Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Shinichi Kudo
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
21 tháng 12 2017 lúc 10:56

- Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội đã được sống hạnh phúc trong sự thương yêu đùm bọc của những người mẹ nuôi và sự quan tâm của các tổ chức xã hội.

- Hạnh phúc luôn mỉm cười trên môi những bé thơ bất hạnh. Mùa xuân thực sự đã về với các em. Đó cũng là quyền trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước bảo vệ, chăm sóc.



Bình luận (0)
Shinichi Kudo
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
21 tháng 12 2017 lúc 10:52

- Nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng thâu đêm.

- Tổ chức tết đầy đủ nghi lễ.

- Sắm quần áo, giày dép cho các em.

- Mua bánh kẹo, hạt dưa, hoa quả, cành đào, thịt gà, thịt lợn, giò chả.

- Đêm giao thừa quây quần bên ti vi đón năm mới và phá “cỗ ngọt”, chúc nhau sức khoẻ, hát hò vui vẻ v.v...



Bình luận (0)
Hoàng Thị Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Giang Nguyễn
31 tháng 8 2018 lúc 16:28

Cần học tập thật tốt , lễ phép , hăng say học hỏi kiến thức

Bình luận (0)
Như Nguyễn
17 tháng 12 2018 lúc 16:25

-Siêng năng/cố gắng học tập , luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của lớp hay trường, làm đúng tất cả nội quy củ

Học tốt nhaa nhà trường đưa ra ,..

Bình luận (0)
Như Nguyễn
17 tháng 12 2018 lúc 16:27

-Siêng năng /cố gắng học tập

-Luôn sẵn sàng trong mọi hoạt động của lớp hay của trường học

-Làm đúng tất cả nội quy nhà trường đưa ra.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Bình luận (0)
Thế Giới Tuyết
Xem chi tiết
bạch ngọc phượng
17 tháng 12 2017 lúc 9:11

cảm ơn mk hiểu bn định nói j vui

nhưng bù lại cho sự bất công thì mk lạ có ng bn tốt như bnvui

vậy nên dù bất công hay ko mk đều cảm thấy rất vui

Bình luận (0)
Vạn Sự Tùy Duyên
Xem chi tiết
nguyen bao anh
7 tháng 12 2017 lúc 21:33

tự liên hệ thì tự làm đi chứ nhà mày thì làm đi nhà mày thì ai mà biết được đúng là nguoe

Bình luận (0)
Trần Hà Ngân
Xem chi tiết
Trần Thùy Dung
18 tháng 1 2017 lúc 21:09

Tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hàng ngày mà ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Đó là kết quả của tấm lòng tương thân, tương ái đã lưu truyền bao đời nay của dân tộc ta. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là những cử chỉ và hành động thiết thực của những nhà hảo tâm. Chúng ta cần biểu dương những tấm lòng ấy để nhân lên thành những gương người tốt, việc tốt điển hình trong cuộc sống.

