Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

Ship Mều Móm Babie
Xem chi tiết
trần châu
26 tháng 2 2017 lúc 18:07

ửa đầu thế kỷ 18, kinh tế đàng trong vẫn có điều kiện phát triển vì những cuộc di dân khai hoang vẫn đang tiếp tục và nhà nước có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp nên những vùng đất màu mỡ ở phía nam vẫn tiếp tục được mở rộng. bên cạnh đó, chúa nguyễn cũng có những chính sách đối ngoại tốt với các thương thuyền của bên ngoài nên buôn bán, thông thương phát triển mạnh hơn so với bắc hà bảo thủ.
trong thế kỷ 17 - 18 có những thành thị xuất hiện thì đó là nhờ sự thông thương với bên ngoài, đó là những nơi mà triều đinh ta cho phép các thương nhân nước ngoài được phép buôn bán trao đổi hàng hóa với nước ta, chính vì vậy mà các thành thị đó trở thành đầu mối buôn bán của người Việt với thế giới bên ngoài và người dân đến đó sinh sống ngày càng nhiều hình thành nên các thành thị thương nghiệp sầm uất thời kỳ này.

Bình luận (0)
Nguyễn Kim Ngân
2 tháng 5 2016 lúc 14:48

TỰ làm đi nha, khỏi hỏi vui
Mà cho t hỏi câu 5 đi :3

Bình luận (0)
Hoàng Trần Thu Thảo
24 tháng 2 2017 lúc 17:22

Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển...

Bình luận (0)
Bnana Dương
Xem chi tiết
Phan Nguyễn Hoàng Vinh
19 tháng 2 2017 lúc 9:51

chậm

Bình luận (0)
Nguyễn Lan Anb
19 tháng 2 2017 lúc 9:52

Bn có thể hỏi cô Sen Phùng để được cô gợi ý cách giải cho nhahihi

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
2 tháng 4 2017 lúc 16:38

- Thế kỷ XVI – XVIII kinh tế nước ta phát triển mới, phồn thịnh.

- Thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không thể chuyển hoá sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới.

- Song do chính sách của Nhà nước nên cuối thế kỷ XVIII, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.



Bình luận (0)
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
28 tháng 4 2016 lúc 17:09

1.  Nông nghiệp.

* Đàng ngoài:

- Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng.

- Chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

-  Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.

- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.

–> Kinh tế nông nghiệp giảm sút,đời sống Nông dân đói khổ.

* Đàng trong:

-  Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận-   Quảng đế củng cố cát cứ.

- Tổ chức di dân khai hoang,cấp nông cụ,lương ăn,lập thành làng ấp.

-  Năm1698, đặt phủ Gia Định mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên, lập thôn xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi

–> Nông nghiệp phát triển,đời sống nông dân ổn định.

2.  Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.

* Thủ công nghiệp:

-  Xuất hiện thêm nhiều làng thủ công:Dệt vải lụa,gốm,rèn sắt. .

- Nhiều làng thủ công nổi tiếng như Gốm Thổ Hà(Bắc Giang),Bát Tràng(Hà Nội)…Các làng làm đường mía ở Quảng Nam.

* Thương nghiệp:

- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị.  Ở Đàng Ngoài có Thăng Long,Phố Hiến,ở Đàng Trong có Thanh Hà,Hội An,Gia Định. .

- Trong thế kỉ XVII, ngoại thương phát triển, nửa sau thế kỉ XVIII thì hạn chế, thành thị suy tàn.

Bình luận (0)
Nguyễn Như Quỳnh
28 tháng 4 2016 lúc 21:51

cảm ơn bạn rất nhiều

Bình luận (0)
ha mai phuong
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
29 tháng 4 2016 lúc 18:19

Phong trào khởi nghĩa của nhân dân đầu thế kỉ 16:

Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa. 
Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).
Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là "quân ba chỏm". Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.

