Bài 1: Este

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Vũ Thị Thùy
Xem chi tiết
Trần Min
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Việt
19 tháng 12 2016 lúc 19:38

MX=6,25.16 =100

X là este đơn chức chỉ chứa C,H,O nên ta tìm được công thức phân tử là C5H8O2

Xét pư thủy phân 0,2mol X trong 0,3mol KOH

Vì X đơn chức nên pư xảy ra với tỷ lệ 1:1 suy ra KOH dư

Bảo toàn khối lượng ta có mX+mKOH=mrắn khan+mchất bay hơi Y

Suy ra mchất bay hơi Y=20+0,3.56-28=8,8(g)

mà nY=nX=0,2 mol

Vậy MX=8,8/0,2=44 \(\Rightarrow\) X có công thức phân tử C2H4O

Chỉ có đáp án B thỏa mãn

 

 

Phan thu trang
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Việt
23 tháng 12 2016 lúc 22:32

1) Xét phản ứng thủy phân

hỗn hợp muối sau pư nặng hơn hỗn hợp este E, mà E chỉ gồm este đơn chức nên gốc sinh ra ancol phải có phân tử khối nhỏ hơn MNa

Suy ra gốc đó chỉ có thể là metyl CH3-

ancol duy nhất sinh ra là CH3OH

Tăng giảm khối lượng, ta có \(\text{ }n_{CH_3OH}=\frac{7,7-7,06}{23-15}=0,08\left(mol\right)=n_E\)

Hỗn hợp E gồm 0,08 mol 2 este: \(NH_2CH_2COOCH_3\)\(R-COOCH_3\)

 

2) Xét phản ứng đốt hh E

7,06 gam E(0,08mol) + 0,315mol O2 \(\rightarrow\) 0,26mol CO2 + N2+ H2O

Vì E gồm este đơn chức nên số mol oxi trong E bằng 2 lần số mol E

Bảo toàn nguyên tố oxi trong phản ứng đốt cháy, ta có:

\(2n_E+2n_{O2}=2n_{CO2}+n_{H2O}\Leftrightarrow n_{H2O}=2\cdot0,08+2\cdot0,315-2\cdot0,26=0,27\left(mol\right)\)

Bảo toàn khối lượng cho pư đốt cháy, ta có:

\(m_E+m_{O2}=m_{CO2}+m_{H2O}+m_{N2}\\ \Leftrightarrow m_{N2}=7,06+0,315\cdot32-0,26\cdot44-0,27\cdot18=0,84\left(g\right)\)

\(\Rightarrow n_{N2}=0,03mol\Rightarrow n_{NH2CH2COOCH3}=0,06mol\\ \Rightarrow n_{RCOOCH3}=0,08-0,06=0,02\left(mol\right)\)

\(M_{RCOOCH3}=\frac{m_{RCOOCH3}}{n_{RCOOCH3}}=\frac{7,06-0,06\cdot89}{0,08-0,06}=86\\ \Rightarrow M_R=27\)

Vậy R là CH2=CH-

 

Phan thu trang
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Việt
2 tháng 1 2017 lúc 12:07

Bài 1:

+) Xác định ancol T

mT= mbình tăng + mH2=12+0,4=12,4 (g)

n(-OH)trong T= 2nH2=0,4 (mol)

\(\frac{m_T}{n_{-OH}}=\frac{12,4}{0,4}=31\)

\(\Rightarrow\) T chỉ có thể là \(C_2H_4\left(OH\right)_2\)\(n_T=n_{H2}=0,2mol\)

+) Xét phản ứng thủy phân:

Este+NaOH\(\rightarrow\) hh \(\left(R_ACOONa;R_BCOONa\right)\)+ 0,2mol EtylenGlycol

Trong đó \(R_a=C_aH_{2a+1}-;R_a=C_bH_{2b+1}- ;\left(R_a< R_b\right)\)

Có: \(\left\{\begin{matrix}n_A+n_B=0,4\\n_A:n_B=5:3\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{\begin{matrix}n_A=0,25\\n_B=0,15\end{matrix}\right.\)

Bảo toàn Hiđrô ta có:

\(\left(2a+1\right)n_A+\left(2b+1\right)n_B=2n_{H2O}=0,7\\ \Leftrightarrow5a+3b=3\)

Chỉ có duy nhất 1 cặp số thỏa mãn: \(\left(a;b\right)=\left(0;1\right)\)

Vì Mx<My<Mz suy ra Y phải là:

