Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Nhu Y
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
2 tháng 12 2017 lúc 15:28

Suy nghĩ của em về hành động của Trung Quốc:

- Trong phong trào Ngũ Tứ, quần chúng Trung Quốc đã kiên quyết đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, ta có thể thấy tinh thần bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc là rất cao qua các khẩu hiệu " Trung Quốc của người Trung Quốc" hay " Phế bỏ Hiệp ước 21 điều",... Khi chiến tranh đã qua, Trung Quốc giành được độc lập nhưng lại âm mưu xâm chiếm vùng biển, đảo của nước ta như việc Trung Quốc khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, ta lại có suy nghĩ khác về chính quyền Trung Quốc, họ biết bảo vệ chủ quyền của mình và kiến quyết bảo vệ nền độc lập cho dân tộc nhưng lại đi xâm chiếm những thứ không thuộc về họ, như vùng biển Đông nơi có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ lâu ai cũng biết 2 quần đảo đó là của Việt Nam từ rất lâu rồi, nhưng Trung Quốc lại cố tình đưa ra những chứng cứ không xác thực để có thể cướp lấy. Mong rằng khi xưa trong phong trào giải phóng dân tộc Trung Quốc đã có khẩu hiệu là " Trung Quốc của người Trung Quốc" thì bây giờ Trung Quốc cũng nhận biết được là" Trường Sa của người Việt Nam".

Em sẽ làm gì và bằng cách nào trước hành động trên của Trung Quốc:

- Là một công dân Việt Nam, sống trên mảnh đất Việt Nam em sẽ viết những bài văn nói lên những chứng cứ xác thực để khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam, cùng người dân kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Bạn học tốt nha!

Lưu Quang Phước
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
2 tháng 12 2017 lúc 15:08

1. Em hãy chỉ ra sự khác biệt quan trọng giữa Phong trào Ngũ Tứ và Cách mạng Tân Hơi ?

-Cách mạng Tân Hợi chỉ dừng lại ở tính chất chống phong kiến với khẩu hiệu" đánh đuổi Mãn Thanh". Còn khẩu hiệu của phong trào Ngũ Tứ vừa mang tính chất chống đề quốc, vừa mang tính chất chống phong kiến.

2. Em nhận xét gì về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

B. Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á đã từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.

4. Đến năm 1940, khi phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á thì phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc đã có sự thay đổi gì ?

-Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á và cũng từ đây cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật. Nét mới của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong giai đoạn này là sự thành lập ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng. Mở đầu là Việt Nam độc lập đồng minh (5-1941) và các đội Cứu quốc quân, sau là Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trong những năm 1942 - 1944, lần lượt xuất hiện Đồng minh dân chủ Philippin với đội quân Húcbalaháp, Liên hiệp nhân dân Mã Lai chống Nhật cùng các đơn vị Quân đội nhân dân, Liên minh tự do nhân dân chống phát xít cùng Quân đội quốc gia Miến Điện…

Trịnh Ngọc Hân
2 tháng 12 2017 lúc 22:08

5. Em hãy kể tên và cung cấp một vài thông tin về tiểu sử các nhà lãnh đạo phong trào dân tộc ở châu Á trong giai đoạn này.

-Ma- hat-mà Gan-di( 1869-1948) tại Ấn Độ. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, năm 1915, ông trở về tổ quốc và bắt đầu tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống lại sự thống trị của thực dân Anh.

- Ác- mét Xu- các- nô ( 1901-1970) sinh ra trong gia đình quý tộc của miền đông Gia- va ở Inđônêxia . Tháng 7-1927, ông cùng với 1 số tri thức tiểu tư sản và tư sản dân tộc đứng ra thành lập liên minh dân tộc Idonexia, thống nhất trong phong trào giải phóng dân tộc và đòi độc lập.

- Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) là nhà cách mạng sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, người đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam.

Bạn có thể tìm hiểu thêm!

Hoành
Xem chi tiết
Nguyễn Quyết
Xem chi tiết
an
Xem chi tiết
Thời Sênh
5 tháng 12 2018 lúc 22:27

- Đầu thế kỷ XX, Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh chống đế quốc bùng nổ mạnh do:

+ Chính sách khai thác bóc lột của các nước đế quốc sau chiến tranh.

+ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

Uyên Nhi
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Hằng
15 tháng 2 2020 lúc 21:43

Ấn Độ: khởi nghĩa Xi-pay năm 1857.

Trung Quốc: phong trào Ngũ Tứ 1919.

Việt Nam: Phong trào Cần Vương (1885-1896), phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh (1930-1931)

Lào: khởi nghĩa Ong Kẹo, Cam-ma-đam.

Mông Cổ: Cách mạng Mông Cổ năm 1921.

Ápganixta: Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc năm 1919.

Khách vãng lai đã xóa
Uyên Nhi
Xem chi tiết
TĐ Nguyễn Kim
Xem chi tiết
Trà Phạm
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc
Xem chi tiết
Monkey D. Luffy
12 tháng 12 2017 lúc 20:14

1) tên một số quốc gia châu Á là thuộc địa của tư bản phương Tây: hầu hết các nước Đông Nam Á , Trung Quốc, Ấn Độ, ...

tên một số quốc gia châu Á không là thuộc địa của tư bản phương Tây: Nhật Bản, Thái Lan,..

2) điểm giống: đều không mất mát do chiến tranh ghây ra, thu nhiều lợi nhuận

điểm khác: Mỹ phát triển kinh tế, Nhật Bản kinh tế suy giảm ( do thiên tai)