Ôn tập học kì I

Hà Lê
Xem chi tiết
ѮNắng☼
16 tháng 12 2017 lúc 16:48

Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình nằm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan sát ra biển. Sa mạc Xa-ha-ra là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:

- Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

- Hai môi trường nhiệt đới:càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa & xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ...) & động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm...)

- Hai môi trường hoang mạc, gồm sa mạc Sahara ở phía bắc & hoang mạc Kalahari, hoang mạc Namib ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực vật, động vật nghèo nàn.

-Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng & khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.

Bình luận (0)
ѮNắng☼
16 tháng 12 2017 lúc 16:49

Châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ nhất thế giới, và sự nghèo khổ này về trung bình là tăng lên so với 25 năm trước.

Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2003 (về 175 quốc gia) đã cho thấy các vị trí từ 151 (Gambia) tới 175 (Sierra Leone) đã hoàn toàn thuộc về các nước châu Phi.

Tại châu Phi, tình trạng đã và đang trong giai đoạn chuyển tiếp không ổn định từ chủ nghĩa thực dân sang giai đoạn mới thuộc thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, sự gia tăng của tham nhũng và chế độ chuyên quyền là những yếu tố chính để lý giải nền kinh tế yếu kém. Việc Trung Quốc và hiện nay là cả Ấn Độ có sự tăng trưởng nhanh chóng, hay các nước Nam Mỹ có sự tăng trưởng vừa phải đã nâng mức sống của hàng triệu người thì châu Phi đã bị đình đốn, thậm chí thụt lùi trong thương mại, đầu tư và thu nhập trên đầu người. Sự nghèo đói này có ảnh hưởng rộng lớn, bao gồm tuổi thọ trung bình thấp, bạo lực và sự mất ổn định - các yếu tố bện vào nhau và có liên quan với sự nghèo đói của châu lục. Trong nhiều thập niên một loạt các giải pháp đã được đưa ra và nhiều trong số đó đã được thực hiện, nhưng chưa có giải pháp nào thu được sự thành công đáng kể.

Một phần của vấn đề là sự viện trợ của nước ngoài nói chung được sử dụng để khuyến khích trồng các loại cây công nghiệp như bông, cô ca và cà phê trong các khu vực của nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Tuy nhiên, cũng vào thời gian này thì các nước công nghiệp lại theo đuổi chính sách nhằm hạ giá các sản phẩm từ các loại cây này. Ví dụ, giá thành thực sự của bông trồng ở Tây Phi là nhỏ hơn khoảng một nửa giá thành của bông trồng tại Mỹ nhờ giá nhân công rẻ mạt. Tuy nhiên, bông của Mỹ được bán ra với giá thấp hơn bông châu Phi do việc trồng bông ở Mỹ được trợ cấp rất nhiều. Kết quả là giá cả của các mặt hàng này hiện nay chỉ xấp xỉ với giá của thập niên 1960.

Châu Phi cũng phải hứng chịu sự chảy vốn liên tục. Nói chung, thu nhập đến với các nước châu Phi lại nhanh chóng ra đi, hoặc là do các tài sản được bán ra đều là sở hữu của ngoại quốc (dầu mỏ là một ví dụ điển hình) và tiền thu về lại được chuyển cho các chủ nước ngoài, hoặc là các khoản tiền đó phải sử dụng để thanh toán các khoản vay của các nước công nghiệp hay Ngân hàng thế giới (WB). Người ta ước tính rằng châu Phi có thể giảm sự phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài một cách đáng kể nếu mọi lợi nhuận thu được tại các nước châu Phi được tái đầu tư vào khu vực trong ít nhất 12 tháng.

Botswana, một trong những quốc gia nghèo của châu Phi mà không đi theo các sự kiểm soát do Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đề xuất, là một trong những ngoại lệ đối với quy luật chung của sự đình đốn nền kinh tế châu Phi, và đã thu được sự phát triển vững chắc trong những năm gần đây cho dù họ không có cả đầu tư nước ngoài, tự do luân chuyển vốn hay tự do hóa thương mại.

