mục đích của hội duy tân :
A Xây dựng Quốc phòng
B lập ra một nước VIỆT NAM độc lập
C phát triển văn hóa , giáo dục
D phát triển kinh tế
giải dùm milk nhan
mục đích của hội duy tân :
A Xây dựng Quốc phòng
B lập ra một nước VIỆT NAM độc lập
C phát triển văn hóa , giáo dục
D phát triển kinh tế
giải dùm milk nhan
trình bày nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta?
* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta:
_Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
_ Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ,xã hội VIỆT NAM có những tầng lớp , giai cấp nào ? Thái độ chính trị của họ ra sao?
Có 3 giai cấp tầng lớp: Địa chủ phong kiến, Nông dân, Công nhân
Thái độ:
- Địa chủ phong kiến: Đánh mất ý thức dân tộc làm tay sai cho đế quốc
- Nông dân: Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng tham gia đấu tranh
- Công nhân: Kiên quyết chống đế quốc, giành độclập, xóa bỏ chế độ phong kiến
những nét chính về phong trào yêu nước trước CT TG thứ nhất? Nêu điểm giống và khác nhau của phong trào yêu nước đầu TK 20? ( Pt Đông du, Đông kinh nghĩa thục và cuộc vận động Duy tân)
2Giống - Lực lượng tham gia gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân
- Phương pháp đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
- Địa bàn : diễn ra lẻ tẻ từ Bắc đến Nam.
- Kết quả . đều lần lượt bị thất bại.
Khác: Mục đích
+ Phong trào Đông Du: Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa
+ Đông Kinh nghĩa thục: Nâng cao đân trí
+ Cuộc vận động Duy Tân: Xóa bỏ chế độ phong kiến, tiến hành đổi mới đất nước
Hình thức
+ Phong trào Đông Du; đưa học sinh sang nhật du học, viết sách báo tuyên truyền yêu nước
+ Đông Kinh nghĩa thục: Tổ chức các buổi diễn thuyết, vận động kinh doanh công thương nghiệp
+ Cuộc vận động Duy Tân: Mở trường dạy học theo lối mòn, phổ biến cái mới và vận động làm theo cái mới ^^
Cuộc duy tân minh trị có ảnh hưởng gì tới việt nam
đag cần gấp m.n nhah giùm mik nha
noi dung nhung de nghi cai cach cuoi the ki 19 dau the ki 20 cai cach duy tan ket qua y nghia
Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào ?
Vì sao Nhật bản từ một nước phong kiến có nền nông nghiệp lạc hậu lại trở thành nước tư bản công nghiệp?
Giúp mình với mai thi rồi
Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX có đặc điểm gì nổi bật?
Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình kinh tế - xã hội như vậy?
Để giải quyết tình hình trên, cần phải làm gì?
Nguyên nhân nào dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến trong nửa cuối thế kỉ XIX?
Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách?
Hãy cho biết những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX?
Nêu những nội dung chính trong đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu nước?
Em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ?
Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX có đặc điểm gì nổi bật?
Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Nông nghiệp sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, nhưng cuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Đê điều không được chăm sóc.Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
Công thương nghiệp bị đình đốn; xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn , làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
Nguyên nhân nào dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến trong nửa cuối thế kỉ XIX?
Ngay từ đầu thực dân pháp nổ súng xâm lược nước ta triều đình họ nguyễn bảo vệ lợi ích của dòng họ nên đã không cùng nhân dân chống lên xâm lược vẫn tiếp tục sư dung chính sách tăng cường bóc lột nhân dân để thỏa mãn sự xa hoa lãng phí chốn cung đình làm kinh tế trì trệ
dưới nạn ngoại xâm của thực dân pháp và sự cai trị của nhà nguyễn nhân dân điêu đứng mùa màng thất thoát , trộm cắp nổi lên khắp nơi . vì vậy bộ phận nhân dân đắc biệt là nhân dân không chịu được nỗi thống khổ đã đứng lên khởi nghĩa chống triều đình phong kiến
Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách?
Các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách vì:
- Đất nước đang trong tình trạng nguy khốn (Pháp mở rộng xâm lược; triều đình bảo thủ, lạc hậu: kinh tế kiệt quệ ; mâu thuẫn xã hội gay gắt...).
- Xuất phát từ lòng yêu nước.
- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu - Mĩ và thành tựu của nền văn hoá phương Tây.
tóm tắt kháng chiến bắc kì lần thứ 1
Từ năm 1867, sau khi cả sáu tỉnh Nam Kì rơi vào tay Pháp, tư tưởng đầu hàng đã chi phối các quan lại cao cấp trong triều đình Huế. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”, tuy đã bắt đầu cử người sang phương Tây học kĩ thuật hoặc vào Nam học tiếng Pháp.
Đối với sáu tỉnh Nam Kì, dường như triều đình Huế đã mặc nhiên thừa nhận đó là vùng đất của Pháp, không nghĩ gì đến việc giành lại.
Nền kinh tế của đất nước ngày càng bị kiệt quệ vì triều đình vơ vét tiền bạc để trả chiến phí cho Pháp.
Đời sống ngày một khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhân dân bất bình đứng lên chống triều đình ngày một nhiều. Dọc theo biên giới hai nước Việt-Lào, đồng bào Mường ngoài Bắc và đồng bào Thượng ở Nam Trung Kì nổi dậy. Lợi dụng tình thế đó, bọn thổ phỉ, hải phỉ (từ Trung Quốc tràn sang) cũng nổi lên cướp phá ở nhiều nơi. Để đối phó, nhà Nguyễn đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa nông dân, đồng thời cầu cứu nhà Thanh phái quân sang đánh dẹp các toán phỉ. Trong khi đó, ở Nam Kì thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cho việc thôn tính cả nước ta.
Đứng trước vận nước nguy nan, một số quan chức, sĩ phu có học vấn cao, có dịp đi nước ngoài, tầm mắt rộng mở như : Nguyễn Hiệp, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Đinh Văn Điền….và nhất là Nguyễn Trường Tộ, đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân. Nhưng phần lớn các đề nghị cải cách đã không được thực hiện.
2.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước.Chúng phái gián điệp ra Bắc , điều tra tình hình bố phòng của ta, bắt ta liên lạc với Giăng Đuy-puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc-Việt Nam. Ngoài ra, Pháp còn lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến.
Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán, dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn ngang ngược đòi được đóng quân trên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới trướng ĐUy-puy còn cướp thuyền gạo của triều đình, bắt quan, lính và dân ta đem xuống tàu; khước từ lời mời tới thương thuyết của Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương. Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.
Ngày 5-11-1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi đội quân với Đuy-puy, quân Pháp liền giở trò khiêu khích.
Ngày 16-11-1873, sau khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở cửa sông Hồng, áp dụng biểu thuế quan mới. Sáng 19-11, hắn gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới…Không đợi trả lời, mờ sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó, chúng đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Kì: Hưng Yên (23-11), Phủ Lí (26-11), Hải Dương (3-12), Ninh Bình (5-12) và Nam Định (12-12).
3.Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874
Hành động xâm lược của quân Pháp khiến cho nhân dân ta vô cùng căm phẫn.
Ngay khi Gác-ni-ê đến Hà Nội, quân dân ta đã bất hợp tác với Pháp. Các giếng nước ăn bị bỏ thuốc độ. Kho thuốc súng ở bờ sông của Pháp nhiều lần bị đốt cháy.
Khi nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của một viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Thành Hà (sau được đổi tên là Ô Quan Chưởng). Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Khi bị trọng thương, bị giặc bắt. ông đã khước từ sự chữa chạy của Pháp, nhịn ăn cho đến chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu.
Hình 54. Cửa Ô Quan Chưởng (Hà Nội)
Thành Hà Nội bị giặc chiếm, quân triều đình tan rã nhanh chóng, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục chiến đấu. Các sĩ phu, văn thân yêu nước đã lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp. Tại các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định…., quân Pháp cũng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân ta.
Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất lúc bấy giờ là trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy ngày 21-12-1873.
Hình 55. Nguyễn Tri Phương (1800-1873)
Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân xuống đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê đem quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có cả Gác-ni-ê đã bị tiêu diệt.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Triều đình Huế lại kí kết Hiệp ước năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
Hiệp ước năm 1874 gồm 22 khoản. Với Hiệp ước này, triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng….
Hiệp ước 1874 gây bất bình lớn trong nhân dân và sĩ phu yêu nước. Phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước, đáng chú ý nhất là cuộc nổi dậy ở Nghệ An, Hà Tĩnh do Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển lãnh đạo.
1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
Từ năm 1867, sau khi cả sáu tỉnh Nam Kì rơi vào tay Pháp, tư tưởng đầu hàng đã chi phối các quan lại cao cấp trong triều đình Huế. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”, tuy đã bắt đầu cử người sang phương Tây học kĩ thuật hoặc vào Nam học tiếng Pháp.
Đối với sáu tỉnh Nam Kì, dường như triều đình Huế đã mặc nhiên thừa nhận đó là vùng đất của Pháp, không nghĩ gì đến việc giành lại.
Nền kinh tế của đất nước ngày càng bị kiệt quệ vì triều đình vơ vét tiền bạc để trả chiến phí cho Pháp.
Đời sống ngày một khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhân dân bất bình đứng lên chống triều đình ngày một nhiều. Dọc theo biên giới hai nước Việt-Lào, đồng bào Mường ngoài Bắc và đồng bào Thượng ở Nam Trung Kì nổi dậy. Lợi dụng tình thế đó, bọn thổ phỉ, hải phỉ (từ Trung Quốc tràn sang) cũng nổi lên cướp phá ở nhiều nơi. Để đối phó, nhà Nguyễn đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa nông dân, đồng thời cầu cứu nhà Thanh phái quân sang đánh dẹp các toán phỉ. Trong khi đó, ở Nam Kì thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cho việc thôn tính cả nước ta.
Đứng trước vận nước nguy nan, một số quan chức, sĩ phu có học vấn cao, có dịp đi nước ngoài, tầm mắt rộng mở như : Nguyễn Hiệp, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Đinh Văn Điền….và nhất là Nguyễn Trường Tộ, đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân. Nhưng phần lớn các đề nghị cải cách đã không được thực hiện.