Ôn tập học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lưu tuấn anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Hiếu
28 tháng 2 2018 lúc 21:21
https://i.imgur.com/rWOMQRa.png
Nguyễn Duy Khang
1 tháng 3 2018 lúc 14:55

Khi không khí bão hòa,nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ,đọng lại,thành các hạt nước,sinh ra các hiện tượng mây, mưa.

Dụng cụ đo mưa là vũ kế

Park Chan
Xem chi tiết
Lê Gia Phong
7 tháng 3 2018 lúc 21:00

Vì cứ lên cao 100m thì nhiệt độ Giảm đi 0,6 nên:

nhiệt độ Đà Lạt là:

22 - ((1500 - 1000):100 x 0,6 )=19 (độ)

Park Chan
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 3 2018 lúc 21:21

Tham khảo

Bài 18 : Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ không khí | Học trực tuyến - Hoc24.vn

Park Chan
Xem chi tiết
Lê Gia Phong
7 tháng 3 2018 lúc 21:25

Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái đất, gió bao gồm một khối lớn không khí chuyển động. Trong không gian vũ trụ, gió mặt trời là sự chuyển động của các chất khí hoặc các hạt tích điện từ mặt trời vào không gian, trong khi gió hành tinh là sự thoát khí của nguyên tố hóa học nhẹ chuyển từ bầu khí quyển của một hành tinh vào không gian. Gió thường được phân loại theo quy mô về không gian, tốc độ, lực tạo ra gió, các khu vực gió xảy ra, và tác động của chúng.

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa.Khí hậu bao gồm cả nhiệt độ nha bạn.

Chúc bạn học tốt!

Thảo Phương
7 tháng 3 2018 lúc 21:28

1.Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp .Sự chuyển động của không khí sinh ra gió.Có ba loại gió là :gió Tín Phong ;gió Tây Ôn Đới;gió Đông Cực.

2*Nhiệt độ là tính chất vật lý của vật chất hiểu nôm na là thang đo độ "nóng" và "lạnh". Vật chất có nhiệt độ cao hơn thì nóng hơn.

*Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định

Lạc Trôi Sơn Tùng
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
8 tháng 3 2018 lúc 20:59

câu 1

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm

câu 2

Đặc điểm tầng đối lưu:
+ Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0-16km)
+ Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
+ Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
+ Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
+ Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.

câu 3

Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam).
-Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

câu 4

khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất

câu 5

Vì vào mùa hè trời nóng, người ta ra vùng ven biển hoặc núi cao là vì hai nơi này có không khí mát mẻ, nhiệt độ ôn hòa (nước biển ở vùng ven biển giúp điều hòa khí hậu, giúp cho mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn; Tầng đối lưu cứ lên cao 100m giảm 0,6 độ C, vì vậy người ta lên vùng núi cao nhiệt độ sẽ giảm giúp ta cảm thấy có cảm giác mát và lạnh hơn).

câu 6

- Đới nóng (nhiệt đới): + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều. + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong. - Ôn đới (đới ôn hòa): + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt. + Lượng nhiệt: trung bình. + Lượng mưa: 500-1000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới. - Hàn đới (Đới lạnh) + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn. + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm. + Lượng mưa: dưới 500mm. + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.

câu 7

+ gió tín phong thổi từ khoảng vĩ độ 30 độ Bắc và Nam về xích đạo

+ gió tây ôn đới: thổi từ khoảng vĩ độ 30 độ bắc và nam lên khoảng vĩ độ 60 độ bắc và nam

câu 8

- không nên vứt rác bừa bãi, hạn chế dùng các loại xe sử dụng xăng, nên trồng nhiều cây xanh,....

câu 9

gió đông cực




Nguyễn Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
9 tháng 3 2018 lúc 9:20

- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng .
- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
- Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình măcma): đồng, chì, kẽm.
- Mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hoá, tích tụ...): than, đá vôi…

câu 2

Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa,...). Khác nhau: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (vd khí hậu nhiệt đới gió mùa).

câu 3

Tính trung bình ngày: lấy tổng lượng mưa trong ngày / số lần đo Tính trung bình tháng: tổng lượng mưa các ngày trong tháng / 30 Tính trung bình năm: tổng lượng mưa các tháng trong năm / 12

Noob GamermcPvP
Xem chi tiết
Giang
11 tháng 3 2018 lúc 21:09

Trả lời:

