binh Tư đi đánh bả chó lấy cái ăn. Và lão không hề làm vậy. Con người ấy, đến lúc chết vẫn còn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ông giáo tiền làm ma. Cảm động hơn cả là nỗi lòng quặn thắt của lão sau cái chết của con Vàng. Lão dằn vặt bởi nghĩ mình "đã đi lừa một con chó". Lão Hạc ơi! Ẩn bên trong cái hình hài gầy gò, già nua của lão là một tâm hồn cao thượng và đáng trân trọng biết bao nhiêu!

Đồng cảm với số phận của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, giọng văn Nam Cao lạnh lùng, bàng quan nhưng ẩn sâu trong đó là một tình thương sâu sắc và mãnh liệt.

Ý 2:

Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất năm 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nhưng lại có tinh thần tiến bộ và giàu tính chiến đấu. Ngô Tất Tố đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm hay và đặc sắc, trong đó phải kể đến " Tắt đèn "- một tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông và trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đoạn trích " Tức nước vỡ bờ " trích từ chương XVIII của tác phẩm, nội dung xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Bằng ngòi bút sắc sảo, Ngô Tất Tố đã đem đến cho người đọc một bức tranh xã hội đầy giá trị hiện thực ám ảnh và sâu sắc. Trước khi đi sâu vào giá trị hiện thực trong " Tức nước vỡ bờ ", ta cần nắm rõ được thế nào là giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học. Nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng lấy chất liệu từ thực tại cuộc sống. Những gì diễn ra trong cuộc sống được các tác giả đưa vào tác phẩm của mình tạo nên một ý nghĩa, đó chính là giá trị hiện thực.

Giá trị hiện thực trong tác phẩm " Tắt đèn " nói chung và đoạn trích " Tức nước vỡ bờ " nói riêng trước hết được phản ánh qua bức tranh xã hội của nước ta trước Cách mạng tháng Tám, thời kỳ nửa thực dân phong kiến, một xã hội thối nát đầy rẫy những áp bức bất công với người nông dân. Đó là một bức tranh ở một làng quê Bắc Bộ với vụ thu thuế quen thuộc thời Pháp thuộc. Nó phản ánh lên số phận bi thảm của người nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Bằng ngòi bút tả thực sắc sảo, nhà văn đã vẽ lên chân dung sinh động của một loạt nhân vật. Từ vợ chồng lão Nghị Quế keo kiệt, bất nhân đến bọn cường hào địa chủ tham lam, hống hách. Từ quan phụ mẫu oai vệ mà bỉ ổi đến bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa… Mỗi đứa một vẻ nhưng đều giống nhau ở bản chất tàn ác và tư cách đê tiện. Đặc biệt, Ngô Tất Tố đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân qua nhân vật chị Dậu. Ông đã miêu tả chân thực và cảm động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng. Qua đó nhà văn cũng chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh tối tăm, ngột ngạt. Nổi bật trong bức tranh hiện thực đầy tăm tối ấy chính là hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị Dậu. Qua nhân vật này, chúng ta thấy rõ được tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà văn dành cho người nông dân. Ông cũng không dấu diếm sự khinh bỉ và căm ghét bọn thống trị sâu mọt ở nông thôn. Mùa sưu thuế đang ở thời kỳ gay gắt,quan trên về tận làng để thúc giục, bọn tay sai thì hung hãn bắt bớ đánh người vô tội vạ. Chị Dậu phải bán cả khoai, cả chó và cả đứa con gái bé bỏng để có tiền nộp sưu cho chồng. Nhưng oái ăm thay, chị còn phải nộp cho cả anh chồng đã mất từ năm ngoái nên thành ra anh Dậu vẫn cứ bị thiếu thuế. Bọn chúng bắt đánh trói anh Dậu một cách dã man, khi người ta đưa anh về tưởng như chỉ còn là một cài xác không hồn. Nhờ có hàng xóm giúp đỡ, chị nấu được bát cháo cho chồng. Nhưng hỡi ôi, vừa tờ mờ sáng bọn chúng đã lôi kéo nhau đến, dựng anh Dậu dậy định hành hạ tiếp. Đúng là bọn bất nhân! Anh Dậu khiếp quá ngất đi, và chị Dậu phải đối phó với lũ côn đồ này. Giữa nhà chị Dậu, nói đúng hơn là túp lều giống như nơi chứa phân tro, trong đó chỉ có một người đàn ông vừa thoát chết, một người đàn bà nuôi con mọn với ba đứa trẻ, cai lệ và người nhà lý trưởng hiện lên y hệt một bọn đầu trâu mặt ngựa đằng đằng sát khí. Tay chúng cầm toàn những thứ đánh người để uy hiếp những người yếu bóng vía với tay thước, roi song, dây thừng. Vừa vào đến nhà chị Dậu, bọn chúng lập tức ra oai gõ đầu roi xuống đất, gọi vợ chồng chị Dậu là " mày ", xưng với họ là " ông ", " cha mày ". Nhìn thấy anh Dậu ốm yếu, chúng không những không động tâm mà còn giở cái giọng cao ngạo hơn: " Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? ". Thấy anh Dậu lăn đùng ra, người nhà lý trưởng cười mỉa mai :" anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy ". Không cần biết đến gia cảnh hay lời van xin của chị Dậu, hai tên bất nhân này đe dọa : " Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi ". Rồi tên cai lệ " đùng đùng " giật phắt cái thừng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. Nhân vật cai lệ này tiêu biểu cho lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trò của mình trong vụ thuế, hắn đánh người vô tội vạ. Trong bộ máy thống trị ở nông thôn, hắn chỉ là một gã tay sai mạt hạng. Hắn hung dữ và sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không có ai ngăn chặn. Hắn nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác với người nghèo. Vì vậy mà có thể nói, tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy nhà nước bất nhân lúc bấy giờ. Người nhà lý trưởng cũng chẳng có chức quyền gì. Y đúng là đầy tớ của bọn thôn xóm, thậm chí y còn là một người nghèo. Có lần chị Dậu đã từng năn nỉ hắn: " Bạn nghèo với nhau, bác nói khéo với ông lý cho tôi ". Cai lệ và người nhà lý trưởng tuy thân phận, địa vị khác nhau, thái độ của chúng cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng sự bất nhân, tàn ác thì không đứa nào chịu thua kém đứa nào. Bởi vì lũ đầu trâu mặt ngựa ấy xem việc đánh người như một lẽ tự nhiên, chẳng bao giờ động lòng trắc ẩn thì làm gì biết suy nghĩ.
Nhà văn đã phơi bày và lên án bản chất bất nhân của chế độ thực dân phong kiến lúc bấy giờ và phản ánh tình cảnh đau thương của nông dân cùng quy luật có áp bức có đấu tranh. Điều này đã được thể hiện qua đoạn trích đối đầu giữa chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lý trưởng. Chị Dậu được miêu tả là một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị đành nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng khi bị đẩy đến chân tường chị biết chống trả quyết liệt. Trước thái độ hung hăng, những lời hách dịch của bọn chúng, chị Dậu run run. Không phải chị sợ mà chị lo cho chồng. Chị gọi bọn chúng là " ông ", xưng " cháu ", van xin, cầu khẩn bằng giọng " cố tha thiết ". Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thì thái độ của chị thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ để tránh đụng đến anh Dậu. Đang xưng hô " ông-cháu ", chuyển sang " ông-tôi". Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ: " chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ". Chị gọi chúng bằng " mày " và thách thức : " mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ". Rồi chị quật ngã bọn tay sai hung ác trong bất khuất với sức mạnh lạ kỳ: " chị túm lấy cổ ", "ấn dúi ra cửa" khiến hắn ngã chỏng quèo. Người nhà lý trưởng cũng bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, hình ảnh chị Dậu trở nên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên bé nhỏ, hèn hạ bấy nhiêu. Thấy vợ quá quyêt liệt, anh Dậu run run kêu: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội". Nhưng " tức nước " thì tất yếu phải " vỡ bờ ". Nge anh Dậu can, chị càng phẫn uất: "Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình, làm tội như thế, tôi không chịu được"… Câu nói ấy như một lời tuyên ngôn hùng hồn, có áp bức, có đấu tranh. Tuy tác giả khi đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng hoàn cảnh bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng: Với " Tắt đèn " Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn. Bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, Nhà văn đã cảm nhận được xu thế tức nước vỡ bờ và sức mạnh to lớn khôn lường của nó. Đoạn trích này đã dự báo cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn và mục nát. Như vậy, có thể nói " Tắt đèn " nói chung và đoạn trích nói riêng là một áng văn giàu chất hiện thực quá đỗi sâu sắc. Nó giúp ta hiểu rõ hơn về bộ mặt xã hội đương thời, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân qua nhân vật chị Dậu. Cảm ơn nhà văn đã góp phần làm nên một viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
22 tháng 2 2019 lúc 13:02

Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc .

Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn. Nhà văn hay chính là nhân vật ông giáo trong tác phẩm đã không nén được những lời thương cảm: "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai". Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Anh rời cha già luôn mấy năm, thiên truyện khép lại nhưng hình bóng anh người đọc cũng chưa được mục kích, câu hỏi về số phận của anh đành rơi vào câm lặng... Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên”. Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.

Nhưng sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Và một biểu hiện quan trọng khác của giá trị nhân đạo trong tác phẩm là nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình.

Các nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: con chó ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...

Sống trong cái đói, cái nghèo nhưng không bị sự bần hàn làm cho quay quắt, hèn mọn, điều đáng quý nhất ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng là lòng tự trọng sáng ngời trong nhân phẩm. Lão Hạc thà nhịn đói chứ không chịu ăn không dù chỉ là củ khoai củ sắn của hàng xóm. Lão đã có thể bán vườn lấy tiền chống chọi với cái đói nhưng lão không làm vậy vì nhất quyết không ăn vào của con. Lão cũng có thể chọn con đường như Binh Tư đi đánh bả chó lấy cái ăn. Và lão không hề làm vậy. Con người ấy, đến lúc chết vẫn còn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ông giáo tiền làm ma. Cảm động hơn cả là nỗi lòng quặn thắt của lão sau cái chết của con Vàng. Lão dằn vặt bởi nghĩ mình "đã đi lừa một con chó". Lão Hạc ơi! Ẩn bên trong cái hình hài gầy gò, già nua của lão là một tâm hồn cao thượng và đáng trân trọng biết bao nhiêu!

Đồng cảm với số phận của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, giọng văn Nam Cao lạnh lùng, bàng quan nhưng ẩn sâu trong đó là một tình thương sâu sắc và mãnh liệt.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Huyền Catarina
Xem chi tiết
Dương Hải Băng
Xem chi tiết
Giang Nguyen
Xem chi tiết
Mai Hoàng
Xem chi tiết
Thiên Thần Bóng Tối
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
*** Lynk My ***
Xem chi tiết
*** Lynk My ***
Xem chi tiết
Lunarie
Xem chi tiết