Chương II - Đường tròn

Na

Cho đường tròn tâm O bán kính R và A sao cho OA=2R. Vẽ tiếp tuyến AB, AC; đường kính BD

a) cm: A,B,O,C thuộc 1 đường tròn

b) cm: DC song song OC

c) Trung trực BD cắt AC, DC ở S,E. Cm: OCEA là hình thang cân

d) Gọi E là giao điểm của OA và (O), K là giao điểm của SI và AB. Tính diện tích AKOS theo R

Trần Trung Nguyên
31 tháng 12 2018 lúc 18:47

a) Ta có AB và AC là tiếp tuyến của (O)\(\Rightarrow\widehat{ABO}=\widehat{ACO}=90^0\)

Xét tứ giác ABOC có:

\(\widehat{ABO}+\widehat{ACO}=90^0+90^0=180^0\)

Suy ra tứ giác ABOC là tứ giác nội tiếp đường tròn

Hay A,B,O,C thuộc 1 đường tròn

b)

Ta có AB và AC là tiếp tuyến của (O)\(\Rightarrow AB=AC\)

Mà OB=OC=R\(\Rightarrow\)OA là đường trung trực của BC hay OA⊥BC(1)

Xét △CBD nội tiếp (O) có BD là đường kính của (O)

Suy ra △CBD vuông tại C hay DC⊥BC(2)

Từ (1),(2)\(\Rightarrow DC\)//OA

c) Ta có DC//OA\(\Rightarrow CE\)//OA\(\Rightarrow\)OCEA là hình thang (3)

Ta có \(\widehat{ODE}+\widehat{OBC}=90^0\)

\(\widehat{OBC}+\widehat{BOA}=90^0\)

Suy ra \(\widehat{ODE}=\widehat{BOA}\)

Xét △BOA và △EOD có

\(\widehat{ODE}=\widehat{BOA}\left(cmt\right)\)

\(\widehat{OED}=\widehat{ABO}=90^0\)

OB=OD=R

Suy ra △BOA = △EOD(g-c-g)

\(\Rightarrow AB=OE\)

Mà AB=AC (AB và AC đều là tiếp tuyến chung của (O))

Suy ra OE=AC(4)

Từ (3),(4)\(\Rightarrow\)OCEA là hình thang cân

d) Ta có \(\widehat{SOI}+\widehat{AOB}=90^0\)

\(\widehat{AOB}+\widehat{OAB}=90^0\)

\(\widehat{OAB}=\widehat{SAO}\)

Suy ra \(\widehat{SOA}=\widehat{SAO}\Rightarrow\)△SOA cân tại S

Lại có SI là đường trung tuyến (OI=OA=\(\dfrac{OA}{2}=R\))

Suy ra SI⊥OA\(\Rightarrow\)KS⊥OA(5)

Ta có △KAS có \(\widehat{KAI}=\widehat{SAI}\)

AI⊥KS

Suy ra \(KI=SI\)

Mà OI=AI

Suy ra OKAS là hình bình hành(6)

Từ (5),(6)\(\Rightarrow\)AKOS là hình thoi

Ta có △OAB vuông tại A có OA=2OD(=2R)\(\Rightarrow\widehat{OAB}=30^0\Rightarrow tan_{30}=\dfrac{KI}{AI}\Rightarrow KI=tan_{30}.AI=\dfrac{\sqrt{3}}{3}R\Rightarrow KS=\dfrac{2\sqrt{3}}{3}R\)

Vậy SAKOS=\(\dfrac{OA.SK}{2}=\dfrac{2R.\dfrac{2\sqrt{3}}{3}R}{2}=\dfrac{2\sqrt{3}}{3}R^2\)

Bình luận (1)
Trần Trung Nguyên
31 tháng 12 2018 lúc 18:16

DC//OA chứ không phải DC//OC nha bạn

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Cr Linh
Xem chi tiết
Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Tam Pham
Xem chi tiết
Nguyễn Nam
Xem chi tiết
Le Dong
Xem chi tiết
WonMaengGun
Xem chi tiết
Long Quang
Xem chi tiết
Trân Phạm
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết