Bài 4 : Bảo vệ hòa bình

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hữu Cảnh Toàn
Xem chi tiết
Lộc Khánh Vi
18 tháng 10 2018 lúc 20:42

* Chúng ta phải bảo vệ hòa bình vì hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho mọi người. Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thì thất học, gia đình li tán,...

- Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần:

+ Làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống, xã hội bình yên

+Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo

+ Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

~ Chúc bạn học tốt~

Nhung Vũ Thị Cẩm
Xem chi tiết
Thân Trọng Thắng
23 tháng 10 2018 lúc 11:27

Lòng yêu nước của học sinh thể hiện từ những việc nhỏ nhất như cố gắng học tập, trau dồi đạo đức và tìm hiểu về lịch sử để biết rõ hơn về cội nguồn dân tộc…

Nhật Linh Đặng
Xem chi tiết
nguyễn hà linh
23 tháng 10 2018 lúc 21:50

- Tham gia phong trào vì hòa bình thế giới được tổ chức ở xã hay thành phố...

-Ủng hộ, quyên góp tiền cho nước đang xảy ra chiến tranh.

-Tham gia ngày hội vẽ tranh về đề tài hòa bình do trường tổ chức.

-Kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ hòa bình.

-Giải quyết các bất đồng của mình bằng biện pháp hòa bình, không gây gổ đánh nhau...

Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Thân Trọng Thắng
26 tháng 10 2018 lúc 14:05

Chiến tranh là tình trạng bất lực của tình thương, buộc phải sử dụng vũ khí, phương tiện, trước những xung đột, bất đồng về chính kiến, ý thức giữa những cá nhân, quốc gia hay những nhóm có chung một niềm tin.
Khi tình thương bị dìm sâu trước những bất đồng, thì chiến tranh ở trạng thái khởi động. Chiến tranh chỉ hình thành khi có bên gây chiến. Hết chiến tranh gọi là hòa bình.
Nguyên nhân của chiến tranh có rất nhiều, nguyên nhân có hòa bình là chấm dứt chiến tranh. Chúng ta luôn cầu nguyện hòa bình, cho nhiều người hiểu được khổ đau, biết dùng tình thương hóa giải hận thù, hiềm khích, để đừng tạo thế chiến tranh, chứ cầu nguyện không thể mang đến hòa bình.
Ai cũng muốn sống trong thanh bình để con người được phát triển, để tình thương được bao trùm, để nhân lọai sống được những giây phút yên vui, để tâm hồn luôn thanh thản. Thanh bình là trạng thái con người có đầy tình thương và niềm tin trước cảnh yên bình của thiên nhiên, không có những xung đột.
Muốn không có chiến tranh, phải biết giữ thanh bình: đòan kết thương yêu nhau, biết tạo tình thương và niềm tin trong cả cộng đồng. Khi có những nguyên nhân khiêu khích, cả cộng đồng phải hóa giải ngay, phải dập tắt ngay từ trứng nước, nếu để bùng nổ từ những dấu tích mờ nhạt, thì sự phân hóa sẽ hình thành, bắt đầu xung đột mới và chiến tranh có thể diễn ra.
Con người không luôn là một khối thống nhất, từ tình thương, ý thức đến ước mơ, vì vậy muốn có thanh bình phải biết lắng nghe để hiểu, nhìn kỷ để thương. Nếu không hiểu được, thương không được, thì không khí thanh bình bị đe doa.
Mỗi tập thể con người, đều có những thủ lĩnh để điều hòa những lợi ích, giữ niềm tin và tình thương cho nhau. Thủ lĩnh giỏi sẽ biết giữ lấy thanh bình. Nếu ai cũng là thủ lĩnh thì tình trạng chiến tranh đang được chuẩn bị.
Có nhiều lọai chiến tranh, nhưng chỉ gồm hai nghĩa: chính nghĩa và phi nghĩa. Trong chiến tranh, ai cũng cho mình là chính nghĩa. Bất kể lọai nào, chiến tranh luôn gây mất mát, đau thương. Ai cũng chán ghét chiến tranh, nhưng khó giữ hòa bình, vì hòa bình chỉ có khi chiến tranh chấm dứt.
Chiến tranh chỉ chấm dứt khi chân lý sáng tỏ, hay những người khơi chiến bị thiệt hại hoặc tự thấy không thích chiến tranh nữa. Muốn chân lý sáng tỏ và người khơi chiến bị thiệt hại, mọi người phải đồng lòng lên tiếng, nói rõ những sự thật, góp chung tiếng nói, chống lại cái ác. Nếu ai cũng muốn an thân cho mình, không muốn nói lên sự thật, chân lý không sáng tỏ, chiến tranh sẽ không chừa một ai.
Chiến tranh và hòa bình, đó là sự vận động không ngừng, như vật chất không thể đứng yên, không có hồi kết. Chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Muốn hòa bình, đừng tạo thế chiến tranh ! Thế chiến tranh có rất nhiều, nguy hiểm nhất là đứng trên đầu thiên hạ.

-Sưu tầm-

Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Phạm Thị Ngọc  Huyền
21 tháng 10 2018 lúc 22:11

\(Từ xưa đến ngày nay vẫn luôn tồn tại 2 trật tự song hành trên thế giới là chiến tranh và hòa bình. Vậy thì hòa bình là gì? Chắc hẳn các bạn cũng hiểu hòa bình là tự do, bình đẳng, không có những cuộc bạo lực chiến tranh hay xung đột...từ đó con người được sống trong hạnh phúc, hòa bình, yên ấm. Theo con tàu không gian dẫn lối ta về với trang lịch sử dụng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta hàng nghìn năm qua, mọi người hắn đều thấy được hiện thực tàn khốc mà chiến tranh mang đến: bao nhiêu người đã hi sinh trên chiến trường, còn mất cha mất mẹ, không được quan tâm chăm sóc và học hành mà những điều đứa trẻ ngây thơ nên được hưởng, vợ xa cách chồng một thân nuôi con nhỏ và mẹ già, nhưng bà mẹ ngày nhớ đêm mong con trở về....Không biết bao nhiêu giọt nước mắt đã rơi, những nỗi buồn khó nói thành lời mà chỉ biết giấu kín. Bao nhiêu khoản tiền chi ra cho những việc phi nghĩa trong khi nhân dân chịu cảnh đói khổ..... Vì vậy mà con người chúng ta vẫn luôn khao khát một thế giới hòa bình, hạnh phúc.Tuy nhiên vẫn luôn có những thế lực (cá nhân hoặc tập thể) không nhận thấy hậu quả của những cuộc xung đột, chiến tranh mà vì tham vọng của mình kích động các cuộc ẩu đả, gây mất trật tự hơn nữa và chiến tranh giữa các quốc gà, dân tộc......Bảo vệ hòa bình có thể xem là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi con người. Chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Hãy luôn ghi nhớ rằng: Hòa bình chính là niềm hạnh phúc to lớn nhất của nhân loại.\)

dung nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Nghĩa Đức
22 tháng 10 2018 lúc 19:42

Em không đồng ý với ý kiến đó. Vì thấy có những người lại muốn chiến tranh.

Nhưng cũng đúng, họ cũng muốn nhanh xong chiến tranh để chiếm được vùng đất đó chứ :v