Bình luận (2)
phạm thu nhiên
19 tháng 1 2017 lúc 14:05

Tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hàng ngày mà ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Đó là kết quả của tấm lòng tương thân, tương ái đã lưu truyền bao đời nay của dân tộc ta. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là những cử chỉ và hành động thiết thực của những nhà hảo tâm. Chúng ta cần biểu dương những tấm lòng ấy để nhân lên thành những gương người tốt, việc tốt điển hình trong cuộc sống.
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường phát triển, hoà nhập với quốc tế, nhiều cá nhân, nhiều gia đình, tổ chức làm ăn rất phát đạt, họ muốn chia sẻ tình thương, lòng nhân ái với những người lao động nghèo, những người cơ nhỡ trong xã hội đặc biệt là các trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn bằng cách thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là một việc làm cao thượng, bộc lộ tính nhân đạo cao đẹp.
Ở bùng binh hàng xanh, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng. Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn chúng thì phải nai lưng sống qua ngày, đã vậy, đôi lúc còn phải cam chịu những ánh mắt thờ ơ, những sự ghẻ lạnh từ những con người không có trái tim
Trẻ thơ là độ tuổi ăn chưa no, lo chứa tới, rất cần sự cưu mang, đùm bọc, che chở, dạy dỗ của người lớn để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội. Thế nhưng, những đứa trẻ bất hạnh, không có mái ấm gia đình, không có tình thương của cha mẹ và người thân, chúng phải tự bương trải kiếm từng miếng cơm, manh áo. Hàng ngày phải tiếp xúc với các tệ nạn xã hội, các em dễ bị lôi kéo vào những con đường xấu và từ đó trở thành gánh nặng cho xã hội, cho cộng đồng. Nhận thức rõ điều này, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã thu nhận những trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống đó về những mái ấm tình thương. Bằng tình thương, sự đùm bọc, bằng tấm lòng nhân ái, bao dung nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Các tổ chức như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Trường mái ấm Bà Chiểu,… là những ví dụ điển hình. Và có rất nhiều người đã lớn lên từ những mái ấm ấy, thành công và để lại tên tuổi cho đời như cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh, nghệ nhân Lương Tấn Hằng, hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Phạm Thị Vy,…
Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những hiện tượng tiêu cực như đối xử bạo hành với trẻ em, lợi dụng những tổ chức này để tranh thủ sự ủng hộ của các quỹ nhân đạo, bóc lột sức lao động của trẻ em, thái độ ghẻ lạnh, dửng dưng, thờ ơ trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của trẻ em lang thang ngoài đường phố
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy! Nhưng, đất nước ta đang phải chịu sự thiếu hụt của rất nhiều tài năng đang chơi vơi giữa dòng đời. Vậy nên, cần thêm nhiều nữa những mái ấm tình thương như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, và cũng cần thêm nhiều nữa những lòng hảo tâm như nghệ nhân Lương Tấn Hằng.
Tóm lại, yêu thương, giúp đỡ, thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một hành động đáng để xã hội và quần chúng nhân dân ủng hộ và làm theo

Bình luận (1)
Vũ Thị Vân Anh
19 tháng 1 2017 lúc 14:27

Trẻ em là chủ nhân tương lai của thế giới, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng một thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.

hahahahahaha

Bình luận (4)
đỗ thị thu giang
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Minh
25 tháng 3 2017 lúc 20:34

Trả lời gợi ý:

a) Tết ở Làng trẻ em SOS Hà Nội đã diễn ra như thế nào ?'

Trả lời

- Nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng thâu đêm.

- Tổ chức tết đầy đủ nghi lễ.

- Sắm quần áo, giày dép cho các em.

- Mua bánh kẹo, hạt dưa, hoa quả, cành đào, thịt gà, thịt lợn, giò chả.

- Đêm giao thừa quây quần bên ti vi đón năm mới và phá “cỗ ngọt”, chúc nhau sức khoẻ, hát hò vui vẻ v.v...

b) Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em mồ côi ở đó ?

Trả lời

- Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội đã được sống hạnh phúc trong sự thương yêu đùm bọc của những người mẹ nuôi và sự quan tâm của các tổ chức xã hội.

- Hạnh phúc luôn mỉm cười trên môi những bé thơ bất hạnh. Mùa xuân thực sự đã về với các em. Đó cũng là quyền trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước bảo vệ, chăm sóc.

c) Hãy kể tên những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biiết (ví dụ : Làng trẻ em SOS, Quỹ bảo trợ trẻ em, các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật....). Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển củ trẻ em ?

Trả lời

Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi:

- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc;

- Làng trẻ SOS;

- Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.

- Các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...

Các tổ chức đó bảo vệ và chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi, để các em được hưởng mọi quyền lợi, được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.

d) Em hãy kể những quyền mà em đã được hưởng. Em suy nghĩ gì khi được hưởng những quyền đó ?

Trả lời

Quyền mà em đã được hưởng:

- Được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, thương yêu.

- Được bảo vệ, được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao.

- Được tham gia bày tỏ ý kiến của mình.

- Em biết ơn cha mẹ, thầy, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ và đem lại cuộc sông hạnh phúc cho em.

Giải bài tập:

a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em

- Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.

- Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.

- Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.

- Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.

- Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.

- TỔ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.

- Đánh đập trẻ em.

- Tổ chức trại hè cho trẻ em.

- Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.

Trả lời

- Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.

X

- Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.

-

- Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.

-

- Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.

X

- Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.

-

- Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.

X

- Đánh đập trẻ em.

-

- Tổ chức trại hè cho trẻ em.

X

- Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.

-

b) Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó ?

Trả lời

- Ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:

+ Khi bố mẹ li hôn, trẻ em thường bị bỏ rơi không ai chăm sóc.

+ Khi bô mẹ li hôn, mỗi người có gia đình riêng hoặc mồ côi bố mẹ, trẻ em bị hành hạ, đánh đập, chửi bới, không được đi học.

+ Vì đông anh em, đời sống gia đình quá khó khăn, trẻ không được đi học.

