Dạng 7 : Bài tập điện phân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ánh Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Việt
11 tháng 3 2017 lúc 11:34

Bạn lấy bài này trong đề nào vậy? Đề bài thực sự là quá hay! Đề thi THPT Quốc gia năm nay chắc sẽ có dạng như thế.

*) Xét phản ứng điện phân:

Bên Catot, thứ tự điện phân là: \(Fe^{3+};Cu^{2+};H^+;Fe^{2+};H2O\)

Bên Anot, thứ tự điện phân là: \(Cl^-;H2O\)

Nhưng vì chỉ điện phân đến khi 2 bên đều BẮT ĐẦU thoát khí nên:

-) ở Catot, chỉ có \(Fe^{3+};Cu^{2+}\) bị điện phân

-) ở Anot, chỉ có \(Cl^-\) bị điện phân

Suy ra, dd A còn lại sau khi điện phân là: \(FeCl_2;HCl\)

Trong đó: \(n_{FeCl2}=n_{FeCl3}=0,2\left(mol\right);n_{HCl}=0,16mol\)

\(m_{ddA}=100-m_{CuCl2}=86,5\left(g\right)\)

*) Xét phản ứng của ddA với dd AgNO3:

+) Phản ứng tạo kết tủa chắc chắn có Ag và AgCl.

\(n_{AgCl\downarrow}=n_{HCl}+2n_{FeCl2}=0,56\left(mol\right)\)

\(n_{Ag\downarrow}=\dfrac{90,08-0,56.143,5}{108}=0,09\left(mol\right)\)

\(n_{AgNO3}=n_{AgCl\downarrow}+n_{Ag\downarrow}=0,65\left(mol\right)\)

+) Phản ứng tạo 1 muối duy nhất nên muối đó chỉ có thể là \(Fe\left(NO_3\right)_3\)

\(n_{Fe\left(NO_3\right)_3}=n_{FeCl2}=0,2mol\)

+) Phản ứng chắc chắn tạo hỗn hợp khí dạng \(N_xO_y\), tạm gọi là khí X

Ta chỉ cần tìm khối lượng khí X:

Có ngay số mol nước sinh ra sau phản ứng là:

\(n_{H2O}=\dfrac{1}{2}n_{HCl}=0,08\left(mol\right)\)

Bảo toàn khối lượng:

\(m_{FeCl2;HCl}+m_{AgNO3}=m_{\downarrow}+m_{Fe\left(NO_3\right)_3}+m_X+m_{H2O}\\ \Rightarrow m_X=1,82g\)

*) Xét toàn bộ quá trình phản ứng:

dd sau cùng chỉ là dd \(Fe\left(NO_3\right)_3\)

\(m_{ddFe\left(NO_3\right)_3}=m_{ddA}+m_{ddAgNO3}-m_{\downarrow}-m_{X\uparrow}=144,6\left(g\right)\)

\(\Rightarrow a\%=\dfrac{m_{Fe\left(NO_3\right)_3}}{m_{ddFe\left(NO_3\right)_3}}=\dfrac{0,2\cdot242}{144,6}\approx33,47\%\)

Chọn D

Irene Nguyễn
Xem chi tiết
kris hằng
Xem chi tiết
Ngan Izi
Xem chi tiết