\(C_2H_4\left(OCOR_A\right)\left(OCOR_B\right)\Leftrightarrow\left(HCOO\right)\left(CH_3COO\right)C_2H_4\)

Vậy số H là 7

Nguyễn Hoàng Việt
2 tháng 1 2017 lúc 12:45

Bài 2:

Dễ dàng chứng minh được: số mol oxi dùng để đốt E bằng tổng số mol oxi dùng để đốt muối và ancol

\(\Rightarrow\) Đốt muối cần \(1,165-0,785=0,38\left(mol\right)\) oxi

+) Xét phản ứng đốt muối:

\(n_{-COO-}=n_{Na}=0,22\left(mol\right)\)

Bảo toàn O, ta có:

\(2n_{-COO-}+2n_{O2}=3n_{Na2CO3}+2n_{CO2}+n_{H2O}\\ \Leftrightarrow n_{H2O}=2.0,22+2.0,38-3.0,11-2.0,31=0,56\left(mol\right)\)

+) Xét phản ứng đốt ancol:

\(n_{-OH}=n_{-COO-}=0,22\left(mol\right)\)

Bảo toàn O, ta có:

\(n_{-OH}+2n_{O2}=2n_{CO2}+n_{H2O}\Rightarrow n_{CO2}=0,54\left(mol\right)\)

Vậy \(m=m_C+m_H+m_O\\ =12\left(0,31+0,11+0,54\right)+2\left(0,56+0,71\right)+0,22.32=21,1\left(g\right)\)

Trang Le
Xem chi tiết
phát nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Việt
15 tháng 1 2017 lúc 17:49

Vì bài giải rất dài nên mình xin phép làm tắt, bạn chịu khó theo dõi.

+) Đặt \(n_X=x; n_Y=y; n_Z=z \left(mol\right)\)

+) Xét phản ứng 0,45mol hh M + Na sinh ra 0,36 mol:

chỉ có ancol và axit phản ứng, nên ta có:

\(\left\{\begin{matrix}n_X+n_Z=n_{H2}\\n_X+n_Y+n_Z=0,45\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\cdot\frac{n_X+n_Y+n_Z}{n_X+n_Z}=\frac{0,45}{0,36}=\frac{5}{4}\)

\(\Rightarrow\cdot\frac{n_Y}{n_X+n_Z}=\frac{1}{4}\Rightarrow x+z=4y\) (*)

(Lưu ý rằng x+y+z không phải bằng 0,45 mol, vì 23,8 gam hỗn hợp M khác với 0,45 mol hỗn hợp M)

+) Xét phản ứng M tác dụng với 0,14 mol NaOH:

Chỉ có axit X và este Y phản ứng với NaOH

\(2n_X+n_Y=n_{NaOH}\Rightarrow2x+y=0,14\) (**)

+) Xét phản ứng đốt M:

X no 2 chức axit nên X có 2 liên kết pi, Y no đơn chức nên Y có 1pi, Z không có pi nào

\(\Rightarrow n_{H2O}-n_{CO2}=n_Z-n_X\\ \Leftrightarrow n_{H2O}=z-x+0,9\left(mol\right)\)

Số mol Oxi trong hh M là: \(n_{O\left(hhM\right)}=16\left(4x+2y+2z\right)\left(gam\right)\)

Theo bảo toàn khối lượng ta có:
\(m_{hhM}=m_C+m_H+m_{O\left(hhM\right)}=12n_{CO2}+2n_{H2O}+16n_{O\left(hhM\right)}\)

\(\Leftrightarrow23,8=0,9\cdot12+2\left(z-x+0,9\right)+16\left(4x+2y+2z\right)\)

\(\Leftrightarrow62x+32y+34z=11,2\) (***)

+) Từ 3 phương trình (*),(**) và (***) giải ra được:

x=0,04; y=0,06; z=0,2

+) Bây giờ ta đi tìm công thức từng chất trong M:

Z là ancol 2 chức không hòa tan được Cu(OH)2 ở đk thường nên Z phải có số C lớn hơn hoặc bằng 3

Số C trung bình của hh M là \(\frac{n_{CO2}}{n_M}=\frac{0,9}{0,04+0,06+0,2}=3\)

Nhận thấy, nếu Z có 4 C hoặc nhiều hơn thì không tìm được X,Y thỏa mãn (phần này mình làm tắt)

Suy ra Z có 3 C, X và Y theo đó cũng có 3 C

\(\Rightarrow Y:C_3H_6O_2\)

\(\Rightarrow\%Y=\frac{0,06\cdot74}{23,8}\approx18,66\%\)

Chọn A

phát nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Việt
15 tháng 1 2017 lúc 23:46

Sau phản ứng thủy phân este thì chỉ có muối và hơi nước, suy ra este E là este của phenol.

