Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á

 Mashiro Shiina

1) trình bày đặc điểm sông ngòi Châu Á

2) trình bày đặc điểm địa hình sông ngòi khu vực đông á

3) giải thích vì sao NB nhanh chóng khôi phục k.tế sau chiến tranh và p.triển bậc

Trần Thanh Phương
13 tháng 12 2018 lúc 20:26

1) - Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

2)

-Phần đất liền của Đông Á chiếm tới 83.7% diện tích lãnh thổ. Đây là một bộ phận có điều kiện tự nhiên rất đa dạng.

Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc. Nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm, là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.

Các vùng đối, núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

Phần đất liền của Đông Á có ba con sông lớn là A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang. Sông A-mua chảy ở rìa phía bắc khu vực, đoạn trung lưu làm thành ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên bang Nga. Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông rồi đổ ra Hoàng Hà và biển Hoa Đông, ở hạ lưu, các sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước của hai sông đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ. Các sông có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân. Tuy nhiên Hoàng Hà có chế độ thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lụt lớn gây thiệt hại cho mùa màng và đời sống nhân dân.

- Phần hải đảo nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương". Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây tai họa lớn cho nhân dân. Ở Nhật Bản, các núi cao phần lớn là núi lửa

3) Nền kinh tế Nhật Bản dần được khôi phục và chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6 - 1950) - được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản. Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Những sự phát triển vượt bậc đó là nhờ :

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc ;
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản ;
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng ;
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

Bình luận (0)
halinhvy
14 tháng 12 2018 lúc 12:21

1, * Trình bày đặc điểm sông ngòi châu á

- Sông ngòi Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn ( I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng….

- Các sông phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Các sông ngòi có giá trị kinh tế lớn

* Nêu đặc điểm 3 hệ thống sông chính

Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.

Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.

- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

2,

Địa hình và sông ngòi

-Phần đất liền của Đông Á chiếm tới 83.7% diện tích lãnh thổ. Đây là một bộ phận có điều kiện tự nhiên rất đa dạng.

Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc. Nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm, là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.

Các vùng đối, núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

Phần đất liền của Đông Á có ba con sông lớn là A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang. Sông A-mua chảy ở rìa phía bắc khu vực, đoạn trung lưu làm thành ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên bang Nga. Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông rồi đổ ra Hoàng Hà và biển Hoa Đông, ở hạ lưu, các sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước của hai sông đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ. Các sông có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân. Tuy nhiên Hoàng Hà có chế độ thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lụt lớn gây thiệt hại cho mùa màng và đời sống nhân dân.

- Phần hải đảo nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương". Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây tai họa lớn cho nhân dân. Ở Nhật Bản, các núi cao phần lớn là núi lửa

3,

Nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế như hầu hết năng lượng, nguyên liệu đều phải nhập từ nước ngoài, sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ và nhiều nước khác...

Sau một thời kì phát triển liên tục, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút liên tục : những năm 1991 - 1995 là 1,4%, năm 1996 nhích lên 2%, nhưng đến năm 1997 lại xuống âm 0,7%, năm 1998 - âm 1,0%, năm 1999 - âm 1,19%. Nhiều công ti bị phá sản, ngân sách thâm hụt. Dư luận thế giới nhận xét rằng : Nước Nhật đã đánh mất 10 năm cuối cùng của thế kỉ XX. Những biện pháp khắc phục của chính phủ đã không thu được kết quả như mong muốn.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Vũ Diệu LInh
Xem chi tiết
Trần Hoa
Xem chi tiết
02.PhamThiHongAnh.8a2
Xem chi tiết
Trịnh Quyền
Xem chi tiết
Gia Luật
Xem chi tiết
Minh Chou
Xem chi tiết
Hoàng linh thanh
Xem chi tiết
khoi doan viet
Xem chi tiết
Taoghétnhữngđứa Cótêndài...
Xem chi tiết