Lớp vỏ khí là lớp khí bao quanh bề mặt trái đất gồm 3 phần:
- Tầng đối lưu: nằm sát mặt đất tới độ cao khoảng 16 km, tầng này tập trung đến 90% ko khí
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
- Nhiệt độ giảm dần khi lên cao( cứ tb lên cao 100 mét nhiệt độ giảm 0,6 độ C)
- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng
b: Tầng bình lưu: nằm trên tằng đối lưu tới độ cao khoảng 80 km
- Có lớp odon lớp này có tác dụng ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người
c: Tầng cao khí quyển: các tầng cao nằm trên tầng bình lưu, không khí của các tầng này cực loãng
- Trái dất có những loại khối khí dựa vào nhiệt độ và độ ẩm phân thành

=> Tầng đối lưu có vai trò quan trọng nhất của khí quyển

Noob GamermcPvP
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
10 tháng 3 2018 lúc 22:33

- Thời tiết:Thời tiết là toàn bộ các hiện tượng vật lý và trạng thái lớp khí quyển gần sát mặt đất diễn ratại một nơi nào đó trong một thời điểm xác định.

Các hiện tượng vật lý như mưa, nắng, giông, bão và các trạng thái của lớp không khí được đặc trưng bởi các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió thể hiện rõ nét đặc điểm thời tiết. Các hiện tượng và trạng thái khí quyển luôn luôn biến động. Vì vậy thời tiết cũng biến đổi không ngừng.

- Khí hậu: Khí hậu là trạng thái của khí quyển diễn ra trong một phạm vi không gian rộng lớn và đượcđặc trưng bởi quy luật biến đổi nhiều năm của chế độ thời tiết.

Như vậy, nếu như thời tiết có đặc điểm là luôn luôn biến động (hàng ngày, hàng giờ) thì khí hậu có tính ổn định hơn nhiều. Những biến đổi lớn của khí hậu trên Trái đất thường diễn ra theo chu kì hàng năm, hàng trăm năm, hàng nghìn năm.

Noob GamermcPvP
Xem chi tiết
Hồ Thảo Anh
9 tháng 5 2018 lúc 22:16

Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.

=> Chính sự khác biệt này đã sinh ra 2 loại khí hậu: lục địa và đại dương.

Cầm Đức Anh
10 tháng 3 2018 lúc 22:31

Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau.

Các loại đất, đá mau nóng, nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn.

Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.

=> Chính sự khác biệt này đã sinh ra 2 loại khí hậu: lục địa và đại dương.

Noob GamermcPvP
Xem chi tiết
Giang
11 tháng 3 2018 lúc 21:05

Trả lời:

* Nguyên nhân: Sự chênh lệch càng lớn về khí áp thì sinh ra gió càng mạnh. (ví dụ trong một cơn bão khí áp tại tâm thường rất thấp trong khi khí áp xung quanh ở mức bình thường khoảng 1013 milibar nên tạo gió rất mạnh).

* Có 4 loại gió trên Trái Đất:

- Gió Tây ôn đới:

+ Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đối vĩ độ.
+ Thời gian hoạt động: quanh năm.
+ Hướng tây là chủ yếu.
+ Tính chất của gió: ẩm, đem mưa nhiều

- Gió mậu dịch:

+ Phạm vi hoạt động: Thổi từ áp cao cận chí tuyến về khu vực áp thấp Xđạo.
+ Thời gian hoạt động: quanh năm.
+ Hướng : Đông Bắc (Bán cầu bắc) Đông Nam (Bán cầu nam).
+ Tính chất của gió: Khô, ít mưa .

- Gió Mùa:

+ Là loại gió thổi 2 mùa ngược hướng nhau với tính chất khác nhau.
+ Loại gió này không có tính vành đai.
+ Thường có ở đới nóng ( Ấn Độ, ĐNA…) và phía Đông các lục địa thuộc vĩ độ trung bình như Đông Á , Đông nam Hoa Kỳ…
+ Có 2 loại gió mùa
+ Gió mùa hình thành do sự chênh lệch nhiều về nhiệt và khí áp giữa 2 bán cầu( vùng nhiệt đới).

- Gió địa phương:

a. Gió đất, gió biển:
+ Hình thành ở vùng bờ biển.
+ Thay đổi hướng theo ngày và đêm.
+ Ban ngay, gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm thì ngược lại.
b. Gió Phơn:
+ Là loại gió biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.