Bình luận (0)
Nguyễn Kim Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Ái Vi
6 tháng 3 2017 lúc 21:24

Các cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nổ ra nhiều nơi trên đất nước thể hiện sự căm phẫn của các tầng lớp nhân dân nhưng vẫn còn thiếu liên kết, thiếu tổ chức => các cuộc k/n đều thất bại

Bình luận (0)
Võ Thị Mai Thơm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Nguyên
3 tháng 5 2016 lúc 9:28

Bạn xem câu trả lời của mình nha :

Danh từ chữ Quốc ngữ hay chữ Việt, người Việt chúng ta đã dùng từ lâu, mặc dù nó không được chính danh. Bởi vì danh từ chữ Quốc ngữ là danh từ chung, chỉ cho các thứ chữ của một nước, chẳng hạn chữ Nôm cũng là chữ Quốc ngữ của nước ta, nhưng do chúng ta dùng lâu đã quen, nên danh từ chữ Quốc ngữ để chỉ cho chữ viết chúng ta dùng ngày nay. Chữ nầy thoạt đầu do những vị giáo sĩ Tây phương truyền đạo tại Việt Nam, họ mượn mẫu tự La tinh, ghép lại để ghi âm địa danh và nhân vật địa phương, từ đó nó đã trải qua các thời kỳ hình thành chữ Quốc ngữ, qua quá trình hình thành, nó đã được sự đóng góp của người Việt cũng như người ngoại quốc, phần chính vẫn là người Việt chúng ta.

Bình luận (2)
Nguyễn Tâm Như
3 tháng 5 2016 lúc 9:29

Sự hình thành chữ Quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ : 
* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621. 
* Thời kỳ xây dựng năm 1651. 
* Thời kỳ phát triển từ năm 1867. 

Ý nghĩa của sự ra đời: Không phải chữ Quốc ngữ hình thành do sự ngẫu nhiên từ những chữ phiên âm tiếng Việt, thực ra chữ Quốc ngữ hình thành theo hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương, họ muốn La Tinh hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ. 

Bình luận (0)
Mai Phương
3 tháng 5 2016 lúc 10:07

Câu này thi lịch sử trường mk đấy 

Chúc bn thi tốt nha 

Bình luận (2)
Nguyen Tuan Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
4 tháng 5 2016 lúc 11:11

Các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương vì sợ các nước phương Tây lợi dụng việc sang nước ta buôn bán sẽ tìm cách xâm lược.

Bình luận (0)
Kiên Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
7 tháng 5 2016 lúc 16:51

Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong vì các hàng hoá từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh... đều theo đường thuỷ, đường bộ tập trung về Hội An.

Bình luận (0)
Ngọc Lam
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
8 tháng 5 2016 lúc 19:48

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế. Có nơi trong một xã có 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế (gọi là tướng thần). Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
Trong triều đình Phú Xuân, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng "quốc phó", khét tiếng tham nhũng.
Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế. Nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong v.v...
Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía đã bùng lên trong hoàn cảnh đó.
Khởi nghĩa của Lía bị dập tắt, nhưng hình ảnh chàng Lía còn mãi trong lòng người dân miền Trung :
Ai vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ chàng Lía, hát về Quảng Nam.
 

Bình luận (0)
Ngọc Lam
Xem chi tiết
Lan Anh
9 tháng 5 2016 lúc 19:08

* Thành tựu văn học:

- Văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú: Tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, tiếu lâm...

- Văn học viết bằng chữ Nôm:

 +) Phát triển đến đỉnh cao có truyện Kiều của Nguyễn Du.

 +) Xuất hiện hàng loạt các nhà thơ nữ nổi tiếng: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm

- Nội dung: Phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

* Thành tựu khoa học:

- Làm đồng hồ, kính thiên lí.

- Tàu thủy, máy xẻ gỗ chạy bằng hơi nước.

Bình luận (0)
Huỳnh Châu Giang
8 tháng 5 2016 lúc 20:42

+ Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục đều hơn 8000 câu thơ.

Nội dung: Ca ngợi hạnh phúc con người,tố cáo sự bất công trong xã hội sự thối nát triều đình phong kiến

Bình luận (0)
Cuong Nguyen
2 tháng 5 2021 lúc 20:35

* Thành tựu văn học:

- Văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú: Tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, tiếu lâm...

- Văn học viết bằng chữ Nôm:

 +) Phát triển đến đỉnh cao có truyện Kiều của Nguyễn Du.

 +) Xuất hiện hàng loạt các nhà thơ nữ nổi tiếng: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm

- Nội dung: Phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

* Thành tựu khoa học:

- Làm đồng hồ, kính thiên lí.

- Tàu thủy, máy xẻ gỗ chạy bằng hơi nước.

Bình luận (0)