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng đốt muối, khối lượng muối bị đốt là:
\(m_{muoi}=m_{Na2CO3}+m_{CO2}+m_{H2O}-m_{O2}=7,32\left(g\right)\)

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng thủy phân E, ta có:

\(m_E+m_{NaOH}=m_{muoi}+m_{H2O}\\ \Rightarrow m_{H2O}=4,84+0,08\cdot40-7,32=0,72\left(g\right)\)

Số mol gốc phenol = số mol muối phenol \(=n_{H2O}=\frac{0,72}{18}=0,04\left(mol\right)\)

Số mol muối còn lại (muối có dạng R(COONa)n) là:

\(\Sigma n_{Na}-n_{phenol}=0,08-0,04=0,04\left(mol\right)\)

Đến đây bạn xét trường hợp muối phenol là \(C_6H_5ONa\) hoặc \(CH_3-C_6H_4ONa\) gì gì đó.................(mình lười nên không viết ra :3)

Thấy chỉ có muối \(C_6H_5ONa\) (M=116) là thỏa mãn

Muối còn lại là \(\left(COONa\right)_2\) (M=134)

% muối có KLPT nhẹ hơn là:

\(\%C_6H_5ONa=\frac{0,04\cdot116}{7,32}\approx63,39\%\)

phát nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Việt
16 tháng 1 2017 lúc 22:23

+) Tóm tắt quá trình phản ứng (coi rằng hh đầu chỉ gồm Fe và O)

37,76g (Fe;O)+CO\(\rightarrow\) hhX(Fe;O) + Y(CO;CO2) (tính ra nCO2=0,32mol)

\(hhY+HNO_3\rightarrow\left(Fe^{2+};Fe^{3+};NO_3^-\right)+\left(N_xO_y\right)+H_2O\)

+) Xét phản ứng khử:

Sau phản ứng khử oxit, sinh ra 0,32 mol CO2 nên số mol O bị cướp mất là 0,32 mol

Khối lượng hỗn hợp còn lại là: \(m_X=37,76-0,32\cdot16=32,64\left(g\right)\)

+) Xét phản ứng tạo muối:

Bảo toàn nguyên tố H, có: \(n_{H_2O}=\frac{1}{2}n_{HNO3}=\frac{1,36}{2}=0,68\left(g\right)\)

Bảo toàn khối lượng:

\(m_x+m_{HNO3}=m_{muoi}+m_{NxOy}+m_{H2O}\\ \Rightarrow m_{NxOy}=32,64+85,68-98,8-18\cdot0,68=7,28\left(g\right)\)

Mà trong NxOy, O chiếm 61,538% về khối lượng nên:

\(m_O=61,538\%\cdot7,28\approx4,48\left(g\right)\\ \Rightarrow m_N=7,28-4,48=2,8\left(g\right)\)

Tính được ngay: \(\frac{n_N}{n_O}=\frac{2,8:14}{4,48:16}=\frac{5}{7}\)

\(\Rightarrow N_xO_y=N_5O_7=3\left(NO\right).2\left(NO_2\right)\)

Ta hoàn toàn có thể áp đặt hh khí gồm NO và NO2 tỉ lệ 3:2

\(n_{NO}=0,12\left(mol\right);n_{NO2}=0,08\left(mol\right)\)

Bây giờ ta mới sử dụng bảo toàn e để tính sô mol Fe2+ (a mol)và Fe3+ (b mol):

\(2n_{Fe2+}+3n_{Fe3+}=3n_{NO}+n_{NO2}+2n_O\)

Lại có: \(56n_{Fe2+}+56n_{Fe3+}+16n_O=m_X=32,64\left(g\right)\)

Và: \(56n_{Fe2+}+56n_{Fe3+}+m_{NO3-}=m_{muoi}=98,8\left(g\right)\)

Bạn giải hệ 3 pt trên thì ra đc số mol Fe3+ =0,2 mol; Fe2+=0,28 mol

\(\%Fe\left(NO_3\right)_3=\frac{0,2\cdot242}{265,36}\approx18,24\%\)

Chọn B

Mơ Thác
Xem chi tiết
sama kidd
Xem chi tiết
Ngủ Gật Cậu Bé
14 tháng 2 2017 lúc 19:34

câu D sai nha