Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
Ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chất thải trong sinh hoạt, chất thải từ các bệnh viện, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, do hậu quả của chiến tranh... ô nhiễm từ chất thải có nhiễm phóng xạ, từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.
Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sông của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển... Ví dụ: khói, bụi từ hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gày bệnh phổi. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.
ô nhiễm môi trường còn góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật.
- Ô nhiễm môi trường làm giảm sức sống của con người và nhiều loài sinh vật. Gây nên một sô bệnh dịch, gây đột biến và tạo ra các bệnh tật di truyền ở người và sinh vật.
nêu tác hại làm khai thác thiên nhiên bừa bãi
cho mình hỏi nguyên nhân của bệnh giun sán,sốt rét
Nguyên nhân của bệnh giun sán: do ăn phải một loại sán dây lợn, tên là Taenia solium, có trong thực phẩm hay nước bị ô nhiễm, hoặc ăn trứng sán dây truyền từ thịt heo bị nhiễm bệnh. Trong đa số trường hợp, sán dây vào cơ thể dưới từ khi còn là trứng.
Nguyên nhân của bệnh sốt rét: do Ký sinh trùng sốt rét gây nên và muỗi Anophen là thủ phạm truyền bệnh từ người bị sốt rét sang người lành. Bệnh nặng (sốt rét ác tính) nếu không được cứu chữa kịp thời có thể sẽ dẫn tới tử vong.
ai trả lời giúp mình câu này : nêu các biện pháp phòng tránh bệnh tả,li và giun sán
các biện pháp phòng tránh bệnh tả:
+. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường: như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu..
+. An toàn vệ sinh thực phẩm: thực hiện ăn chín, uống sôi; không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua
+. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch
các biện pháp phòng tránh giun sán - Vệ sinh môi trường, nhà ở, quản lý chặt chẽ về rác, chất thải,... - Cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, không dùng phân tươi để bón phân. - Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh - Tẩy giun ít nhất 6 tháng một lần.biện pháp phòng tránh bệnh lị
Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh tay trước khi ăn, ăn chín, uống chín, không ăn rau sống, quả xanh nhất là những vùng đồng chiêm trũng, vùng hay có lũ, lụt xảy ra.
- Vệ sinh công cộng: Thực hiện vệ sinh môi trường thật tốt như giải quyết tốt khâu phân, nước, rác. Đối với các vùng hay bị lũ lụt, sau mỗi đợt phải khử khuẩn nước các giếng khơi bằng hóa chất cloramin B theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là một khâu khá quan trọng luôn xảy ra trực tiếp hằng ngày.
- Diệt ruồi: Đây là loại côn trùng mang mầm bệnh về đường ruột nhiều nhất và có thể gây phát tán rộng khắp một vùng hoặc nhiều vùng.
- Tuyên truyền giáo dục nhân dân biết cách ăn uống hợp vệ sinh.
chúc bạn học tốt
hãy dựa vào sơ đồ hình 54.6 bài 54 hãy trình bày con đường truyền bệnh sán lá gan
Đầu tiên ấu trùng trứng sán lá gan được thải ra ngoài theo đường phân trâu, bò... Khi gặp môi trường nước ấu trùng sẽ nở ra, xâm nhập vào vật chủ trung gian là ốc nước ngọt có tên khoa học là Limnea Truneatula. Sau đó ấu trùng này thoát ra ngoài chuyển thành trạng thái ấu trùng có tên khoa học là Fasciola gigantica. Chúng sẽ bám vào các cây rau (rau ngổ, rau cải xoong, rau muống, rau cần,...) Những loại rau này nếu người ăn không rửa sạch, nấu chín thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng sán lá gan rất lớn.
- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu’trung có lông bơi.
Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ. bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trỏ' thành kén sán.
Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe của con người. Theo em cần khắc phục tình trạng đó như thế nào ?
- Các tác nhân như:khói các phương tiện qua lại, khói từ các khu dân cư,bụi từ những nơi công trường đang thi công,rác thải chưa được xử lí...
- Nó sẽ làm người dân ở đó bị một số bệnh về đường hô hấp như: viêm phổi, viêm thanh quản, lao,... và một số bệnh về mắt, mũi, họng...
- Cách khắc phục là phải giảm lượng phương tiện giao thông,sử dụng các loại bếp khác thay thế bếp than như: bếp gas, bếp điện..., bắt buộc mọi người phải đổ rác đúng nơi, tuyên truyền mọi người về tác hại của ô nhiễm môi trường...
mấy bạn giúp giùm mình viết bài thu hoạch thực hành sinh lớp 9 bài 56-57 ( trang 172 )
Môi trường bị ô nhiễm gây ra những hậu quả gì?
- ảnh hưởng lớn đến hệ động thực vật trên trái đất
-Mưa axit là một trong những vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến các khu vực có mức độ gây ô nhiễm
- Thủng tầng ô zôn gây hại cho sinh vật
-Ô nhiễm nước biển ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật thủy sinh.
-Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe
- Ô nhiễm nguồn nước gây các bênh quan trọng như các bệnh khác nhau liên quan đến nước, thương hàn, viêm gan, viêm dạ dày ruột tiêu chảy, viêm não, giun đũa, nhiễm giardia và amoebiasis
- con người không có không khí sạch để sinh sống
Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành về tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương? Nhiêm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm là gì?
Làm bài tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường kiểu dạng văn.
Help me!!!! Mai mk phải nộp rồi giúp mk đi mà!! Thank các bạn nhiều☹
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ...
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.
Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
Điều này đã để lại hậu quả gì?
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Đây kiểu bài thu hoạch bài 56, 57 giúp mình với