Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

Hương Giang

1.Huyết áp là gì ? Giải thích các chỉ số liên quan đến huyết áp

Mai Hiền
13 tháng 11 2020 lúc 9:02

Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết.

Giải thích chỉ số liên quan đến huyết áp:

Khi đo huyết áp, kết quả biểu thị ở 2 con số, VD: 120/80 mmHg.

Con số ở trên là huyết áp tâm thu. Huyết áp tâm thu là chỉ số huyết áp đo được khi tim đang trong tình trạng co bóp. Lúc này áp lực của máu tác động tới thành mạch đang ở mức cao nhất hay còn gọi là huyết áp tối đa. Khi đo huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu sẽ được hiển thị ở phía trên và cao hơn so với chỉ số phía dưới.

Con số ở dưới là huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm trương là chỉ số huyết áp đo được khi tim đang ở trong trạng thái giãn ra và thấp hơn gọi là huyết áp tối thiểu. Huyết áp tâm trương sẽ có mức chỉ số thấp hơn so với huyết áp tâm thu và sẽ được biểu thị ở phía dưới khi tiến hành đo huyết áp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
︵✰Ah
17 tháng 11 2020 lúc 21:17

Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương).Huyết áp trung bình, gây ra do sức bơm của tim và sức cản trong mạch máu, sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim. Huyết áp giảm nhanh nhất khi máu chạy trong các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch và tiếp tục giảm khi máu đi qua các mao mạch và huyết áp đạt mức nhỏ nhất trong tĩnh mạch quay trở lại tim. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp bao gồm: trọng lực, các van trong tĩnh mạch, nhịp thở, co cơ...

Thuật ngữ "huyết áp" thường được dùng để chỉ áp lực đo ở cánh tay, mặt trong của tay ở vị trí cùi chỏ (động mạch tay). Huyết áp được biểu thị bằng một phân số mà tử số là áp lực tâm thu, mẫu số là áp lực tâm trương, đơn vị áp lực là milimet thủy ngân (mmHg), ví dụ: 140/90.

Các yếu tố ảnh hưởng huyết áp

Nhịp tim và lực co tim: Tim đập nhanh, mạnh làm tăng huyết áp. Tim đập chậm, lực co tim giảm thì huyết áp giảm. Sức cản của mạch máu: Lòng mạch hẹp lại do thành máu bị xơ vữa, làm tăng huyết áp. Tuổi già, thành mạch kém đàn hồi gây bệnh cao huyết áp. Khối lượng máu: Khi mất máu, khối lượng máu giảm làm huyết áp giảm. Thường xuyên ăn mặn làm áp suất thẩm thấu tăng, tăng thể tích máu gây bệnh cao huyết áp. Độ quánh máu

(NHƯNG LÀ THƯỜNG DO NHỊP TIM VÀ LỰC CO TIM)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lê Kiều Ngân
Xem chi tiết
Trần Ngọc Tiến
Xem chi tiết
Thiên Kỳ Đông Phương
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Nguyễn Tấn Phước
Xem chi tiết
Trần Kim Chi
Xem chi tiết
Trần Phan Thanh Thảo
Xem chi tiết
Như Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
dang tran thai binh
Xem chi tiết
Omega Neo
Xem chi tiết