Văn bản ngữ văn 8

son goku

làng văn hóa khu 54 dận tộc anh em để lại cho em những ấn tượng gì

Anh Qua
16 tháng 12 2018 lúc 19:04

Sau mấy ngày thăm Hà Nội, giao lưu gặp gỡ đã mệt mỏi, tôi rất muốn được đi đâu đó ra ngoại thành thư giãn. Biết được ý muốn của tôi, Hòa-một anh bạn hồi học phổ thông, từng công tác trong ngành xây dựng Hà Nội, khoát tay: “Đồng Mô, làng cổ Đường Lâm, vườn sinh thái Ngọc Linh, công viên Ecopark… ông chọn đi!”. Nghe nhắc đến Đồng Mô, nơi có Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam mà tôi hằng ao ước một lần được đến thăm, tôi liền nói: Đồng Mô!

Từ trung tâm Hà Nội, chúng tôi theo đại lộ Thăng Long chạy lên phía Tây. Đường tốt, xe lướt êm ru, chưa đầy một tiếng đồng hồ chúng tôi đã tới cổng làng. Qua cổng là con đường bê tông nhựa thênh thang thẳng tắp, 2 bên đường có những pa-nô, khẩu hiệu, cây cảnh trông thật đẹp mắt, bên trái có tượng Thánh Gióng cưỡi ngựa bay lên uy nghi lẫm liệt. Giá vé khá mềm: 30.000 đồng/người; cựu chiến binh, người cao tuổi được giảm 50%; sinh viên và học sinh là 10.000 đồng/người. Theo chỉ dẫn, chúng tôi đến điểm mua vé xe điện. Cô nhân viên vui vẻ thông báo: “Vé xe 35.000 đồng/người; đối tượng ưu tiên được giảm còn 25.000 đồng/người!”. Sau khi trao vé cho chúng tôi, cô tươi cười nhã nhặn: “Với chiếc vé này, các anh có thể đi xe tham quan đến hết ngày!”.

Tác giả (trái) bên Vườn tượng điêu khắc Tây Nguyên.                                Ảnh: H.T
Tác giả (trái) bên Vườn tượng điêu khắc Tây Nguyên. Ảnh: H.T

Qua cửa kiểm soát, chúng tôi thấy 2 chiếc xe điện đỗ bên đường. Hôm ấy là cuối tuần, lại mới khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2017 nên có nhiều người đến tham quan. Thấy mọi người đã yên vị trên xe, người lái xe kiêm hướng dẫn viên lại tươi cười: “Mời các bác, các chú, các anh chị ổn định chỗ ngồi để chuẩn bị hành trình. Điểm đến đầu tiên là làng các đồng bào dân tộc phía Bắc. Ai có nhu cầu xuống điểm nào thì báo để dừng xe. Tham quan xong ra đường sẽ có xe đón đi các điểm khác. Ta bắt đầu nhé!”.

Xe chuyển bánh từ từ rồi rẽ phải chạy lên sườn đồi. Chúng tôi thấy dưới triền bên phải là làng của đồng bào Lô Lô với ngôi nhà khá đơn sơ đã xuống cấp, xung quanh vắng lặng, cây cỏ mọc kín đường đi. Tiếp đến là làng của đồng bào Pu Péo cũng với cảnh tượng không khác gì làng của đồng bào Lô Lô...

Xe tiếp tục chuyển bánh chầm chậm. “Chúng ta chuẩn bị đến khu làng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nhé!”. Tiếng người lái xe vừa dứt thì xe đến vườn tượng điêu khắc Tây Nguyên với hàng trăm tượng gỗ đủ loại sơn đen bày trên sân cỏ rộng sát mép đường bên trái. Tôi liền lên tiếng: “Cho xuống đây nhé!”. Xe dừng lại đúng chỗ rẽ lên làng đồng bào Bahnar bên phải đường, tôi kéo 2 người bạn theo con đường rải đá sỏi đi lên. Lên hết dốc thì thấy bên phải có một nhà sàn mái tranh, khung gỗ chắc chắn sơn đen, bốn mặt vách thưng nan gỗ, 3 bậc lên xuống bằng bê tông, bên trong kê một số bàn và ghế ngồi, một đôi trai gái đang ngồi ôm quấn lấy nhau tâm tình trên một chiếc ghế dài sát vách sau. Đi sâu vào, chúng tôi thấy khuôn viên của làng khá rộng nhưng vắng lặng như bỏ hoang.

Giữa khoảng sân rộng có cây nêu với 4 cây le sơn vàng trơ trọi hướng ra 4 phía. Tiếp đến là ngôi nhà rông dựng theo kiểu truyền thống, mái tranh đã ngả màu xin xỉn; phía trước có 2 nhà sàn 2 bên; phía sau có 2 nhà dài nối tiếp nhau. Điều đáng nói là tất cả các nhà đều cửa đóng then cài, xung quanh ít được quét dọn; đặc biệt nhà sàn bên trái phía trước đã nghiêng lệch về một bên, xung quanh cỏ dại mọc um tùm. Minh-bạn tôi, buột miệng: “Trong phim ảnh, làng của đồng bào Tây Nguyên đẹp như tranh vẽ mà sao ở đây lại hoang tàn, buồn tẻ thế”. Chúng tôi cũng xuống thăm vườn tượng điêu khắc Tây Nguyên. Quan sát kỹ thì thấy, các tượng đều có tỷ lệ từ 1:1, tuy đường nét thô sơ, mang tính biểu trưng, ước lệ nhưng rất có hồn. Vườn tượng đẹp và giá trị là vậy mà chỉ có lác đác vài người vào xem.