Nước thành công kinh tế nhiều nhất là Cộng hòa Nam Phi, đây là một quốc gia phát triển về công nghiệp và kinh tế như bất kỳ nước công nghiệp châu Âu hay Bắc Mỹ nào, nước này còn có thị trường chứng khoán riêng rất hoàn thiện. Nam Phi đạt được điều này một phần là nhờ sự giàu có đáng ngạc nhiên về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nước này là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất vàng và kim cương.

Nigeria nằm trên một trong những nguồn dầu mỏ lớn nhất đã được công nhận trên thế giới và cũng là nước có dân số lớn nhất trong số các quốc gia châu Phi, cũng là một quốc gia phát triển nhanh. Tuy nhiên, phần lớn ngành công nghiệp dầu mỏ thuộc sở hữu của nước ngoài, và trong ngành này thì sự tham nhũng là lan tràn, ngay ở cấp độ quốc gia, vì thế rất ít tiền thu được từ dầu mỏ còn lại trong nước, và số tiền đó chỉ đến với một phần trăm ít ỏi của dân số.

Bình luận (0)
ĐỖ CHÍ DŨNG
13 tháng 12 2019 lúc 20:18

h

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Kim Chi
Xem chi tiết
trần thị trang
16 tháng 12 2017 lúc 19:39

vì thế giới chúng ta sống rất rộng lớn và đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Ngo Hoai Anh
16 tháng 12 2017 lúc 19:50

1. Chúng ta cần bảo vệ rừng vì rừng là nơi cư trú cho các loài sinh vật , nơi nghien cứu môi trường. Cải biến khí hậu , tạo cân bằng sinh thái, tham gia vào các chu trình sống.Là nguồn tài nguyên quý giá cho đất nước

2. Việc phá rừng trong thời gian này đã làm cho nc ta xảy ra những biến đổi về khí hậu thiên tai xảy ra khiến dân cư phải chịu khở cực về thiên tai.

Bình luận (0)
Thảo Lê Phương
Xem chi tiết
Trâm Anh Phạm
Xem chi tiết
võ phạm thảo nguyên
Xem chi tiết
Thời Sênh
16 tháng 10 2018 lúc 19:43

Câu 1

+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới.

Câu 2

– Môi trường hoang mạc: khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa rất hiếm, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, thực động vật nghèo nàn.

Câu 4

- Các hoang mạc ở châu Phi ăn sát ra tận biển là do :
+ Phần lãnh thổ nằm trong khu vực chí tuyến chiếm diện tích lớn, đây là khu vực áp cao nên hầu như không mưa.
+ Lãnh thổ rộng lớn, bờ biển ít khúc khuỷu, độ cao trên 200 m, nhiều dãy núi ăn sát ra biển, vì vậy ảnh hưởng của biển ít.
+ Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh.
+ Lục địa Á - Âu rộng lớn nên gió mùa mùa đông rất khô khi đi vào lục địa Phi.

Bình luận (0)
võ phạm thảo nguyên
17 tháng 12 2017 lúc 20:43

ai giúp mình với

Bình luận (1)
Dòng Họ Lê
18 tháng 12 2017 lúc 16:12

Bg cần

Bình luận (0)
Nguyen Thi Tra My
Xem chi tiết
Hắc Vương
17 tháng 12 2017 lúc 19:29

xích đạo

Bình luận (0)
Ngọc Nguyên
18 tháng 12 2017 lúc 8:36

châu Phi

Bình luận (0)
Nguyen Thi Tra My
Xem chi tiết
Đinh Thị Lệ Thùy
17 tháng 12 2017 lúc 19:33

Ô nhiễm tiếng ồn là những tiêng ồn to, heo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người

Bình luận (0)
Nguyen Thi Tra My
Xem chi tiết
Ngọc Nguyên
18 tháng 12 2017 lúc 18:30

- thiếu nguồn nhân lực trầm trọng

- nguy cơ tuyệt chủng các loài động vật quý

HỌC TỐT NẠ

Bình luận (0)
Nguyen Thi Tra My
Xem chi tiết
0oNeko-chano0
17 tháng 12 2017 lúc 19:53

sgk

Bình luận (0)