- Theo em, để hạn chế những việc làm trên, bố mẹ phải sống hòa thuận, hạnh phúc, gia đình không tan vỡ thì các em sẽ có một cuộc sống vui vẻ, đầm ấm hạnh phúc, được chăm sóc, được học hành tử tế. Phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không nên sinh nhiều con vì nếu gia đình đông con sẽ không có điều kiện chăm sóc các con tử tế, trẻ sẽ khó có điều kiện đi học và khó được học hành tới nơi tới chôn.

c) Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em ?

Trả lời

Mỗi nhóm quyền rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ.

+ Nhóm quyền sống còn: những quyền được sống, sinh ra được làm người, được nuôi dưỡng, được chăm sóc.

+ Nhóm quyền bảo vệ: trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại, bị bỏ rơi.

+ Nhóm quyền phát triển: quyền được học tập, vui chơi... phát triển toàn diện.

+ Nhóm quyền tham gia: có quyền nói lên ý kiến của mình bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng.

d) Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lófp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. Theo em, Lan đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào ?

Trả lời

Theo em, Lan sai, vì không phải mẹ không muốn mua cho Lan mà vì nhà nghèo, còn khó khăn, mẹ phải dành dụm mới mua được, nên Lan phải hiểu và thông cảm cho mẹ.

Nếu là Lan, khi đề nghị mẹ mua xe mới nhưng mẹ chưa mua được, em hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình mình, thương yêu mẹ hơn và trả lời mẹ: "Mẹ ơi, con sẽ đi bộ để đi học cũng được, mẹ ạ!"

đ) Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì ?

Trả lời

Nếu em là Quân, em sẽ phát biểu những suy nghĩ và nêu lên ý kiến của mình với cha mẹ: Không phải tất cả các bạn con đều xấu, ba mẹ hãy cho phép con được tham gia các hoạt động với các bạn, được vui chơi với các bạn thì con mới có điều kiện để phát triển mình.

e) Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau đây :

- Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ.

- Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.

- Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ

Trả lời

- Em sẽ can ngăn, nếu không được em sẽ báo với chính quyền địa phương hoặc nhờ cơ quan pháp luật can thiệp.

- Em sẽ góp ý, gần gũi giúp đỡ bạn và nhờ thầy cô giáo khuyên nhủ giúp đỡ để bạn không trốn học nữa.

- Em sẽ động viên các bạn đến trường. Nếu các bạn không có điều kiện em sẽ tìm cách giúp các bạn đến các lớp học tình thương, em sẽ dành thời gian giúp bạn cùng học.

g) Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điều chưa tốt đó.

Trả lời

Học sinh tự đánh giá đã thực hiện tốt bổn phận của em đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo chưa. Nếu có những điều chưa tốt hãy đặt kế hoạch rèn luyện để trở thành người con ngoan trò giỏi, là con yêu của bố mẹ.

Bình luận (0)
Nguyễn Huyền Minh
25 tháng 3 2017 lúc 20:35

Tick nhá! banhqua

Bình luận (0)
đỗ thị thu giang
28 tháng 3 2017 lúc 12:42

nhưng mà don't chép mạng nhé cả nhà!!!

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Lan
Xem chi tiết
chu nguyen anh thu
26 tháng 4 2017 lúc 21:21

ra đời ngày 20-11-1989

Bình luận (1)
Trần Hoàng Bảo Ngọc
23 tháng 4 2017 lúc 7:58

công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào

# Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989

Bình luận (1)
Phương Phạm Thu
26 tháng 4 2017 lúc 9:08

1989ok

Bình luận (1)
Le thị kim thoa
Xem chi tiết
nguyễn hải yến
21 tháng 3 2017 lúc 19:48

cho tớ hỏi là bài hát nào ạ !eoeo

Bình luận (0)
Mai Uyển Trân
30 tháng 9 2018 lúc 10:24
Bình luận (0)
Quỳnh Phạm
Xem chi tiết
Bướng Bỉnh
10 tháng 9 2017 lúc 19:20

Nguyên nhân chính xác của bệnh xơ vữa động mạch không được biết rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đây là một bệnh lý phức tạp, diễn tiến chậm, có thể bắt đầu từ thời niên thiếu và phát triển ngày càng nhanh theo tuổi tác.

Read more: http://webthaoduoc.com/thong-tin-suc-khoe/nguyen-nhan-va-yeu-to-nguy-co-benh-xo-vua-dong-mach-v146.html#ixzz4sHILd4sn

Bình luận (0)