Sau đó, chúng tôi lên xe đến thăm làng đồng bào Jrai. Trên đường đi, phía bên phải đường có những biển chỉ dẫn vào các làng của đồng bào Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Mnông, Ê Đê… nhưng chỉ thấy đường vào, còn làng thì khuất sau bóng cây rừng. Ít phút sau thì xe dừng. Xuống xe, chúng tôi đã thấy cổng làng Jrai ở ngay mép đường bên trái. Từ cổng vào, bên trái có cây pơ lang do nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trồng tặng; cây đã mọc cao hơn 3 m, lá xanh tốt; phía đối diện có 2 cây mít đã lớn. Làng cũng có cây nêu ở chính giữa khoảng sân rộng, nhà rông và 4 nhà sàn sắp đặt như làng Bahnar, nhưng các nhà ở đây đều vững chãi, to đẹp hơn; khuôn viên ở đây cũng rộng rãi bằng phẳng hơn, đường đi lối lại sạch sẽ, có cây xanh trước và sau nhà rông. Tôi đang “thuyết minh” cho 2 người bạn đi cùng về những nét kiến trúc độc đáo của nhà rông Tây Nguyên thì một nhóm nam nữ thanh niên đi vào; họ tỏa đi các nhà nhìn ngó rồi nhanh chóng tụm về trước cửa nhà rông thay nhau quay video, chụp ảnh. Để các bạn trẻ được tự nhiên, chúng tôi chụp mấy kiểu ảnh kỷ niệm trước nhà rông rồi… rút êm.

Xe đưa chúng tôi đi tiếp đến những làng đồng bào các dân tộc khác trong cả nước. Có cả khu tái hiện các hoạt động ở chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) hay trò chơi múa sạp của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Trên đường trở ra, có mấy bác đã luống tuổi cùng ngồi xe với chúng tôi. Một bác thắc mắc, sao không thấy làng người Kinh nhỉ. Thì người lái xe cho biết, làng người Kinh và một số dân tộc khác vẫn đang xây dựng. Tôi hỏi bác Lương Văn Thuần-cựu chiến binh, quê ở Hòa Bình-ngồi cạnh: “Đi tham quan Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, bác thấy thế nào?”. “Nói chung là vui, biết thêm nhiều điều. Nhà nước đầu tư xây dựng rất lớn, có chỗ khá hoành tráng như quần thể tháp Chăm, chùa Pháp Ấn, chùa Khmer; nhưng nhiều làng còn đơn giản, thiếu sự quản lý giữ gìn. Khâu tổ chức tham quan, có xe đưa đón chu đáo, nhân viên nhiệt tình nhã nhặn, nhưng không có người giới thiệu, khách phải tự tìm hiểu”. Một người khác thì bảo: “Giá như ở mỗi làng có độ 2, 3 người trông nom giữ gìn nhà cửa, giới thiệu cho khách về phong tục tập quán đời sống của dân tộc mình thì rất hay!”.

Với tôi, tuy chưa đi thăm được hết nhưng thiển nghĩ: “Siêu làng văn hóa” được đầu tư xây dựng khá lớn (3.200 tỷ đồng) nhưng quản lý và duy tu thiếu chặt chẽ, kịp thời, cơ sở vật chất xuống cấp nhanh; chương trình và quy mô hoạt động có hiệu quả rất thấp, chưa tương xứng với số vốn đầu tư; trong những ngày lễ hội lớn này mà người đến thăm còn thưa vắng thì ngày thường chắc sẽ còn vắng hơn. Đã tròn 10 năm xây dựng mà đến nay vẫn còn có làng chưa xây dựng xong là điều khó chấp nhận. Việc mỗi làng có 2, 3 người trông nom, giới thiệu là điều khó khả thi, nhưng tổ chức đội nhân viên được bồi dưỡng về phong tục tập quán, mặc trang phục truyền thống để giới thiệu về văn hóa từng dân tộc khi có khách tham quan thì không phải là việc khó.

Những ý kiến trên nếu được nghiên cứu khắc phục và thực hiện thì nơi đây sẽ thực sự là trung tâm văn hóa, du lịch của quốc gia, nơi bảo tồn, phát huy và truyền bá nền văn hóa của 54 dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, thu hút nhiều người đến tham quan du lịch, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, giáo dục lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước, tạo nên sức mạnh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước như mục tiêu đã đề ra.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Y Sương
Xem chi tiết
Phương Thảo Lê
Xem chi tiết
Mai Bảo Lâm
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Annie Scarlet
Xem chi tiết
Nhã Băng
Xem chi tiết
Hiếu
Xem chi tiết
Sakura Sakura
Xem chi tiết
OOOO
Xem chi tiết